Singapore đề xuất giải pháp xoa dịu căng thẳng trên Biển Đông
Thông điệp xuyên suốt trong bài phát biểu dẫn đề của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-la lần tứ 12 tiếp tục thôi thúc các bên coi xây dựng lòng tin là giải pháp cho vấn đề Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Singaporore Ng Eng Hen phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 12.
Trong phát biểu tại diễn đàn an ninh thường niên quan trọng này ngày hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Singapore Ng Eng Hen đề xuất quân đội các nước châu Á phải xây dựng lòng tin để làm giảm căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
“Quân đội các nước cần xây dựng lòng tin trong giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông”, ông Ng Eng Hen kêu gọi sau khi bày tỏ quan ngại về những trở lực đối với khu vưc do tình trạng gia tăng căng thẳng ở hai vùng biển trên.
“Các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước láng giềng châu Á có thể cản trở phát triển kinh tế trong khu vực. Do đó, các bên cần thúc đẩy hợp tác thiết thực, đặc biệt giữa quân đội các nước, nhằm xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau”, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Singapore quả quyết.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông cũng kêu gọi các nước châu Á nhanh chóng thiết lập các kênh thông tin và cơ chế hợp tác các cấp nhằm ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ leo thang căng thẳng.
Cũng trong bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc phòng Sinhgapore còn cho rằng quân đội các nước trong khu vực cần tăng cường chia sẻ thông tin về những thủ tục triển khai hoạt động thông thường trong trường hợp xảy ra các vụ việc trên biển.
Trước đó, trong phát biểu dẫn đề hội nghị, Thủ tướng nước ta Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi các nước xây dựng lòng tin chiến lược trong giải quyết tranh chấp ở khu vực, đồng thời đề cao tiếng nói và sự bình đẳng của các quốc gia trong việc xây dựng một khu vực châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng. Ngoài ra, trong các tham luận sau đó, đoàn Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu cũng đã đề xuất các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông tham gia thỏa thuận không sử dụng vũ lực trước.
Những thông điệp nhất quán và mạnh mẽ của đoàn Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các đại biểu tham dự và trở thành trọng tâm chính trong các phát biểu cũng như tham luận của phái đoàn các nước. Trong đó, đáng chú ý có đề xuất của Brunei về việc thành lập đường dây nóng cho việc giải quyết căng thẳng trên biển.
Theo Dantri
Báo chí quốc tế ấn tượng với bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam
Tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore, bài phát biểu dẫn đề của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thu hút được sự chú ý của đông đảo báo giới quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Singapore tối ngày 31/5.
Các hãng thông tấn nổi tiếng đều quan tâm đến kêu gọi xây dựng lòng tin của Thủ tướng cũng như chính sách quốc phòng của Việt Nam thông qua bài phát biểu.
Ngay sau bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La vào tối ngày 31/5 ở Singapore, hãng tin NHK của Nhật đặc biệt quan tâm đến kêu gọi đoàn kết khu vực, cùng xây dựng một giải pháp có tính ràng buộc về pháp lý đối với các tranh chấp biển đảo ở Biển Đông. Theo hãng thông tấn này, phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "dường như liên hệ tới các tranh chấp lãnh thổ ngày một gay gắt ở Biển Đông, giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines".
NHK cũng quan tâm đến kêu gọi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc phải từng bước xây dựng được lòng tin. Đây cũng là điều được nhiều hãng thông tấn tập trung đưa tin. Trích dẫn bài phát biểu, hãng tin BBC cho biết, "Thủ tướng Việt Nam kêu gọi "xây dựng lòng tin chiến lược" ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm giảm căng thẳng trong vùng"".
BBC cũng đặc biệt quan tâm đến kỳ vọng vào vai trò của các nước lớn trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hãng tin này đã trích đăng một phần bài phát biểu của Thủ tướng: "Nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới"; hay "Chúng ta trông đợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế."
Đoàn kết nội khối ASEAN và xây dựng "lòng tin chiến lược" cũng là 2 trọng tâm mà hãng thông tấn Reuters đưa tin về bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. "Thủ tướng Việt Nam đã kêu gọi đoàn kết trong các nước Đông Nam Á, khi Trung Quốc áp đặt chủ quyền của mình ở vùng biển giàu dầu lửa Biển Đông, cảnh báo bất kỳ xung đột nào cũng có thể gây tổn hại tới thương mại quốc tế và kinh tế toàn cầu", hãng Reuters đưa tin.
Theo hãng thông tấn này, căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ giữa 6 nước châu Á tuyên bố chủ quyền tăng cao trong những tuần gần đây, khi tàu Trung Quốc xuất hiện gần chiếc tàu Philippines đã chủ đích cho đánh đắm gần một bãi cạn vào năm 1999 như một cách để xác nhận chủ quyền của mình. Và hãng thông tấn này từ đó liên hệ tới một đoạn trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền."
Và hãng tin này dẫn cảnh báo của Thủ tướng trong bài phát biểu, "Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường".
Tờ Channel News Asia hay Strait Times của Singapore cũng tập trung nhấn mạnh đến kêu gọi xây dựng lòng tin chiến lược của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong bối cảnh căng thẳng và tranh chấp lãnh thổ tăng cao trong những năm gần đây, đe dọa đến sự phồn thịnh của khu vực. Tờ Strait Times ấn tượng với câu nói "Mất niềm tin là mất tất cả" trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng khi nhắc đến những xung đột dai dẳng trong khu vực.
Trong khi đó, hãng thông tấn Pháp AFP và BBC cũng chú ý đến thông báo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc Việt Nam sẽ lần đầu tiên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự.
Ngoài ra, BBC nhấn mạnh đến lời tái khẳng định chính sách quốc phòng vì hòa bình và tự vệ, không liên minh quân sự với nước nào của Việt Nam.
Trước khi Thủ tướng phát biểu, báo chí nước ngoài cùng nhiều học giả quốc tế cũng đã đặt nhiều kỳ vọng vào bài phát biểu dẫn đề đầu tiên của một thủ tướng Việt Nam tại diễn đàn an ninh quan trọng này, qua đó thể hiện vai trò và vị thế then chốt của Việt Nam trong khu vực và đây cũng là cơ hội để cộng đồng quốc tế hiểu thêm kế hoạch, chính sách của Việt Nam cũng như quan điểm của Việt Nam đối với những vấn đề trong khu vực và quốc tế.
Theo Dantri
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói gì tại ADSOM+? Việt Nam đề nghị các nước tuyệt đối không sử dụng vũ lực trong hành xử đối với ngư dân và những người lao động hòa bình trên biển. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã phát biểu như vậy tại Hội nghị quan chức quốc phòng cao cấp các nước ASEAN mở rộng (ADSOM ), diễn...