Singapore đẩy mạnh hoạt động chống nạn buôn người
Singapore đã đưa ra Kế hoạch hành động quốc gia chống buôn bán người, một lộ trình phối hợp hành động từ năm 2012 đến năm 2015.
Ảnh tuyên truyền phòng chống nạn buôn người của Liên hợp quốc. Ảnh minh họa. (Nguồn: anhp.vn)
Đây là lần đầu tiên nước này sẽ thực hiện một cách tiếp cận để giải quyết vấn đề này hoàn toàn bởi chính phủ.
Ngày 21/3, Bộ trưởng Nhà nước về Nhân lực và Phát triển quốc gia Singapore Tan Chuan-Jin, cho biết kế hoạch đã đề xuất một chiến lược 4P, bao gồm các sáng kiến Phòng chống (Prevention), Truy tố (Prosecution), Bảo vệ (Protection) và Quan hệ đối tác (Partnership).
Điều này cho thấy sự cam kết của Singapore hướng tới việc chống buôn bán người một cách toàn diện, chiến lược và hiệu quả.
Video đang HOT
Kế hoạch này sẽ tìm ra một định nghĩa chung cho nạn buôn bán người để thúc đẩy các quá trình xác định và bảo vệ nạn nhân.
Thủ tục vận hành tiêu chuẩn sẽ được thay đổi trong trường hợp các vụ án được chuyển để giải quyết và các cuộc điều tra đã được tiến hành. Điều này có nghĩa là các nạn nhân của nạn buôn người sẽ được miễn trừ các hành vi phạm tội khác, ví dụ, bị xử về tội cư trú quá thời hạn hoặc mại dâm.
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên là đào tạo khoảng 10.000 cán bộ tuyến đầu để họ có thể xác định nạn nhân, biết phải làm gì, và làm thế nào để giúp họ. Sẽ có các đội thi hành riêng để chống lại nạn buôn bán lao động và mại dâm vào cuối năm 2013.
Singapore hiện không có một đạo luật buôn bán người cụ thể, nhưng Bộ luật hình sự và Hiến chương Phụ nữ điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của nạn buôn bán người làm nô lệ tình dục.
Đạo luật Trẻ em và Người chưa thành niên của nước này cũng đặc biệt nghiêm cấm việc buôn bán trẻ em. Nước này cũng đang đánh giá lại các quy định hiện hành để xem liệu có cần một đạo luật chống buôn bán người riêng biệt, mà như các tổ chức phi chính phủ lập luận sẽ phủ lấp những khoảng trống trong truy tố hiện nay.
Nạn buôn bán người không phải là một vấn đề nghiêm trọng ở Singapore nhưng chính quyền ở đây đồng ý rằng dòng người đổ vào nước này khá lớn là một nền tảng hấp dẫn cho bọn buôn người hoạt động./.
Theo TTXVN
Tục đeo vòng cổ kỳ lạ của bộ lạc Kayan ở Myanmar
Những cô gái của bộ lạc Kayan đeo rất nhiều những chiếc vòng bằng đồng vào cổ, bởi họ cho rằng như vậy sẽ làm họ ít hấp dẫn hơn đối với các bộ lạc khác và tránh được nạn buôn người.
Hiện bộ lạc này có khoảng 7.000 người. Khi các bé gái lên 5 tuổi, chúng bắt đầu được đeo vòng đồng vào cổ. Những chiếc vòng lần lượt được đeo chồng lên nhau, khiến cổ của các cô gái càng ngày càng dài ra. Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về tục lệ kỳ lạ này. Có người cho rằng, họ đeo như vậy để tránh bị mãnh thú cắn vào cổ. Có người lại cho rằng, đeo như thế để làm giảm vẻ đẹp của người phụ nữ trong con mắt của các bộ lạc khác, tránh cho họ khỏi trở thành nạn nhân của việc buôn bán phụ nữ. Một số cô gái thì cho hay, họ đeo chỉ vì thấy mẹ mình cũng đeo.
Ngày nay, tục lệ này vẫn còn phổ biến. Những cô gái người Kayan đeo vòng cổ bằng đồng thu hút rất nhiều khách du lịch tới thăm, điển hình là bản người Kayan ở Nai Soi, mỗi năm thu hút khoảng hơn một nghìn du khách tới thăm quan.
Những cô gái đã đeo vòng cổ vào rồi thường sẽ không tháo ra, vì vòng cổ trở thành vật gì đó rất thân quen với họ. Và một lý do nữa là làn da cổ phía trong lớp vòng sẽ không còn hồng hào như trước mà thay vào đó đã trở nên nhợt nhạt vì bị che kín quá lâu. Ngoài ra, theo tục lệ của bộ lạc Kayan, phụ nữ phản bội chồng sẽ bị tháo vòng cổ ra, giống như một hình phạt.
Các bé gái được đeo vòng cổ từ khi lên 5 tuổi.
Ngày nay, tục lệ này thu hút rất nhiều du khách tới thăm quan.
đỗ quyên
Theo Bưu Điện Việt Nam