Singapore biên chế phi đội 12 chiếc máy bay huấn luyện tại… Pháp
Không quân Singapore đã chính thức thành lập phi đội huấn luyện được trang bị máy bay chiến đấu huấn luyện hiện đại Alenia Aermacchi M-346 Master ở Pháp.
Buổi lễ thành lập, diễn ra vào ngày 3-9, có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore, Tiến sĩ Ng Eng Hen, đã đánh dấu việc hoàn thành bàn giao 12 chiếc máy bay chiến đấu huấn luyện Aermacchi M-346 Master cho Phi đội số 150, có trụ sở tại căn cứ không quân Cazaux ở gần thành phố Bordeaux của Pháp.
Được mua vào năm 2010 để thay thế các máy bay huấn luyện McDonnell Douglas A-4SU Skyhawk của không quân Singapore, cũng được triển khai tại căn cứ không quân Cazaux, các máy bay huấn luyện M-346 này được bổ sung các buồng lái mô phỏng do Boeing cung cấp.
Theo Bộ Quốc phòng Singapore, từ tháng 2 vừa qua, phi đội số 150 đã trở thành phi đội đầu tiên trên thế giới sử dụng máy bay M-346 để huấn luyện phi công mới của không quân nước này, và những học viên phi công đầu tiên này đã một mình thực hiện chuyến bay trên loại máy bay này vào tháng 3.
Video đang HOT
Máy bay huấn luyện M-346 Master của Singapore tại lễ biên chế ở Pháp
Biệt đội huấn luyện đầu tiên của không quân Singapore được thành lập tại căn cứ không quân Cazaux từ năm 1998, đến năm 2011, không quân Singapore đã gia hạn thỏa thuận thuê căn cứ với Pháp đến hết năm 2035.
Do Singapore có diện tích tự nhiên chật hẹp không đủ khoảng không cho các hoạt động bay tập, nên nước này đã phải thuê các cơ sở huấn luyện ở nước ngoài, trong đó chủ yếu là ở Mỹ, để huấn luyện phi công, cũng như tiến hành các hoạt động huấn luyện và diễn tập quân sự khác.
Singapore là một trong bốn quốc gia trên thế giới đã đặt mua máy bay huấn luyện M-346. Trong đó, Italia đã đặt mua 15 chiếc với biến thể T-346A, Israel đặt mua 30 chiếc với biến thể M-346 Lavi, nhưng chỉ 2 chiếc đã được bàn giao hồi tháng 7, và Ba Lan đặt mua 8 chiếc.
M-346 là dòng máy bay huấn luyện cận âm đang được liên danh giữa tập đoàn hàng không Yakovlev của Nga và tập đoàn Aermacchi của Italia phát triển, dựa trên máy bay huấn luyện Yak-130 đã được biên chế trong không quân Nga. Nguyên mẫu máy bay M-346 đầu tiên được ra mắt vào ngày 7-6-2003 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 15-7-2004.
Theo An Ninh Thủ Đô
Philippines tăng chi tiêu quốc phòng 29% năm 2015
Chính phủ Philippines ngày 30/07 đã trình lên quốc hội nước này kế hoạch chi tiêu quốc phòng cho năm tài khóa 2015. Theo đó, chi tiêu quốc phòng sẽ tăng 29%.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Chính phủ đã trình lên quốc hội tổng chi tiêu trong năm 2015 vào khoảng 2,6 nghìn tỷ peso (khoảng 59,9 tỷ USD), cao hơn 15,1% so với ngân sách năm 2014 (52,3 tỷ USD). Trong đó, chi tiêu quốc phòng vào khoảng 115,5 tỷ peso ( khoảng 2,66 tỷ USD), tăng 29% so với năm trước.
Trước đó, trong bài phát biểu hôm 28/7, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã cam kết tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang Philippines. Phía Philippines đã mua nhiều máy chiến đấu, tàu đổ bộ, tàu tuần tra hải quân, máy bay trực thăng chiến đấu đa năng....
Ông Aquino cho biết, dự kiến vào năm 2015, Philippines sẽ sở hữu 2 trong số 12 máy bay huấn luyện/chiến đấu FA-50 mà nước này đặt mua của Hàn Quốc. Ngoài ra, Philippines sẽ tiếp tục mua sắm vũ khí trang bị như máy bay trực thăng chống ngầm, máy bay trực thăng chiến đấu, máy bay vận tải, hệ thống radar.
Trong lúc tình hình Biển Đông đang ngày một căng thẳng, động thái trên của Philippines nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội để đối phó sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hương Giang
Theo Dantri/Xinhua
Cận cảnh vũ khí Séc trong quân đội Việt Nam Trong năm 2013, Việt Nam là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Cộng hòa Séc với trị giá lên tới khoảng 58,3 triệu USD. Cụ thể, Hà Nội đã mua của Prague lượng vũ khí và trang bị quân sự trị giá 1,19 tỷ Kc (khoảng 58,3 triệu USD), bao gồm chủ yếu là súng trường tự động, súng ngắn...