Singapore chi hơn 10 triệu USD phát triển công cụ truy dấu COVID-19
Để đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, một số quốc gia trên thế giới đã triển khai những công cụ truy dấu hoặc mở các kênh tư vấn 24/7 để tăng cường năng lực phát hiện sớm và hiểu hơn về dịch bệnh để có biện pháp phòng chống phù hợp.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Singapore ngày 25/9/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Singapore đã chi tổng cộng 13,8 triệu SGD (tương đương 10,12 triệu USD) để phát triển hệ thống đăng ký ra vào kỹ thuật số SafeEntry cũng như ứng dụng và thiết bị TraceTogether.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong thư gửi tới Quốc hội ngày 2/11 trả lời chất vấn của các nghị sỹ, Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Yong cho biết chi phí phát triển ứng dụng TraceTogether là 2,4 triệu SGD, hệ thống SafeEntry là 5,2 triệu SGD và 6,2 triệu SGD dành cho việc phát triển và phấn phối thiết bị đeo tay TraceTogether.
Ông Gan Kim Yong cho biết, số tiền thực tế chi cho các công cụ truy dấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có số lượng cư dân tại Singapore thực sự cần thiết bị truy dấu đeo tay TraceTogether. Ông cũng cho biết đến nay, ứng dụng TraceTogether đã giúp xác định khoảng 25.000 trường hợp tiếp xúc gần với người mắc COVID-19, trong đó 160 trường hợp sau đó có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Ông Gan Kim Yong nhấn mạnh, hiệu quả của ứng dụng và thiết bị đeo tay TraceTogether sẽ tăng lên khi có nhiều người dùng hơn. Do đó, Chính phủ Singapore khuyến khích người dân sinh sống tại Singapore tích cực tham gia chương trình TraceTogether bằng cách tải ứng dụng hoặc nhận thiết bị đeo tay TraceTogether tại các địa điểm phân phối hiện nay.
Video đang HOT
* Ngày 2/11, Bộ Y tế Ukraine thông báo đã thiết lập trung tâm hỗ trợ qua điện thoại 24/7 để tư vấn cho người dân các thông tin về đại dịch COVID-19. Phát biểu tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Y tế Ukraine Maxym Stepanov cho biết trung tâm này bắt đầu hoạt động từ ngày 2/11. Người dân khi có thắc mắc về dịch bệnh có thể gọi về trung tâm tư vấn để được hỗ trợ, các cuộc gọi hoàn toàn miễn phí.
Tính đến ngày 2/11, Ukraine ghi nhận tổng cộng 402.194 ca mắc COVID-19, trong đó 7.375 ca tử vong.
COVID-19 khiến nhiều người 'quên lãng' những bộ đồ trang trọng
Trong mùa dịch COVID-19, hầu hết những người làm công việc văn phòng đều làm việc tại nhà, bởi vậy nhu cầu đối với những bộ quần áo thể thao năng động, thoải mái gia tăng đột biến, khi rất ít đám cưới hoặc bữa tiệc được tổ chức. Thậm chí, một số chuyên gia cho rằng xu hướng này có thể tồn tại lâu hơn đại dịch.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trung tâm mua sắm ở Rome, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự thay đổi thói quen này đang gây ra những tác động mạnh trong toàn bộ chuỗi cung ứng quần áo và đặc biệt là quần áo trang trọng, đồng thời làm thay đổi lĩnh vực may mặc trên khắp các châu lục.
Tại Australia, theo nhà sản xuất len lông cừu Merino lớn nhất thế giới, giá vật liệu cao cấp này đã rơi tự do, chạm mức thấp nhất trong suốt thập kỷ qua. Nhiều nông dân chăn nuôi cừu đang lâm vào cảnh túng quẫn, cất giữ len trong các kho chứa với hy vọng giá len sẽ phục hồi.
Giá len Merino đã giảm xuống còn 8,58 AUD (6,1 USD)/kg vào đầu tháng 9/2020, giảm từ mức 20,16 AUD/kg ghi nhận vào đầu năm 2019. Kể từ đó, giá vật liệu này đã phục hồi một phần, hiện đứng ở mức hơn 10 AUD/kg.
Ở miền Bắc Italy, các nhà máy chuyên mua len từ nông dân để cung cấp vải cho những bộ quần áo cao cấp cho biết, các đơn đặt hàng từ các nhà bán lẻ không ngừng sụt giảm.
Tại Mỹ và châu Âu, một số chuỗi bán lẻ chuyên về trang phục công sở như Men's Wearhouse, Brooks Brothers và TM Lewin đã phải đóng cửa hoặc nộp đơn phá sản trong vài tháng qua. Và điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với nhiều chuỗi bán lẻ thời trang khác. Những nhà kinh doanh hàng may mặc ở mọi cấp độ nói rằng, họ buộc phải thích nghi để tồn tại.
