Singapore bắt giam một cựu giáo viên tôn giáo ủng hộ IS
Ngày 9/6, Cục An ninh nội địa Singapore (ISD) thông báo bắt giư nữ nghi phạm ngươi Singapore Ruqayyah Ramli, 34 tuổi, cựu giáo viên tôn giáo, với cáo buộc có âm mưu đến Syria để gia nhập tô chưc khủng bố “ Nhà nước Hồi giáo” (IS) tư xưng ở Iraq và Syria.
Phóng viên TTXVN tại Singapore dân thông báo của ISD cho biết Ruqayyah Ramli đã bị tiêm nhiêm tư tương cưc đoan từ chính người chồng là Mohd Firdaus Kamal Intdzam, ngươi Malaysia, làm công viêc dọn dẹp vê sinh. Điều tra của ISD khẳng định Mohd Firdaus đã nhiêm tư tương cưc đoan từ năm 2016. Lưc lương chưc năng đã bắt giữ Mohd Firdaus theo Đạo luật An ninh nội địa (ISA) vào tháng 7/2020 và trục xuất tên này về Malaysia.
Sau khi Mohd Firdaus bị bắt, tháng 8/2020, cơ quan chức năng Singapore đã áp lệnh quản chế (RO) đối với Ruqayyah. Các đôi tương bị áp đăt RO không được phép thay đổi nơi cư trú, việc làm hoặc rơi khỏi Singapore, không được đưa ra các tuyên bố công khai hoặc tham gia các tổ chức ngoài vòng pháp luật… Mặc dù bị áp dụng RO, song Ruqayyah ngày càng có các hành vi cưc đoan và dính líu tơi các hoạt đông gây phương hại cho an ninh Singapore. Ruqayyah tư chôi tham gia các chương trình cải tạo và vân giư vưng niêm tin cưc đoan của mình. Nư cưu giáo viên này vân thường xuyên liên lạc trực tuyến với những người ủng hộ IS ở nước ngoài, vi phạm lệnh RO. Do đó, tháng 4 vưa qua, lưc lương chưc năng đã băt giư Ruqayyah nhăm ngăn chăn ngươi này tiêp tục dân sâu vào con đương cưc đoan.
Đây là lần thứ hai một giáo viên tôn giáo bị áp đăt lênh quản chê theo ISA. Vào năm 2019, cựu giáo viên tôn giáo Murad Mohd Said, cựu Hiệu trưởng của trường Madrasah Al-Arabiah Al-Islamiah, đã bị áp lệnh quản chê vì có tư tưởng phân biệt đối xử, kích đông bạo lực và có những quan điểm gây tôn hại cho lợi ích của Singapore.
Singapore cho phép người bị dị ứng tiêm vaccine công nghệ mRNA
Bộ Y tế Singapore cho phép người có tiền sử sốc phản vệ và dị ứng với các loại thuốc, thức ăn, côn trùng đốt hoặc các tác nhân gây bệnh chưa rõ, có thể tiêm vaccine Covid-19 mRNA.
Video đang HOT
Bộ Y tế nước này hôm 4/6 cho biết sau khi nghiên cứu kỹ dữ liệu trên toàn cầu và trong nước, ban chuyên gia về tiêm phòng Covid-19 khuyến nghị cho phép nhóm người bị dị ứng có thể sử dụng vaccine công nghệ mRNA. Hiện vaccine Covid-19 theo công nghệ mRNA được sử dụng trên thế giới là do Pfizer hoặc Moderna sản xuất.
Phần lớn trong số 32.000 người chưa thể tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna vì lý do y tế có thể tiêm vaccine trong thời gian tới. Chỉ một số ít người có tiền sử sốc phản vệ hoặc dị ứng với các loại vaccine khác vẫn không đủ điều kiện tiêm. Ngoài ra, 2.000 người gặp phản ứng dị ứng sau khi tiêm liều vaccine mRNA đầu tiên cũng không được tiêm lần hai.
Đến nay, nhiều quốc gia đã khuyến cáo người có tiền sử dị ứng cẩn trọng khi tiêm vaccine Covid-19. Nhóm người tiền sử dị ứng được cho là nhiều nguy cơ xảy ra phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19, so với người không bị dị ứng.
Sau khi nghiên cứu kỹ dữ liệu trên toàn cầu và trong nước, Bộ Y tế Singapore cho rằng không có bằng chứng cho thấy những người tiền sử sốc phản vệ với các tác nhân không liên quan đến vaccine có nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng hơn đối với vaccine mRA. Do đó, Bộ cho phép người tiền sử sốc phản vệ và dị ứng với các loại thuốc, thức ăn, côn trùng đốt hoặc các tác nhân gây bệnh chưa rõ, có thể tiêm vaccine công nghệ này.
Vaccine điều chế theo công nghệ mRNA, mang thông tin di truyền của nCoV vào cơ thể, thay vì virus nguyên bản đã bất hoạt hoặc giảm độc lực. Vaccine cung cấp thông tin về "bản mẫu" của virus mà không gây bệnh. Bản mẫu cho phép hệ miễn dịch làm quen mầm bệnh và tiêu diệt chúng sau này.
