Singapore Airlines tạm ngừng khai thác hai máy bay Boeing 787-10 Dreamliner
Ngày 2/4, Hãng hàng không Singapore Airlines thông báo tạm ngừng khai thác 2 máy bay Boeing 787-10 Dreamliner sau khi phát hiện lỗi động cơ trong quá trình kiểm tra.
Một chiếc Boeing 787-10 Dreamliner của Singapore Airlines đậu tại sân bay Changi. Ảnh: channelnewsasia.com
Trong thông báo mới đưa ra, Singapore Airlines cho biết quyết định trên được đưa ra sau khi hãng phát hiện một số cánh quạt động cơ của các máy bay này bị xuống cấp. Hai máy bay kể trên sẽ bị tạm ngừng khai thác trong thời gian chờ thay thế động cơ. Quyết định cũng khiến một số chuyến bay sử dụng máy bay Boeing 787-10 bị ảnh hưởng.
Singapore Airlines là một trong những khách hàng lớn của mẫu máy bay có sức chứa 339 hành khách này. Hãng đã bắt đầu khai thác mẫu 707-10 từ năm 2018 với tổng cộng 9 chiếc trong đội bay.
Như vậy, đây là sự cố mới nhất liên quan đến hãng chế tạo máy bay hàng đầu của Mỹ sau hai vụ tai nạn thảm khốc với mẫu máy bay 737 MAX khiến hơn 350 người thiệt mạng trong vòng 6 tháng qua, khiến cho mẫu máy bay này bị cấm bay trên toàn cầu.
Hiện tâm điểm các vụ điều tra nhằm vào hệ thống an toàn tự động MCAS của 737 MAX được cho là đã tự động giành quyền kiểm soát máy bay dựa trên dữ liệu cảm biến bị lỗi và khiến cả hai máy bay lao xuống đất chỉ vài phút sau khi cất cánh.
Video đang HOT
Singapore cũng là một trong các quốc gia đầu tiên cấm khai thác 737 MAX sau vụ tai nạn thứ 2 với hãng Ethiopian Airlines hôm 15/3 vừa qua.
Lê Ánh (TTXVN)
Theo Tintuc
Boeing 737 MAX sắp trở lại bầu trời?
Hãng Boeing phải tích cực làm việc để hoàn chỉnh bản sửa mới nhất với dòng Boeing 737 MAX trước khi nộp bản chính thức, giới chức Mỹ thông báo ngày 1-4.
Theo hãng tin AFP, Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) cũng mong đợi hãng Boeing sẽ nộp bản chỉnh sửa phần mềm cuối cùng đối với 737 MAX trong những tuần tới.
Trang tin NBC News cho biết trong thông báo của FAA, Boeing cần phải thêm nhiều thời gian cho việc hoàn chỉnh hệ thống điều khiển bay của 737 MAX, và "phải đảm bảo Boeingđã xác định và có những phát biểu chính xác về những gì xảy ra".
Tuần trước, Boeing đã tập hợp hàng trăm phi công và phóng viên đến nhà máy sản xuất tại Renton, thuộc bang Washington, để trình bày về đề xuất thay đổi đối với Hệ thống tăng cường đặc tính cơ động của máy bay 737 MAX.
Đó được cho là một yếu tố quan trọng gây ra vụ rơi máy bay tại Ethiopian và Indonesia vừa qua, theo AFP .
Những chiếc máy bay 737 MAX tại nhà máy sản xuất Renton, bang Washington vào ngày 29-3. Ảnh: REUTERS
Một nguồn thạo tin cho hay từ cuộc điều tra, nói rằng hệ thống ngăn tròng trành, hay còn gọi hệ thống tăng cường đặc tính cơ động (MCAS), đã được kích hoạt ngay trước khi vụ tai nạn xảy ra.
Hãng đã thiết kế hệ thống MCAS tự động cho mẫu máy bay 737 MAX này, giúp hạ thấp mũi máy bay nếu phát hiện tròng trành hay mất tốc độ bay.
Theo NBC News, hãng Boeing tin rằng họ đã giải quyết một vấn đề với 737 MAX là hệ thống ngăn chặn tình trạng tròng trành tự động bằng cách cập nhật phần mềm, cảnh báo buồng lái và huấn luyện phi công.
Nhiều người tin hệ thống ngăn chặn tròng trành liên tục đẩy mũi máy bay chúi xuống dù các phi công hết sức cố gắng nâng nó lên. Phần mềm mới sẽ cho phép hệ thống đẩy mũi máy bay xuống thấp hơn một lần và chỉ trong tối đa 10 giây.
Ngoài ra, Boeing cũng cam kết sẽ làm việc với các nhà chức trách để phát biểu về những lo lắng xảy ra với 737 MAX và bảo đảm "an toàn là ưu tiên hàng đầu".
Phát ngôn viên Boeing nói: "Chúng tôi sẽ tiếp cận một cách đầy đủ và kỹ lưỡng nhất để phát triển và thử nghiệm phần mềm, đảm bảo rằng chúng tôi đã dành nhiều thời gian hoàn tất việc đó".
Một phần của hiện trường vụ rơi máy bay hãng Ethiopian Airlines ngày 10-3. Ảnh: Daily Mail
Trong một diễn biến khác, theo AFP, người phát ngôn bộ ngoại giao Ethiopia, ông Nebiat Getachew cho biết Bộ Giao thông Vận tải của nước này sẽ có báo cáo sơ bộ về vụ rơi máy bay 737 MAX của hãng Ethiopian Airlines vào ngày 10-3 vừa qua.
Tuy nhiên, chính phủ Ethiopia vẫn chưa cung cấp thời gian chi tiết để công bố báo cáo. Ông Nebiat tiết lộ có thể sẽ công bố sớm nhất trong tuần này.
Theo PLO
Bay mô phỏng mẫu Boeing 737 Max: Phi công chỉ có 40 giây sửa lỗi hệ thống Cuộc thử nghiệm bay mô phỏng chuyến bay gặp sự cố năm ngoái của hãng hàng không Lion Air (Indonesia) cho kết quả gây sốc: Phi công chỉ có đúng 40 giây để vô hiệu hóa Hệ thống Tăng cường Chức năng Điều khiển bay (MCAS). Bên trong buồng lái một chiếc máy bay 737 Max 8 tại sân bay quốc tế Chhatrapati...