Sina: Nhật Bản sẽ bán tàu đổ bộ Osumi cho Việt Nam?
Tờ Sina của Trung Quốc cho rằng Nhật Bản có thể cung cấp tàu đổ bộ lớp Osumi của nước này cho Việt Nam bằng khoản cho vay lớn.
Theo Sina, trong thời gian qua Hải quân Nhân dân Việt Nam càng ngày càng tạo được nhiều sự chú ý, không chỉ với những nỗ lực như mua sắm trang bị thêm các hệ thống tên lửa mới, tàu chiến mặt nước mà còn nỗ lực phát triển khả năng đổ bộ.
Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu nhiều trang bị vũ khí để có thể đáp ứng được yêu cầu tác chiến hiện đại, như việc Hải quân Việt Nam hiện nay chỉ có các xe tăng lội nước cũ PT-76 và xe bọc thép BTR-50 cho nhiệm vụ đổ bộ. Trong khi đó, các tàu đổ bộ của Việt Nam hiện nay như LST-542 của Mỹ, Polnocny B (Project 771) của Ba Lan đều đã cũ, tính năng tác chiến hạn chế.
Ba tàu đổ bộ Project 771 của Hải quân Việt Nam đều đã khá cũ.
Sina cho rằng, Việt Nam đã tiếp cận và tìm hiểu thêm về tàu đổ bộ lớp Osumi của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) khi con tàu này thăm Việt Nam năm 2014.
“Tàu đổ bộ lớp Osumi có thiết kế đơn giản, giá cả hợp lý, hiệu suất tốt, có thể chở nhiều quân và các trang bị vũ khí, đặc biệt là các xe tăng lội nước để thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ, tàu có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ chiến đấu của phía Hải quân Việt Nam”, Sina bình luận.
Video đang HOT
Osumi thường được gọi là tàu đổ bộ, nhưng trên thực tế, đây là một tàu đa chức năng, tàu có sàn đáp cho trực thăng, trọng lượng toàn tải lên đến 14.000 tấn, tàu có chiều dài 178 mét, rộng gần 26 mét, mớn nước 6 mét, thủy thủ đoàn 138 người. Tàu được trang bị hệ thống radar trinh sát đường không OPS-14C, radar trinh sát mặt nước OPS-28D, radar định vị OPS-20… tổng diện tích 3.604 mét vuông.
Tàu được trang bị hai động cơ diesel gần 27.000 mã lực, với độ độ khoảng 22 hải lý/giờ. Hỏa lực trên tàu có hai bệ pháo phòng không CIWS Phalanx 20mm và 2 súng máy 12,7mm M2, cùng 4 hệ thống phóng mồi bẫy.
Về lý thuyết, tàu có thể chở tối đa 330 binh lính, cùng 10 xe tăng, thêm 2 tàu đệm khí cho nhiệm đổ bộ.
Lớp tàu đổ bộ Osumi có thiết kế đơn giản, tiện lợi, tất nhiên không phải là thiết kế tốt nhất của người Nhật Bản, tuy nhiên nó rất thích hợp đối với các yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam, theo Sina.
Tàu đổ bộ Osumi có khả năng chở 10 xe tăng cùng 300 lính thủy đánh bộ.
Đáng lưu ý, trong những năm gần đây, phía Nhật Bản đã dỡ bỏ một phần hạn chế việc xuất khẩu các trang thiết bị vũ khí, và họ đã sẵn sàng tham gia vào thị trường vũ khí toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam, nơi đang có nhu cầu lớn. Nhật Bản không chỉ cung cấp tài chính ngày càng nhiều hơn, mà họ còn có thể bán hàng giảm giá, thậm chí là cho không một số trang thiết bị vũ khí. Nhật Bản đã cung cấp các tàu tuần tra cho Philippines cùng một số trang bị khác, trong khi đó họ cũng có thể cung cấp tài chính để bán tàu Osumi cho Hải quân Việt Nam.
Các nguồn tin của Sina cũng cho biết là, Nhật Bản đang có kế hoạch đầu tư các trang bị vũ khí cho Việt Nam. Nhật Bản chuẩn bị loại biên tàu Osumi và sẽ chuyển giao cho phía Việt Nam. Nếu việc này trở thành hiện thực, thì năng lực đổ bộ của Hải quân Nhân dân Việt Nam được nâng lên một cấp độ mới.
Theo Kiến Thức
Việt Nam nhận thêm 2 chiến hạm Gepard 3.9 vào năm 2017
Nga sẽ bàn giao cả hai tàu chiến Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam trong năm 2017. Hiện Nhà máy đã hoàn tất 70% công việc, và có thêm nhiều đơn đặt hàng như 3 tàu tên lửa cỡ nhỏ Dự án 21631 (trang bị tên lửa Kalibr) do Hải quân Nga giao đóng.
Ảnh tàu Gepard 3.9 thứ 3 của Việt Nam tại thành phố Azov (vùng Rostov), trước khi vào biển Azov, ngày 7.9
Hãng tin này dẫn lời ông Renat Mistahov, Tổng giám đốc Nhà máy cho biết ngày 7.9 tại Triển lãm hội thảo vũ khí Army 2016 diễn ra ở ngoại ô Moscow.
Trước đó Nhà máy này cho biết sẽ lần lượt giao Việt Nam hai chiến hạm Gepard 3.9 thứ ba vào năm 2017 và chiếc thứ 4 là năm 2018. Việc chậm trễ bàn giao là do trục trặc trong việc cung cấp động cơ turbin khí từ Ukraine.
Hiện tàu Gepard 3.9 thứ 3 của Việt Nam đã được lai dắt từ sông Volga qua sông Don và ra biển Azov. Sau đó tàu sẽ qua eo biển Kerch vào Biển Đen, đến quân cảng Novorossiysk để thử nghiệm trước khi bàn giao cho Việt Nam.
Dự kiến chiếc Gepard 3.9 thứ 4 của Việt Nam sẽ ra Biển Đen vào tháng 10.
Tàu Gepard 3.9 của Việt Nam tại Azov, chuẩn bị ra biển - Ảnh: Diễn đàn VK
Hai tàu Gepard 3.9 đầu tiên của Việt Nam đặt Nga đóng là 011 Đinh Tiên Hoàng (giao năm 2011) và 012 Lý Thái Tổ (giao năm 2012). Năm 2012, Việt Nam đặt Nga đóng tiếp 2 chiếc Gepard nữa, và cặp tàu này đã khởi công từ năm 2013 đến nay.
Hồi cuối tháng 4.2016, tại lễ hạ thuỷ chiếc tàu chiến Gepard thứ 3 của Việt Nam, phó tổng giám đốc Nhà máy đóng tàu M. Gorky là ông Alexander Karpov thông tin rằng việc thương thảo hợp đồng đóng cặp tàu Gepard thứ ba cho Việt Nam đã thành công, và hai tàu Gepard thứ 5 và 6 của Việt Nam sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa Klub-K phóng từ container.
Tàu Gepard 3.9 của Việt Nam lai dắt vào biển Azov
Theo Thanh Niên
Giáo án huấn luyện thủy thủ tàu ngầm Nga Ấn có gì khác? Hôm 31/8, 60 thủy thủ tàu ngầm của Hải quân Việt Nam đã hoàn thành khóa học sáu tháng tại trường huấn luyện tàu ngầm INS Satavahana của Ấn Độ. Theo một số thông tin từ phía Hải quân Ấn Độ, khóa đào tạo 6 tháng của 60 sĩ quan và thủy thủ tàu ngầm vận hành tàu ngầm Kilo thứ 6 của...