Silvio Botto Poala, Giám đốc điều hành của nhà máy len Lanificio Botto Giuseppe, thuộc ở trung tâm dệt may Biella của Italy cho biết, mọi người muốn thoải mái hơn và ít có xu hướng mặc những bộ comple lịch sự. Ông nhấn mạnh: "Với việc tổ chức các hội nghị trực tuyến và làm việc từ xa, có thể bạn sẽ thấy những người đàn ông mặc áo sơ mi, thậm chí có thể thắt cà vạt, nhưng không có nhiều bộ comple".
Ông Poala cho biết, hơn 50% doanh thu của nhà máy Lanificio Botto Giuseppe hiện đến từ len được xử lý có thể co giãn bằng cách pha thêm vải tổng hợp (lycra). Điều này xuất phát từ nhu cầu đối với các loại quần áo có khả năng chống vết bẩn tốt hơn và không dễ bị nhăn, được sử dụng cho các dạng quần thường nhật.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Milan, Italy. Ảnh: THX/TTXVN
Thực ra, xu hướng chuyển dần sang những trang phục thông thường đã diễn ra trong nhiều năm qua. Vào năm 2019, ngay cả Goldman Sachs - ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ nổi tiếng với những bộ vest đặt riêng cho nhân viên - đã nới lỏng quy định về trang phục công sở. Bên cạnh đó phải kể đến sự nổi lên của phong cách thời trang hipster bụi bặm, phóng khoáng đang nổi lên tại Thung lũng Silicon, nơi tọa lạc của một loạt tập đoàn công nghệ lớn.
COVID-19 đã thúc đẩy hơn nữa sự thay đổi này, qua đó khiến doanh số bán các mẫu quần áo thoải mái và trang phục thể thao tăng vượt trội so với trang phục công sở.
Theo Lyst, một nền tảng tìm kiếm các thương hiệu thời trang toàn cầu chuyên phân tích thói quen của hơn 9 triệu người mua sắm trực tuyến mỗi tháng, Nike là thương hiệu được "săn lùng" mạnh nhất thế giới trong quý II năm nay. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Lyst thực hiện khảo sát, một thương hiệu thời trang cao cấp không chiếm vị trí đầu bảng.
Thương hiệu Athleta của hãng thời trang Gap, tập trung vào mảng sản phẩm quần bó sát, quần chạy bộ, áo nỉ rộng và áo thể thao, là thương hiệu thời trang hoạt động tốt nhất trong ba tháng tính đến ngày 1/8/2020. Doanh số bán hàng của Athleta trong giai đoạn này tăng 6%, so với mức giảm 52% trong cùng kỳ của Banana Republic, thương hiệu thời trang lịch lãm và trang trọng hơn.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Milan, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo dữ liệu do StyleSage tổng hợp từ các trang web mua sắm thời trang, comple là một trong số các mặt hàng được giảm giá mạnh nhất với doanh số bán thấp nhất ở Pháp, Italy và Đức trong tháng Chín vừa qua. Sự sụt giảm nhu cầu về trang phục công sở đã khiến các nhà bán lẻ Mỹ, bao gồm cả Jos. A. Bank và J. Crew, phải nộp đơn xin phá sản trong mùa Hè vừa qua và nhiều nhà bán lẻ khác phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn. Công ty tư vấn bán lẻ Coresight Research dự báo rằng khoảng 20.000 - 25.000 cửa hàng ở Mỹ có thể đóng cửa vào cuối năm nay, so với mức tương ứng khoảng 9.800 cửa hàng năm 2019.
Nhà thiết kế thời trang Italy Brunello Cucinelli, người từng làm ra những bộ comple nam có giá lên tới 7.000 euro (8.200 USD), nhưng giống như hầu hết mọi người trên toàn cầu, ông đã không mặc một bộ comple nào trong nhiều tháng qua, chưa nói đến việc mua một bộ comple mới. Tại buổi giới thiệu bộ sưu tập mới của mình hồi tháng 9 vừa qua tại Milan, ông Cucinelli nói với Reuters khi chỉ vào chiếc áo màu xám nhạt đang mang trên mình: "Tất cả chúng tôi đều phải ở nhà do đại dịch COVID-19, vì vậy đây là chiếc áo vest đầu tiên tôi mặc kể từ tháng 3".
James Whitaker, một đối tác của công ty luật Mayer Brown ở London, cho biết: "Thú thực là tôi chưa mua bất kỳ bộ quần áo công sở nào trong năm nay. Khi dạo quanh thành phố, có rất ít cửa hiệu trưng bày những bộ quần áo trang trọng".
Hàn Quốc sẽ phạt tiền người không đeo khẩu trang Hàn Quốc thông báo sẽ phạt người không đeo khẩu trang tại nơi công cộng hay trên các phương tiện giao thông từ ngày 13/11 nhằm chống Covid-19. Công chúng bắt buộc phải đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng, tại các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe cũng như khi tham gia những cuộc biểu tình,...