Singapore chống ngập bằng cách giữ lại từng giọt nước để xài
Cách chống ngập của quốc gia diện tích nhỏ bé và thiếu nghiêm trọng nguồn nước ngọt này rất thông minh: nước ngập do mưa và sông ngòi được chuyển vô đập – hồ chứa Marina cùng 17 hồ chứa để xài dần.
Singapore chỉ rộng 700km2 với 6 triệu dân. Đất nước này chống ngập bằng cách tái sử dụng nước và chứa nước mưa.
Thông qua hệ thống sông, cống và kênh, nước mưa ở 2/3 diện tích Singapore được đưa vào 17 hồ chứa để xử lý trước khi đưa vào sử dụng.
Theo số liệu của Cơ quan Nước quốc gia Singapore, kể từ năm 2011 đến nay, sau khi hoàn tất thêm ba hồ chứa gồm Marina, Punggol và Serangoon, diện tích hồ trữ nước đã tăng diện tích đáng kể tại Singapore.
Trong số này, công trình phức hợp đập – hồ chứa Marina là quan trọng nhất và được thế giới đánh giá rất cao. Đây là công trình mới nhất trong chiến lược hơn 20 năm của Singapore trong vấn đề giải quyết nguồn nước và chống ngập.
Tháng 12-1978, Singapore hứng chịu đợt lũ lụt lớn khi mưa trút 512mm nước chỉ trong một ngày. Nước ngập tới ngực, hàng ngàn người phải di tản, heo gà chết… Ngay khi đó, chính quyền non trẻ của Singapore phải đứng trước thách thức xử lý lâu dài vấn nạn ngập lụt.
Video đang HOT
Công việc đầu tiên là phải làm sạch sẽ, nạo vét lòng sông, di dời nhà máy, nhà dân ở hai bờ những con sông chính tại Singapore, đáng kể nhất là sông Singapore.
Tầm nhìn dài hạn về vấn đề sử dụng nguồn nước và tránh ngập lụt tại Singapore có dấu mốc lớn vào năm 2005 với việc khởi công đập – hồ chứa Marina.
Mất ba năm xây dựng với kinh phí 135 triệu USD, đập – hồ chứa Marina hoàn thành trong năm 2008. Công trình xây một con đập chắn ngang eo Marina dài 350m, tạo thành một hồ chứa nước ngọt, cung cấp khoảng 10% nước ngọt dành cho người dân ở đảo quốc sư tử.
Hiện nay, chỉ khoảng 40ha đất tại Singapore có nguy cơ bị nước nhấn chìm, so với con số 3.178ha trong năm 1970.
Đập Marina vừa có tác dụng ngăn không cho nước biển tràn vào đảo nhờ 10 cổng thoát nước ra biển. Nếu mưa lớn, hồ chứa sắp tràn, với điều kiện thủy triều thấp, 10 cổng thoát này được mở để nước đi ra biển.
Nếu gặp thủy triều cao, hệ thống bơm được sử dụng, đạt công suất 40m3/giây, tương đương bơm hết một hồ bơi tiêu chuẩn Olympic trong vòng hơn 1 phút.
Và cùng với những hồ chứa khác đã giúp diện tích đất có khả năng bị ngập lụt tại Singapore giảm đáng kể.
Theo Tuổi Trẻ
Kênh thoát nước cho Tân Sơn Nhất được đề nghị xây thành cống hộp
Không giải quyết được tình trạng người dân xả rác gây ô nhiễm, ngăn lối thoát nước của sân bay, UBND quận Tân Bình đề xuất xây kênh Hy Vọng thành cống hộp.
UBND quận Tân Bình vừa kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo Trung tâm chống ngập thành phố (chủ đầu tư) nghiên cứu phương án cải tạo kênh Hy Vọng (phường 15) thành cống hộp thay cho phương án cống hở đã chọn.
Nguyên nhân là do ý thức người dân sống xung quanh kênh chưa cao, dù chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền không xả rác, vứt rác xuống lòng kênh.
Quận Tân Bình cũng muốn thành phố sớm bố trí vốn để bồi thường giải phóng mặt bằng và triển khai dự án vào năm sau.
Kênh Hy Vọng là một trong 3 hướng thoát nước của sân bay Tân Sơn Nhất, đang bị lấn chiếm và tắc nghẽn dòng chảy. Ảnh: H.N
Dự án cải tạo kênh Hy Vọng được UBND TP HCM chấp thuận chủ trương từ 3 năm trước nhưng chủ đầu tư vẫn chưa triển khai. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Mỗi khi mưa lớn là ngập úng.
Các chuyên gia cho rằng, làm kênh hở sẽ tiêu thoát nước tốt hơn, việc nạo vét, duy tu cũng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, chủ trương của TP HCM là ưu tiên giữ lại diện tích mặt nước, hạn chế việc lắp cống thay thế kênh mương. Bằng chứng là thành phố đang thực hiện dự án cải tạo kênh Hàng Bàng (quận 5, 6) để khôi phục lại dòng kênh đã bị che lấp bằng cống hộp trước đây.
Kênh Hy Vọng cùng A41 và Nhật Bản là 3 hướng thoát nước của sân bay Tân Sơn Nhất. Ngoài dự án cải tạo kênh Nhật Bản sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9 thì 2 kênh còn lại đang bị lấn chiếm, thu hẹp lòng kênh khiến sân bay bị ngập mỗi lần mưa lớn do nước không thể thoát kịp.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Huy động 16.000 tấn thép thi công dự án chống ngập Ngày 22.9, nhà đầu tư Trung Nam Group cho biết đã huy động 16.000 tấn thép tập kết đến công trường thi công dự án Giải quyết ngập do triều tại TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Công trường thi công cống kiểm soát triều Mương Chuối, thuộc huyện Nhà Bè Theo ghi nhận của Thanh...