Singapore chế tạo máy đo thân nhiệt tự động giúp giảm nhân lực và chi phí
Người phát ngôn của GovTech cho biết đây là sáng chế của Đội Cảm ứng và Internet vạn vật (SIOT), nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm, giúp các cơ quan, tổ chức không phải bố trí nhân sự đo thân nhiệt nhân viên cũng như khách đến làm việc.
Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn có nguy cơ lan rộng, Cơ quan Công nghệ Chính phủ Singapore (GovTech) đã chế tạo một hệ thống tự động quét và đo thân nhiệt dựa trên các thiết bị sẵn có nhằm giúp việc đo thân nhiệt hiệu quả hơn, an toàn hơn và giảm chi phí.
Kiểm tra thân nhiệt cho hành khách đề phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại sân bay Changi, Singapore ngày 5/2/2020.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, hệ thống này gồm một thiết bị đo nhiệt độ bằng tia hồng ngoại, sử dụng pin được gắn với một camera cảm ứng chuyển động. Cơ chế hoạt động hết sức đơn giản. Camera sẽ phát hiện sự di chuyển của một người và kích hoạt thiết bị đo nhiệt độ trong khoảng 2 giây, sau đó hiển thị số đo trên màn hình máy tính. Nếu thân nhiệt của đối tượng vượt quá ngưỡng 37,5 độ C, thiết bị sẽ phát tiếng cảnh báo.
Người phát ngôn của GovTech cho biết đây là sáng chế của Đội Cảm ứng và Internet vạn vật (SIOT), nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm, giúp các cơ quan, tổ chức không phải bố trí nhân sự đo thân nhiệt nhân viên cũng như khách đến làm việc. Chi phí để chế tạo một hệ thống này chưa đến 1.000 đô la Singapore (tương đương 16,7 triệu đồng). Đội SIOT tại GovTech đã nảy ra ý tưởng này khi nhìn thấy hình ảnh nhân viên y tế trong bộ thiết bị như phi hành gia đo thân nhiệt của bệnh nhân.
Hiện tại, hệ thống tự động đo thân nhiệt này đã được triển khai tại hơn 30 tòa nhà chính phủ và các trung tâm cộng đồng tại Singapore. GovTech cho biết đang tiếp tục sản xuất và sẽ cung cấp rộng rãi hơn trong thời gian tới nhằm giúp các cơ quan, tổ chức đối phó hiệu quả hơn với nguy cơ lan rộng của dịch bệnh.
Video đang HOT
Theo TTXVN
Nhóm chế tạo "thiết bị thông minh phát hiện tiếng sủa và đuổi chó" chiến thắng hạng mục Người Tiên Phong tại WeChoice Awards 2019
Thiết bị đuổi chó của Nguyễn Tấn Minh và Phạm Nguyễn Phú Sĩ là một sáng chế vô cùng độc đáo tại WeChoice Awards 2019, để lại điểm nhấn trong cộng đồng đặc biệt với những người đam mê nghiên cứu bởi ý tưởng mang tính ứng dụng cũng như ý nghĩa thực tiễn cao.
Tối nay, ngày 12/1, Gala tôn vinh đầy cảm xúc WeChoice Awards 2019 đã chính thức được diễn ra tại Trung tâm triển lãm SECC, TP HCM. Đêm Gala quy tụ hàng loạt tên tuổi được công chúng quan tâm và để lại nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả hâm mộ. Trải qua 6 mùa thành công, những hạng mục, những nhân vật, những câu chuyện của WeChoice Awards 2019 vẫn hướng tới một thông điệp chung, đó chính là " Điều phi thường nhỏ bé ".
Năm nay, giải thưởng danh giá của hạng mục Người Tiên Phong gọi tên nhóm nghiên cứu Nguyễn Tấn Minh và Phạm Nguyễn Phú Sĩ cùng chế tạo "thiết bị thông minh phát hiện tiếng sủa và đuổi chó - D.S Dog Security". Với ý nghĩa cũng như tính ứng dụng cao, sáng chế này đã vượt qua nhiều đề cử khác, sở hữu lượt bình chọn dẫn đầu, giành chiến thắng thuyết phục tại WeChoice Awards 2019.
Chương trình WeChoice Awards 2019 quay trở lại cùng thông điệp mới hy vọng sẽ tôn vinh được những sự phi thường đang hiện diện khắp nơi. Đó là sự tử tế, là sự đổi thay trong từng hành động nhỏ. Đó là những điều phi thường được kiến tạo từ những người bình thường, sự kỳ diệu được thắp lên từ chính bàn tay của những người giản dị nhất. Với mong muốn tôn vinh những con người, kể những câu chuyện truyền cảm hứng nhất, những sự kiện, sản phẩm và công trình có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, WeChoice Awards 2019 truyền tải thông điệp "Điều phi thường nhỏ bé". Chính những phép màu, những điều dẫu nhỏ bé nhưng phi thường này, càng khiến chúng ta thêm tin vào vẻ đẹp của cuộc sống, của lòng nhân ái, và của chính con người.