Bộ khuyến cáo những người có tiền sử phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ với vaccine mRNA hoặc các thành phần của nó không nên tiêm mũi thứ hai. Những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng như người ghép tạng hoặc tế bào gốc trong vòng 3 tháng qua; người trải qua liệu pháp miễn dịch tích cực để điều trị bệnh không phải ung thư cũng không nên tiêm.
Bộ Y tế đang đánh giá và sẽ đưa ra các loại vaccine không dựa trên công nghệ mRNA, phù hợp với các nhóm này hơn. Bộ dự kiến sẽ triển khai nhóm vaccine này trước cuối năm nay, sau khi vaccine được Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) phê duyệt.
Công dân Singapore, người thường trú và người có thẻ du lịch dài hạn không thể tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna do dị ứng và muốn sử dụng vaccine Sinovac, có thể tiêm miễn phí vaccine này tại các phòng khám tư nhân theo chương trình Tiếp cận đặc biệt (SAR).
20 cơ sở y tế tư nhân được lựa chọn và cấp phép để triển khai vaccine Sinovac của Trung Quốc. Khoảng 200.000 liều đã được chuyển đến Singapore vào tháng 2. Chính phủ sẽ hoàn trả khoản chi phí tiêm cho bất kỳ ai trong số những người tiêm vaccine Sinovac vì không được sử dụng vaccine mRNA hoặc bị dị ứng.
"Tuy nhiên, vì vaccine Sinovac vẫn chưa được phê duyệt nên Chương trình Hỗ trợ Tài chính Thương tật do Vaccine sẽ không trả tiền cho người gặp phản ứng phụ. Người muốn tiêm vaccine theo SAR nên thảo luận với bác sĩ về rủi ro và lợi ích vaccine này, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt", Bộ Y tế Singapore khuyến cáo.
Nhiều người kêu gọi HSA phê duyệt và đưa vaccine Sinovac vào chương trình tiêm chủng quốc gia vì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bật đèn xanh cho vaccine này vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đáp lại, Bộ Y tế giải thích danh sách của WHO dựa trên nhu cầu của các nước có thu nhập thấp và trung bình, với khả năng tiếp cận vaccine Covid-19 hạn chế.
Bộ Y tế Singapore cho biết: "Đó là một quá trình có rủi ro nhằm đẩy nhanh việc xét duyệt và sử dụng vaccine ở những quốc gia này - nơi sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn rủi ro - dù còn nhiều điều không chắc về tính an toàn và hiệu quả của vaccine".
Nhân viên y tế được tiêm vaccine tại Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Singapore, tháng 12/2020. Ảnh: Reuters
Bộ cho biết nhiều nước phát triển, bao gồm cả Singapore, thường tiến hành kiểm định nghiêm ngặt, bên cạnh của đánh giá của WHO, trước khi phê duyệt vaccine. "Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng HSA xem xét tất cả các vaccine, bất kể nơi xuất xứ, dựa trên các tiêu chuẩn và yêu cầu giống nhau", Bộ thông báo, đồng thời cho biết HSA vẫn đang chờ dữ liệu về vaccine từ công ty Sinovac để hoàn tất đánh giá.
Giáo sư Teo Yik Ying, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết quy trình quản lý ở Singapore và các quốc gia khác phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng nơi, tình hình dịch bệnh và kế hoạch chống dịch dài hạn.
"Tại Singapore, chúng tôi muốn đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa cho người dân khi tiêm chủng. Điều đó đòi hỏi dữ liệu rõ ràng về hiệu quả của các loại vaccine được triển khai trên toàn quốc", ông nói. Vaccine Sinovac chưa thỏa mãn được yêu cầu này.
Dù vaccine Sinovac đáp ứng các tiêu chí của WHO về an toàn và hiệu quả ít nhất 50%, nhưng dữ liệu được các nước công bố cho đến nay chỉ ra rằng vaccine có độ hiệu quả khác nhau, từ hơn 50% đến khoảng 90%, giáo sư Teo cho hay.
Ngược lại, cả vaccine Pfizer và Moderna đều cho hiệu quả nhất quán hơn 90%. "Hiệu quả 50% thực sự rất tốt, nhưng tôi cho rằng sự nhất quán sẽ giúp ích cho toàn bộ quá trình phê duyệt và cần phải làm rõ hiệu quả của vaccine Sinovac", giáo sư Teo nhận xét.
Ba chiến lược giúp Singapore sống chung với Covid-19 Tiêm chủng, truy vết và xét nghiệm được Thủ tướng Lý Hiển Long coi là vũ khí giúp Singapore bước vào giai đoạn bình thường mới. Giới khoa học đồng ý rằng chiến lược Thủ tướng Lý Hiển Long đưa ra sẽ giúp Singapore chuẩn bị cho tương lai khi Covid-19 trở thành mầm bệnh theo mùa. Giáo sư Teo Yik Ying, hiệu...