Singapore bắt giữ 3 nữ giúp việc gia đình nghi tài trợ cho khủng bố
Theo thông báo, 3 nữ nghi phạm này gồm Anindia Afiyantari, 33 tuổi, Retno Hernayani, 36 tuổi và Turmini, 31 tuổi, làm giúp việc gia đình tại Singapore từ 6 tới 13 năm.
Những người giúp việc này được cho đã đăng tải các tài liệu lên mạng thể hiện sự ủng hộ với tổ chức IS. (Nguồn: straitstimes.com)
Ngày 23/9, Chính phủ Singapore thông báo đã bắt giữ 3 nữ giúp việc gia đình người Indonesia bị tình nghi có tư tưởng cực đoan theo Đạo luật An ninh nội địa.
Thông báo của Bộ Nội vụ Singapore cho biết 3 phụ nữ nêu trên đã bị bắt giam trong khi nhà chức trách tiếp tục tiến hành điều tra về các cáo buộc tài trợ khủng bố liên quan tới 3 người này.
Theo thông báo, 3 nữ nghi phạm này gồm Anindia Afiyantari, 33 tuổi, Retno Hernayani, 36 tuổi và Turmini, 31 tuổi, làm giúp việc gia đình tại Singapore từ 6 tới 13 năm.
Họ được cho đã đăng tải các tài liệu lên mạng thể hiện sự ủng hộ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và gây quỹ cho các thực thể ở nước ngoài với các mục đích liên quan tới khủng bố.
Những người này cũng đã phát triển một mạng lưới gồm các tài khoản liên lạc trực tuyến, bao gồm danh sách “các bạn trai trực tuyến” cùng chung tư tưởng ủng hộ IS, cũng như ủng hộ mạnh mẽ nhóm khủng bố Jemaah Anshorut Daulah (JAD) tại Indonesia trung thành với IS.
Video đang HOT
Bộ trên cho biết Anindia và Retno luôn “nung nấu ý định tới Syria để gia nhập IS.”
Anindia cũng được cho sẵn sàng chiến đấu cho IS ở Syria và trở thành kẻ đánh bom liều chết, trong khi Retno muốn sống cùng các tay súng IS ở Syria.
Kể từ năm 2015, Singapore đã bắt giữ 16 giúp việc gia đình người nước ngoài có tư tưởng cực đoan song những người này đều được cho hồi hương mà không có lệnh bắt giữ.
Việc 3 người phụ nữ trên bị bắt giữ cho thấy khả năng những người này có liên quan tới hành vi tài trợ khủng bố.
Trong bản báo cáo đánh giá mối đe dọa khủng bố năm 2019 được công bố hồi tháng Một năm nay, Bộ Nội vụ cảnh báo mối đe dọa khủng bố đối với Singapore vẫn ở mức cao, đồng thời khuyến cáo các cơ quan an ninh cần duy trì cảnh giác cao độ./.
Theo Phương Oanh (TTXVN/Vietnam )
Mỹ tung đòn F-35 khiến Nga "toát mồ hôi hột"
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, họ vừa thông qua một đề nghị bán cho đồng minh Ba Lan đến 32 chiếc chiến đấu cơ tối tân F-35 có trị giá lên tới 6,5 tỉ USD.
Thông tin này khiến Moscow không tránh khỏi cảm giác lo ngại bởi Ba Lan là nước láng giềng của Nga và đang cùng với phương Tây chống Nga mạnh mẽ.
Hồi tháng Tư, Lầu Năm Góc đã cho Quốc hội Mỹ biết họ đang cân nhắc khả năng bán các chiến đấu cơ tối tân F-35 cho Ba Lan - một thành viên của NATO và cho các nước Hy Lạp, Rumani, Tây Ban Nha và Singapore.
Trong diễn biến mới nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ vừa thông qua đề nghị bán 32 chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Ba Lan. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có chuyến thăm đến Ba Lan để kỷ niệm 80 năm ngày Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo cho Quốc hội về quyết định nói trên của họ trong ngày 10/9, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Việc Mỹ bán chiến đấu cơ F-35 cho Ba Lan sẽ giúp nước này tăng cường sức mạnh quân sự, tăng đóng góp cho NATO và giảm sự phụ thuộc vào các thiết bị, vũ khí quân sự của Nga, một quan chức trong Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói như vậy.