Đặc biệt hơn, năm nay Nguyễn Tấn Minh và Phạm Nguyễn Phú Sĩ đã khiến không ít người nể phục vì là nhóm nghiên cứu xuất sắc thắng giải Người Tiên Phong của WeChoice Awards 2019. Hai nam sinh này đã có phát minh, sáng chế vô cùng hữu ích, góp phần thay đổi đời sống. Cụ thể thiết bị đuổi chó của Nguyễn Tấn Minh và Phạm Nguyễn Phú Sĩ là một sản phẩm vô cùng độc đáo, để lại điểm nhấn trong cộng đồng đặc biệt với những người đam mê nghiên cứu bởi ý tưởng mang tính ứng dụng cũng như ý nghĩa thực tiễn cao.
Xuất phát từ tuổi thơ đầy ám ảnh vì từng bị chó đuổi và cắn, Nguyễn Tấn Minh rất lo lắng, sợ hãi mỗi khi đến gần chó. Chính vì thế mà cậu bạn sáng chế ra thiết bị đuổi chó có tên D.S Dog Security hoạt động trên cơ chế thu thập âm thanh của tiếng chó sủa, sau đó nhận diện, phân tích. Khi ngưỡng âm thanh vượt mức cho phép, sản phẩm sẽ phát ra sóng siêu âm khiến cho con chó ức chế, khó chịu và bỏ đi. Thiết bị đuổi chó có tên D.S Dog Security hoạt động trên cơ chế thu thập âm thanh của tiếng chó sủa, sau đó nhận diện, phân tích.
Mục đích chủ yếu của sản phẩm trên đó là có thể bảo vệ các bạn nhỏ trước các loại chó dữ. Thiết bị này có hai cơ chế sử dụng, cơ chế thủ công và cơ chế tự động. Cơ chế thủ công là khi bấm nút, thiết bị sẽ phát ra sóng siêu âm xua đuổi chó. Còn cơ chế tự động thì có thêm một chiếc micro để thu nhận âm thanh của chó. Nếu vượt ngưỡng sẽ phát ra sóng siêu âm mạnh để bảo vệ người dùng, sóng siêu âm thì không gây ồn và ảnh hưởng đối với người sử dụng. Sản phẩm đã được Nguyễn Tấn Minh thử nghiệm trên đàn chó 11 con (gồm cả chó ta và chó ngoại) ở một gia đình tại Bắc Ninh. Kết quả cho thấy, khi phát ra sóng siêu âm, 9 con bỏ đi, 2 con to nhất đàn đứng lại không dám sủa, không tấn công người lạ.
Nguyễn Tấn Minh
Phạm Nguyễn Phú Sĩ
Năm học lớp 10, cậu bạn thân cùng lớp với Minh là Phạm Nguyễn Phú Sĩ thường xuyên phàn nàn về con chó to ở nhà hay sủa và tấn công người lạ mà không có cách nào để "trừng trị". Nghe Sĩ bày tỏ nguyện vọng muốn có một chiếc máy đuổi chó dữ, Minh hào hứng rủ bạn bắt tay vào nghiên cứu. Khi tìm hiểu thông tin trên thị trường, 2 bạn phát hiện đã có loại máy đuổi chó bằng sóng siêu âm nhập từ nước ngoài, nhưng giá thành cao, hơn 2 triệu đồng, chỉ phù hợp với những gia đình có điều kiện.
Sau khi tham khảo tài liệu trên mạng có nhiều cách để đuổi chó bằng ánh sáng, hóa chất và âm thanh, Minh và Sĩ quyết định chế tạo máy đuổi chó "made in Vietnam" bằng sóng siêu âm, vì cách này an toàn, không gây hại cho người sử dụng, nhất là trẻ nhỏ, giá lại rẻ với tên gọi D.S Dog Security, giá thành sản phẩm chỉ bằng 1/10 giá nhập ngoại.
Thiết bị thông minh phát hiện tiếng sủa và đuổi chó - D.S Dog Security
Nhưng khi bắt tay vào nghiên cứu sản phẩm, Sĩ lại lên đường đi du học ở Mỹ nên việc hoàn thiện sản phẩm giao lại cho Minh. Phần khó khăn nhất mà cậu bạn gặp phải là lập trình, tạo cơ chế thông minh cho thiết bị. Minh cho biết mục tiêu sẽ tập trung vào việc học, thi đỗ vào Trường ĐH Y Hà Nội. Sau đó, cậu sẽ quay trở lại nghiên cứu cải tiến thiết bị máy đuổi chó nhỏ gọn, bắt mắt, có thể nhận biết nhiều tiếng chó sủa khác nhau.
Ngoài ra, thiết bị sẽ có thêm các tính năng định vị GPS hỗ trợ người dùng khi gặp nguy hiểm, lắp thêm đèn pin chiếu sáng khi đi trời tối và gắn thêm công nghệ gọi khẩn cấp SOS. Trong các tình huống bình thường, nó có thể sử dụng như một chiếc đèn pin, thiết bị định vị cho các chuyến đi dã ngoại, du lịch...
Theo GenK
Tiến sĩ 8x chế tạo máy lọc nước 'made in Vietnam' Tốt nghiệp Đại học Florida (Mỹ) với nhiều lựa chọn công việc hấp dẫn, tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết vẫn quyết định về nước thực hiện giấc mơ 'madein Vietnam". Trở lại Việt Nam cuối năm 2013, Quyết (sinh năm 1983) chọn làm chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu khu Công nghệ Cao (TP HCM). Tích lũy kinh nghiệm từ quá trình...