Singapore chi 4,6 tỷ USD cho cuộc chiến chống dịch COVID-19
Singapore ngày 18/2 công bố gói tài chính 4,6 tỷ USD nhằm đối phó với tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV), dịch bệnh đang tác động đến nền kinh tế nước này và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái.
Nhân viên y tế Singapore theo dõi thân nhiệt hành khách qua máy quét tại sân bay quốc tế Changi ngày 22/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Tài chính Singapore Heng Swee đã thông báo về gói tài chính tổng trị giá 6,4 tỷ đôla Singapore (4,6 tỷ USD), một phần trong ngân sách thường niên, đồng thời cảnh báo rằng tác động tổng thể của dịch bệnh hiện nay vẫn chưa được thể hiện rõ.
Ông Heng Swee nhận xét: “Thời gian kéo dài và mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19 (nCoV) cũng như tác động lên nền kinh tế toàn cầu vẫn còn chưa rõ. Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng… Tác động kinh tế có thể tệ hơn mọi dự báo”.
Trong khuôn khổ gói tài chính trên, 5,6 tỷ đôla Singapore sẽ được dành để giúp các công ty và hộ gia đình thoát khỏi nguy cơ kinh tế giảm tốc, với một phần lớn sẽ dành cho các công ty trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất gồm hàng không, du lịch và bán lẻ. Tiền trợ cấp các hộ gia đình sẽ được giải ngân dưới dạng tiền mặt và voucher hàng hóa cho những người thu nhập thấp.
Ngoài ra, khoảng 800 triệu đôla Singapore sẽ được dành để hỗ trợ các nỗ lực chống virus, trong đó hầu hết sẽ được giao cho Bộ Y tế.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Heng, các gói tài chính sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách chung khoảng 10,9 tỷ đôla Singapore (7 tỷ USD). Tuy nhiên, ông cho biết Chính phủ có đủ tiền để chi cho gói hỗ trợ này.
Đến nay, Singapore đã ghi nhận 77 ca nhiễm nCoV, một trong những số liệu cao nhất ở bên ngoài “tâm dịch” Trung Quốc. Du lịch và thương mại tại Singapore đều được cho là bị tác động mạnh bởi nền kinh tế mở của quốc đảo này có nhiều mối liên hệ mật thiết với Trung Quốc. Singapore đã cấm khách du lịch từ Trung Quốc đại lục, nguồn du khách lớn nhất của “đảo quốc Sư tử”.
Các chuỗi dây chuyền cung ứng toàn cầu cũng bị đứt quãng nghiêm trọng sau khi dịch bệnh khiến các hoạt động sản xuất ở Trung Quốc ngưng trệ, tác động đến các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Singapore.
Trước đây, Chính phủ Singapore từng giải ngân một gói tài chính tổng trị giá 230 triệu USD trong dịch Viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2002-2003.
Bộ Tài chính nước này ngày 17/2 cho biết tăng trưởng năm nay có thể từ âm 0,5% đến 1,5%. Các chuyên gia phân tích cho rằng dự báo này đồng nghĩa với việc có một nguy cơ cao xảy ra suy thoái kinh tế.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Kim Jong Un bất ngờ triệu họp về quân sự
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chủ trì một cuộc họp mở rộng của Quân ủy trung ương đảng Lao động Triều Tiên đúng vào lúc leo thang căng thẳng giữa nước này với Mỹ.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 22/12 đưa tin, trong cuộc họp Quân ủy mở rộng, ông Kim đã "phân tích và tóm tắt về tình hình phức tạp cả bên trong lẫn bên ngoài, đồng thời nói rằng cuộc họp sẽ quyết định các biện pháp quan trọng về tổ chức và chính trị cũng như các bước đi quân sự nhằm tăng cường các lực lượng vũ trang của đất nước".
Ông Kim Jong Un chủ trì cuộc họp mở rộng của Quân ủy trung ương đảng Lao động Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Ngoài ra, cuộc họp còn thảo luận "các vấn đề quan trọng về việc dứt khoát cải thiện nền quốc phòng và các vấn đề cốt lõi cho sự phát triển bền vững và nhanh chóng năng lực quân sự để tự vệ". Cuộc họp cũng quyết định "các vấn đề và biện pháp quân sự quan trọng phục vụ việc tổ chức hoặc mở rộng và tái tổ chức các đơn vị mới phù hợp với mục tiêu quân sự, chiến lược của đảng, thay đổi liên kết của một số đơn vị và thay đổi việc triển khai các đơn vị".
KCNA không đề cập chi tiết đến các khả năng quân sự phục vụ việc tự vệ của Triều Tiên. Hãng thông tấn này cũng không cho biết cuộc họp Quân ủy mở rộng của ông Kim diễn ra chính xác khi nào.
Theo Yonhap, cuộc họp trên dường như ám chỉ, Triều Tiên có thể sớm tổ chức một hội nghị toàn thể của Ủy ban Trung ương đảng nhằm hủy bỏ quyết định tự ngừng các vụ thử nghiệm hạt nhân và tên lửa tầm xa. Bình Nhưỡng đã công bố quyết định này trong một phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương đảng hồi năm ngoái như một cử chỉ thiện chí góp phần dẫn tới hội nghị thượng đỉnh lịch sử đầu tiên giữa nhà lãnh đạo Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore hồi tháng 6/2018.
Ông Trump và ông Kim đã gặp nhau lần thứ hai ở Hà Nội hồi tháng 2 năm nay nhưng hai bên không đạt thỏa thuận do khác biệt về cách thức cụ thể hóa các bước giải trừ hạt nhân Bình Nhưỡng và việc Washington giảm cấm vận chống Triều Tiên. Hai nguyên thủ đã có cuộc gặp ngẫu hứng ở biên giới liên Triều hồi tháng 6 vừa qua, trong thời gian ông Trump công du Hàn Quốc và nhất trí khôi phục đàm phán song phương. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng cấp chuyên môn hồi tháng 10 diễn ra mà không đạt mấy tiến triển.
Căng thẳng leo thang khi Triều Tiên tiến hành hàng loạt vụ thử tên lửa tầm ngắn kể từ tháng 5. Mỹ cảnh báo Triều Tiên không nên có các hành động gây hấn, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng quay trở lại bàn đàm phán.
Đáp trả, Bình Nhưỡng khẳng định, Washington có toàn quyền quyết định "quà Giáng sinh" họ muốn, làm dấy lên lo ngại về việc chính quyền ông Kim có thể công bố một thay đổi chính sách lớn đúng vào dịp nghỉ lễ sắp tới.
Theo Tuấn Anh (Vietnamnet)
Thuyền trưởng người Việt Nam ăn cắp dầu bị Singapore tuyên án tù Một người Việt Nam bị cáo buộc liên quan đến vụ ăn cắp dầu trị giá 200 triệu đô la Singapore đã bị tuyên án tù 5 năm rưỡi hôm 19/12. Theo Channel News Asia, hành vi trộm cắp xảy ra trong vòng vài năm tại nhà máy của hãng Shell tại đảo Pulau Bukom, Singapore. Đây được coi là một trong những...