Thông tin về việc Mỹ bán hàng chục chiến đấu cơ có sức mạnh hàng đầu của nước này cho Ba Lan chắc chắn sẽ khiến Nga lo lắng bởi quan hệ giữa Nga với Ba Lan nói riêng và Nga với Châu Âu nói chung đang rơi vào một cuộc khủng hoảng đáng lo ngại.
Ba Lan là một nước thành viên NATO nằm gần với Nga và Ukraine. Ba Lan là một trong những nước Đông Âu hàng đầu có lập trường thân phương Tây và xa rời Nga. Ba Lan luôn mong muốn và kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện quân sự tại nước này để đối phó với Nga.
Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay, Ba Lan đã thể hiện thái độ phản đối Nga mạnh mẽ, cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình xáo trộn ở nước láng giềng và thường xuyên hăng hái kêu gọi phương Tây trừng phạt Nga. Có thể nói, trong thời gian qua, Ba Lan đã thể hiện lập trường hiếu chiến hơn nhiều quốc gia Châu Âu khác trong việc phản ứng thế nào với cái gọi là "sự can thiệp" của Nga vào Ukraine. Ba Lan được ví như "tiền đồn" chống Nga của NATO.
Ba Lan cùng với một số nước láng giềng của Nga trong những năm gần đây đang ra sức tăng cường sức mạnh quân sự đồng thời cũng liên tục mời gọi, thúc giục NATO triển khai quân và vũ khí đến lãnh thổ của họ. Nguyên nhân là do các nước Baltic và Ba Lan được cho là đang bị ám ảnh về cái gọi là mối đe dọa từ Nga. Họ liên tiếp kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực để giúp họ bảo vệ đất nước trước viễn cảnh "một cuộc xâm lược" từ Nga.
Các nước phương Tây được cho là đang thổi phồng mối đe dọa mang tên Nga để lấy cớ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Âu - khu vực vốn được coi là sân sau của Moscow.
Chiến đấu cơ F-35 do hãng Lockheed Martin thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.
Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ, tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường; F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và F-35C triển khai trên các tàu sân bay.
Các thông số kỹ thuật của F-35 cho thấy đây là một thế hệ máy bay tàng hình vượt bậc, với chiều dài khoảng 15m, có sức chứa trong hơn 7.200 lít nhiên liệu và có thể bay với tốc độ lên tới hơn 1.920 km/h. Vũ khí mà F-35 được trang bị cũng hết sức tối tân, bao gồm 1 khẩu pháo GAU-12/U 25 mm - gắn từ 180 quả đạn đến 220 quả đạn tùy phiên bản nâng cấp. F35 được trang bị tên lửa, bom nhiều hơn và một thùng nhiên liệu phụ. Trong thân máy bay, tối đa có 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất.
Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ từng tự tin tuyên bố loại máy bay tiêm kích tàng hình F-35 mới của họ có thể tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga - một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất trên thế giới. Vì thế, F-35 được rất nhiều nước thèm muốn. Tất cả các phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình siêu việt, có khả năng tránh radar, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất.
Tuy nhiên, dự án phát triển F-35 cũng là dự án vũ khí gây tranh cãi nhất, là dự án vũ khí đắt đỏ nhất lịch sử nước Mỹ và cũng lắm trục trặc.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Nhiều doanh nghiệp muốn rời Hồng Kông sang Singapore vì biểu tình dai dẳng Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy rối loại tại Hồng Kông sẽ sớm chấm dứt ngay cả khi mà trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông trong tuần trước đã chấp nhận nhượng bộ người biểu tình. Ảnh: Reuters Theo kết quả của cuộc khảo sát mới đây, khoảng doanh nghiệp đang tính đến việc sẽ rời Hồng Kông nhằm né...