Singapore chính thức thu phí điều trị với bệnh nhân không tiêm phòng
Kể từ ngày 8/12, Chính phủ Singapore chính thức bắt đầu thu phí điều trị với những bệnh nhân mắc COVID-19 không tiêm phòng.
Trái lại, những người đã tiêm vaccine vẫn sẽ được miễn các chi phí này.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định trên đã xóa bỏ chính sách trước đây khi Singapore chi trả các hóa đơn viện phí cho hầu hết các bệnh nhân COVID-19 kể từ năm ngoái như một biện pháp nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính của người dân trong giai đoạn dịch. Trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal, một người phát ngôn Bộ Y tế Singapore nhấn mạnh chính sách mới “phản ánh nghĩa vụ công dân và đạo đức mà mỗi chúng ta cần có đối với bản thân và những người xung quanh, trong những thời điểm đặc biệt như một cuộc khủng hoảng đại dịch”.
Cũng theo người phát ngôn trên, các bệnh nhân COVID-19 vẫn sẽ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, song chính phủ sẽ không đài thọ toàn bộ chi phí điều trị như trước đây. Tại Singapore, hóa đơn viện phí của bệnh nhân COVID-19 trong các khu chăm sóc đặc biệt có thể lên tới 18.000 USD. Tuy nhiên, các khoản trợ cấp của chính phủ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chương trình bảo hiểm y tế quốc gia đã giúp giảm đáng kể chi phí điều trị xuống chỉ còn khoảng 1.500-3.000 USD.
Wall Street Journal dẫn lời các nhà dịch tễ học cho biết Singapore là quốc gia đầu tiên áp dụng chính sách thu tiền viện phí của bệnh nhân COVID-19 không tiêm phòng. Một số chuyên gia y tế công cộng nhận định phương pháp này là cần thiết. Tuy nhiên, quyết định cũng vấp phải một số ý kiến phản đối cho rằng chính sách mới này có thể khiến những người chưa tiêm phòng không tìm đến các cơ sở y tế để điều trị bệnh.
Trong khi Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ lần lượt là 67% và 60%, thì con số này ở Singapore là hơn 96%. Đây là một trong những tỷ lệ tiêm phòng đầy đủ cao nhất trên thế giới. Dù vậy, quốc gia Đông Nam Á này vẫn áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhằm thuyết phục người dân tiêm phòng COVID-19. Chẳng hạn như những người chưa tiêm phòng không được phép tới các khu ẩm thực của Singapore hoặc đến các trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa đi tiêm phòng, trong đó giới chức trách đặc biệt quan ngại khi có khoảng 44.000 công dân lớn tuổi chưa tiêm phòng.
Trước đó, vào tháng 11, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung nhấn mạnh việc thay đổi chính sách thu phí điều trị sẽ gửi một tín hiệu quan trọng nhằm kêu gọi người dân đi tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 nếu đủ điều kiện. Trong khi đó, Chính phủ Singapore cho biết khoảng 95% số ca tử vong trong 6 tháng qua là những người từ 60 tuổi trở lên và 72% số ca tử vong là những người chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Singapore ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng đột biến trong tháng 9 và tháng 10 năm nay, trước khi giảm mạnh. Ở thời điểm hiện tại, quốc gia với 5,5 triệu dân này ghi nhận trung bình 1.000 ca mắc mới mỗi ngày.
Một nửa dân số Myanmar có thể nhiễm Covid-19 trong 2 tuần
Anh cảnh báo Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc rằng một nửa dân số của Myanmar có thể bị nhiễm Covid-19 trong vòng 2 tuần tới.
Tình nguyện viên đưa thi thể bệnh nhân Covid-19 đến nghĩa trang tại Yangon. Ảnh AFP
Lời cảnh báo được đưa ra tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 29.7 theo triệu tập của Anh trước tình hình đại dịch Covid-19 tàn khốc tại Myanmar.
Theo AFP, Anh kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đảm bảo thi hành nghị quyết 2565 tại Myanmar, theo đó yêu cầu ngừng bắn tại vùng xung đột để đưa vắc xin đến người dân an toàn.
Anh cảnh báo một nửa dân số Myanmar có thể bị nhiễm Covid-19
Hiện tại, nhiều bệnh viện tại Myanmar được cho là thiếu thốn nguồn lực trước làn sóng lây nhiễm mới khi nhiều nhân viên y tế bỏ việc nhằm phản đối chính quyền sau cuộc chính biến. Liên Hiệp Quốc ước tính chỉ 40% cơ sở y tế của Myanmar còn hoạt động.
Ngày 29.7, Myanmar ghi nhận thêm khoảng 5.000 ca nhiễm mới nhưng giới phân tích cho rằng con số thật sự còn cao hơn nhiều. Đến nay, theo số liệu chính thức Myanmar có gần 290.000 ca nhiễm với hơn 8.500 ca tử vong trong dân số 54 triệu người.
Khoảng 1,75 triệu người đã được tiêm vắc xin. Chính quyền Myanmar đã đặt mua tổng cộng 4 triệu liều vắc xin từ Trung Quốc và Bắc Kinh sẽ tài trợ thêm 2 triệu liều.
Tuần trước, Trung Quốc hỗ trợ lô vắc xin Sinopharm và sẽ ưu tiên tiêm cho người sống gần biên giới hai nước. Đồng thời, Trung Quốc còn được cho là cung cấp hơn 10.000 liều vắc xin cho một nhóm vũ trang đối lập Myanmar hoạt động gần biên giới.
Trước đó, Myanmar cũng đã nhận 1,5 triệu liều vắc xin Covid-19 từ Ấn Độ.
Bangkok đau đầu tìm nơi tiếp nhận bệnh nhân Covid-19
Indonesia: Hơn 1.000 ca tử vong mỗi ngày, bệnh nhân Covid-19 chết tại nhà Nhiều bệnh nhân Covid-19 ở Indonesia chết tại nhà sau thời gian tự cách ly trong bối cảnh bệnh viện bị quá tải. Các nhân viên y tế chuyển thi thể nạn nhân Covid-19 chết tại nhà ở Bandung, Indonesia ngày 28/7 (Ảnh: AFP). Bất chấp những nỗ lực của Indonesia nhằm hạn chế sự gia tăng các ca mắc Covid-19 và giảm...