Singapore điều chỉnh quy định về điều trị người mắc COVID-19 tại nhà
Chính phủ Singapore đã điều chỉnh một số quy định đối với việc điều trị người mắc COVID-19 tại nhà và thời gian cách ly bắt buộc.
Người dân đeo khẩu trang và thực hành giãn cách xã hội tại một siêu thị ở Singapore. Ảnh: AP
Tờ Straits Times ngày 10/9 cho biết đây là một trong những biện pháp được thực hiện để đảm bảo hệ thống y tế Singapore có thể xử lý được số ca mắc mới COVID-19 tăng trong những tuần gần đây.
Bộ Y tế Singapore (MOH) ngày 10/9 nhấn mạnh số ca mắc COVID-19 mỗi ngày tại nước này đã tăng từ 76 trường hợp từ cách đây nửa tháng lên 288 trường hợp trong tuần qua. Số ca mắc mới COVID-19 tại Singapore có thể tăng lên 1.000 trường hợp/ngày khi tăng cường xét nghiệm.
Chương trình hồi phục tại nhà cho người mắc COVID-19 vốn áp dụng với trường hợp đã tiêm đủ 2 liều vaccine sẽ được kéo dài từ 15/9, đồng thời bổ sung thêm đối tượng là những người dưới 50 tuổi không có bệnh nền.
Trẻ em trên 5 tuổi mắc COVID-19 và không có bệnh nền cũng sẽ được hồi phục tại nhà. Bệnh viện sẽ đánh giá liệu những trường hợp này có phù hợp với chương trình hay không.
Bộ Y tế Singapore cho biết hiện có 21 bệnh nhân tham gia chương trình hồi phục tại nhà và kết quả khá tích cực.
Video đang HOT
Kế hoạch ban đầu được công bố vào 19/8, dành cho bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ và không có triệu chứng được cách ly tại nhà, không tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình.
Những bệnh nhân này và người nhà phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Ví dụ, tất cả mọi người trong nhà phải được tiêm chủng đầy đủ và không thuộc nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ mang thai, người cao tuổi hoặc bị suy giảm miễn dịch.
Kể từ ngày 7/9, Bộ Y tế Singapore đã giảm thời gian cách ly đối với những trường hợp mắc COVID-19 đã tiêm đủ 2 liều vaccine chỉ còn 7 ngày nếu họ có lượng virus rất thấp hoặc không còn phát hiện virus. Trong khi đó, những người mắc COVID-19 chưa tiêm vaccine vẫn duy trì cách ly 14 ngày.
Ngoài ra, Singapore từ tuần tới cũng rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc từ 14 ngày xuống còn 10 ngày, áp dụng với những người đang phải cách ly và có kết quả xét nghiệm âm tính vào cuối giai đoạn. Người này vẫn phải dy trì xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ART) hàng ngày cho đến ngày thứ 14.
Quyết định giảm thời gian cách ly này bắt nguồn từ việc biến thể Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn – trung bình dưới bốn ngày so với trung bình sáu ngày của chủng ban đầu. Điều này đồng nghĩa với việc có thể phát hiện bệnh trung bình bốn ngày sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Phó tổng thống Mỹ Harris đã đến Việt Nam sau 3 giờ trì hoãn
Tối 24-8, chuyên cơ chở Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã hạ cánh ở Hà Nội. Bà bắt đầu chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24 tới 26-8.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại Gardens by the Bay ở Singapore ngày 24-8 trước khi sang Việt Nam - Ảnh: REUTERS
Việt Nam là điểm đến thứ hai trong chuyến công du Đông Nam Á của bà Harris. Trước đó bà đã có chuyến thăm Singapore.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam đón một vị phó tổng thống Mỹ sang thăm chính thức. Tháng trước, Việt Nam cũng tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
Chuyến bay rời Singapore để đến Việt Nam của Phó tổng thống Harris bị trì hoãn khoảng 3 tiếng đồng hồ trong hôm 24-8.
Sau sự kiện họp bàn tròn doanh nghiệp và tham quan Gardens By the Bay ở Singapore, theo lịch bà Harris trở về khách sạn Shangri-La vào khoảng 13h (khoảng 12h, giờ Việt Nam) và chuẩn bị lên đường sang thăm Việt Nam.
Tuy nhiên một sự cố sau đó khiến phái đoàn của Phó tổng thống Mỹ phải tạm ngưng hành trình. Nhóm phóng viên theo đoàn đưa tin bà Harris tới sân bay ở căn cứ không quân Paya Lebar bất ngờ bị gọi quay ngược về khách sạn Shangri-La vào khoảng 15h30 (giờ địa phương).
Được biết, gần 19h tối, máy bay của bà Harris mới rời căn cứ Paya Lebar. Vào 19h50 (giờ Việt Nam), Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam thông báo đã xử lý xong và quyết định tiếp tục chuyến thăm.
Giới quan sát lưu ý việc bà Harris là quan chức cấp cao nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Đông Nam Á tính tới nay.
Chuyến đi này nằm trong tổng thể chiến lược "tái sinh" quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác.
Chuyên cơ chở Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Hà Nội tối 24-8 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Trao đổi với phóng viên trước sự kiện này, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết chuyến đi của Phó tổng thống Harris phản ánh chính sách đối ngoại rộng hơn của chính quyền Biden-Harris, và nhấn mạnh vào hai điểm: tầm quan trọng của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và tầm quan trọng của Mỹ đối với quan hệ hợp tác và sự can dự trong khu vực.
Theo đó, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nằm trong khuôn khổ chiến lược của chính quyền ngay từ đầu. Tổng thống, Phó tổng thống và các quan chức cấp cao của Mỹ đã tiến hành những hoạt động ngoại giao sâu rộng với lãnh đạo các nước trong khu vực này, nơi Mỹ xác định có lợi ích kinh tế và chiến lược lâu dài.
"Và trên hết, giờ đây bà Harris đang thăm Đông Nam Á, khu vực trung tâm của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, để tiếp nối sự can dự này của Mỹ", vị quan chức cấp cao trên nói.
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết bà Harris sẽ tập trung vào việc bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, tăng cường sự lãnh đạo của Mỹ, và mở rộng hợp tác an ninh. Các lĩnh vực được chú trọng cho chuyến thăm Singapore và Việt Nam, bao gồm: y tế toàn cầu, quan hệ hợp tác kinh tế và vấn đề an ninh.
Dự kiến, bà Harris sẽ bắt đầu chương trình làm việc từ sáng 25-8 ở Hà Nội.
Bà Harris sẽ khai trương văn phòng CDC Đông Nam Á tại Việt Nam Phó tổng thống Harris sẽ khai trương văn phòng CDC Đông Nam Á của Mỹ tại Hà Nội trong buổi lễ ngày 25/8. Hoạt động khai trương Văn phòng Khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Phó tổng thống Kamala Harris, theo thông...