Singapore dẫn đầu khu vực châu Á về chuyển đổi năng lượng
Singapore đứng đầu châu Á và đứng thứ 21 trên toàn cầu trong tổng số 115 quốc gia xếp hạng chuyển đổi năng lượng, trên một số nền kinh tế lớn như Mỹ và Canada.
(Nguồn: eco-business.com)
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, báo cáo Chỉ số Chuyển đổi Năng lượng (ETI) năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã xếp hạng Singapore là nước dẫn đầu khu vực châu Á về chỉ số này.
Singapore đứng thứ 21 trên toàn cầu trong tổng số 115 quốc gia xếp hạng, đứng trên một số nền kinh tế lớn như Mỹ và Canada.
Video đang HOT
Trong khi đó, các quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch tiếp tục duy trì các vị trí dẫn đầu về ETI.
Cụ thể, trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, chỉ có Anh và Pháp lọt vào tốp 10 của bảng xếp hạng.
Trong khu vực Đông Nam Á, xếp sau Singapore là Malaysia (39) và Thái Lan (55). Việt Nam đứng thứ 65, tiếp theo là Philippines (67), Indonesia (71), Brunei (81) và Campuchia (93).
Báo cáo ETI 2021 đánh giá 92 nền kinh tế đã đạt được tiến bộ tích cực trong việc chuyển đổi năng lượng giai đoạn từ 2012 đến 2021.
Các quốc gia lớn đang có sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu năng lượng như Trung Quốc và Ấn Độ đã có những cải thiện mạnh mẽ, trong khi Brazil, Canada, Malaysia, Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước có tốc độ cải thiện tương đối ổn định.
Cũng theo báo cáo trên, Singapore vẫn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống năng lượng toàn cầu với tư cách là một trung tâm lọc hóa dầu lớn, đồng thời là trung tâm mới nổi của các hoạt động trao đổi thương mại về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên toàn cầu.
Báo cáo cho biết thêm mật độ khí CO2 nhìn chung vẫn không đổi kể từ năm 2010, cho thấy vẫn còn có sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng chứa carbon, phản ánh sức ì, sự trì trệ của các cơ sở hạ tầng năng lượng cũ.
Chỉ số ETI đánh giá về các hoạt động hướng tới một hệ thống năng lượng toàn diện, bền vững, an toàn với chi phí vừa phải của một quốc gia.
ETI cũng đánh giá mức độ sẵn sàng của của một quốc gia về chuyển đổi năng lượng và hiệu suất hiện tại của hệ thống năng lượng dựa trên 3 yếu tố là tăng trưởng và phát triển kinh tế, môi trường bền vững, các chỉ số tiếp cận và an ninh năng lượng.
Vụ tàu ngầm Indonesia mất tích: Phát hiện vệt dầu loang
Bộ Quốc phòng Indonesia ngày 21/4 thông báo cuộc tìm kiếm trên không đối với chiếc tàu ngầm KRI Nanggala 402 mất liên lạc trước đó cùng ngày đã phát hiện một vệt dầu loang gần vị trí tàu này lặn trước đó.
Tàu ngầm KRI Nanggala 402 khởi hành từ căn cứ hải quân ở Surabaya, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông tin mới nhất của CNN Indonesia, tàu ngầm này có thể đang chìm ở độ sâu từ 600 - 700 m.
Hiện quân đội Indonesia đã triển khai hai tàu hải quân có khả năng phát hiện tàu ngầm để hỗ trợ công tác tìm kiếm. Ngoài ra, nước này cũng đã đề nghị hai nước láng giềng là Australia và Singapore trợ giúp.
Theo người phát ngôn Hải quân Indonesia Julius Widjojono, tàu ngầm KRI Nanggala 402 với thủy thủ đoàn gồm 53 người đã tham gia một cuộc tập trận phóng ngư lôi ở vùng biển phía Bắc đảo Bali, song không thông báo lại kết quả cuộc tập trận như kế hoạch. Con tàu này đã mất liên lạc vào 4h30 sáng.
Tàu ngầm KRI Nanggala 402 được đóng tại Đức vào năm 1978 và năm 2012 đã hoàn thành việc duy tu, bảo dưỡng trong hai năm tại Hàn Quốc.
Tàu ngầm Indonesia chở 53 người mất tích sau buổi diễn tập Hải quân Indonesia đang tìm một tàu ngầm mất tích hôm 21/4 với 53 người trên tàu. Người phát ngôn Hải quân Indonesia cho biết, tàu ngầm KRI Nanggala-402 do Đức sản xuất đang thực hiện một cuộc diễn tập phóng ngư lôi ở vùng biển phía bắc đảo Bali nhưng không đạt được kết quả như mong đợi. Ảnh minh họa. Tàu...