Singapore: Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông là rất cấp thiết
Các căng thẳng leo thang tại Biển Đông trong vài ngày qua là một vấn đề gây lo ngại nghiêm trọng, càng cho thấy sự cấp thiết về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam hôm nay cho biết.
Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam.
Ông Shanmugam đưa ra các bình luận trên trước báo giới bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar.
Theo Ngoại trưởng Singapore, ASEAN sẽ đưa ra một tuyên bố độc lập về vấn đề này. Ông Shanmugam cho rằng nếu không ra tuyên bố chung sẽ làm tổn hại tới uy tín của ASEAN và khối không thể im lặng trong khi vấn đề đang bị đẩy đi xa.
Tuyên bố, hiện đang được giới chức cấp cao soạn thảo, nhiều khả năng sẽ bày tỏ lo ngại của ASEAN về các diễn biến mới nhất và để nghị các bên hành động theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển.
Video đang HOT
Công ước đã quy định quyền lợi và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng các vùng biển của thế giới.
Ông Shanmugam cho rằng vì lợi ích của toàn bộ khu vực, cần phải giữ hòa bình và không để xảy ra những việc rủi ro.
Ngoại trưởng Singapore cũng nhấn mạnh rằng những gì đã xảy ra càng cho thấy tính chấp thiết của việc đưa ra Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đôn (COC).
Hội nghị cấp cao ASEAN hôm nay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Không chỉ trái phép đưa giàn khoan trên vào vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc còn cử khoảng 80 tàu cùng nhiều máy bay hộ tống việc lắp đặt. Các tàu và máy bay của Trung Quốc còn hung hăng tấn công các tàu cảnh sát biển của Việt Nam khi bị ngăn cản hành động hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Cùng ngày hôm nay, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã hối thúc các lãnh đạo ASEAN phải đương đầu với mối đe dọa gây ra do các tuyên bố vô lý của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông.
Theo ông Aquino, mặc dù không phải tất cả các thành viên ASEAN đều vướng vào các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nhưng vấn đề ảnh hưởng tới an ninh khu vực nói chung, do vậy ASEAN phải cùng đối phó với vấn đề này.
Theo Dantri
"Ngư dân yên tâm bám biển, có gì cứ gọi cho chúng tôi"
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam - khi trao đổi với Dân trí về tình hình đánh bắt thủy sản trên biển Đông hiện nay.
Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, hiện đang vào vụ đánh bắt hải sản chính nên lực lượng Kiểm ngư sẽ bảo vệ cho ngư dân đánh bắt trên biển, nhất là vùng biển Hoàng Sa. Vì thế, bà con ngư dân yên tâm.
Ông Trung cũng công bố đường dây nóng của Cục Kiểm ngư tiếp nhận thông tin, sự cố trên biển 24/24, theo số điện thoại 04.62737323. Ngoài ra, ngư dân có thể liên lạc với các số điện thoại các Đài Thông tin duyên hải khi gặp sự cố.
Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam được thành lập vào giữa tháng 4 vừa qua
"Tổng cục Thủy sản cũng như Bộ NN-PTNT mong ngư dân yên tâm hoạt động trên vùng biển Việt Nam. Khi ra khơi nên đi theo tổ, đội. Khi có sự cố thiên tai cũng như những vấn đề bắt trắc trên biển, kể cả cướp biển... thì thông báo ngay cho cơ quan chức năng, trong đó có lực lượng kiểm ngư, chúng tôi sẽ xử lý kịp thời", Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam - Nguyễn Văn Trung - cho biết.
Ngư dân yên tâm bám biển vì đã có lực lượng kiểm ngư bên cạnh
Trong khi đó, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Văn Lĩnh - quyền Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng - cho biết, Trung Quốc đã liên tục xua đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam từ khi giàn khoan HQ-981 được kéo vào vùng biển chủ quyền Việt Nam, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của ngư dân.
Do đó, Hội Nghề cá Đà Nẵng cực lực phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền và xâm phạm lợi ích của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi vùng biển chủ quyền.
"Với tư cách là Hội nghề cá của Đà Nẵng, chúng tôi đã liên lạc, làm việc với các cơ quan chức năng Việt Nam tìm cách hỗ trợ, bảo vệ ngư dân đánh cá hợp pháp trên vùng biển truyền thống của mình. Mặc khác chúng tôi cũng động viên ngư dân đoàn kết, tập hợp thành những tổ, đội để vừa khai thác, bảo vệ ngư trường đồng thời kết hợp với cơ quan chức năng bảo vệ tốt vùng biển của tổ quốc", ông Trần Văn Lĩnh nói.
Theo Dantri
Bản tuyên bố "Phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam" Chiều 10/5, tại cuộc mít tinh phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Hội Luật gia TP.HCM ra Tuyên bố phản đối hành động này. Ông Phạm Vĩnh Thái, Phó Chủ tịch thường trực Hội Luật gia TPHCM đọc Tuyên bố Dân trí xin gửi đến bạn đọc...