Sina: Lật tẩy các chiến lược quân sự của Mỹ nhằm vào Trung Quốc
Trang tin tức Sina của Trung Quốc đã đưa ra những dẫn chứng để chứng minh các chiến lược của Mỹ đang nhằm vào nước này mặc dù Washington luôn khẳng định họ không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.
Các chiến lược quân sự của Mỹ như học thuyết Tác chiến không-hải (AirSea Battle), Kế hoạch điều chỉnh quốc phòng 4 năm một lần (Quadrennial Defense Review) và mô phỏng các cuộc không kích trong tương lai nhằm chống lại Trung Quốc bất chấp sự khẳng định “chắc như đinh đóng cột” của Washington rằng các cuộc diễn tập không nhằm vào bất cứ mục tiêu cụ thể nào, theo trang tin tức Sina của Trung Quốc.
Theo Kế hoạch điều chỉnh quốc phòng 4 năm một lần cho biết Mỹ cần phải phản ứng trước vấn đề gia tăng ngân sách quân sự, tranh chấp lãnh thổ và sự căng thẳng về việc đơn phương tuyên bố sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên tại châu Á-Thái Bình Dương để giúp các nước trong khu vực duy trì sự ổn định cà thịnh vượng lâu dài. Các cuộc không kích trong tương lai của quân đội Mỹ sẽ được nhằm duy trì một vai trò “thuyền trưởng” và bảo vệ lợi ích của Mỹ trong khu vực, cũng như thiết lập một bộ quy tắc ứng xử trong khu vực.
Tàu khu trục USS Fitzgerald của Hải quân Mỹ cập cảng tại Đà Nẵng vào 6/4.
Mặc dù chính phủ Mỹ tuyên bố rằng chiến lược Tác chiến không-hải hoàn toàn không nhắm tới bất kì quốc gia nào và kế hoạch điều chỉnh quốc phòng năm 2014 đã coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn đối với lợi ích của các quốc gia khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo bản báo cáo, quân đội Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng và hiện đại hóa nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thất bại trong việc làm tăng tính minh bạch và không ngại tiết lộ về khả năng quân sự và những ý đinh của quốc gia này.
Báo cáo cho biết, Hải quân Mỹ sẽ triển khai 60% khí tài đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020 và tăng cường sự hiện diện của mình tại Nhật Bản vì đây là một phần quan trọng trong kế hoạch. Mỹ sẽ tăng tính linh hoạt và sống còn của mình trong trường hợp xảy ra không kích.
Video đang HOT
Chiến lược Tác chiến không-hải đã sắp xếp lại việc triển khai quân sự của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á, châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Sự thay đổi này tạo ra sự triển khai quân sự theo chiều dọc trải dài trên khắp Nhật Bản, Guam và Úc, cho phép Mỹ thực hiện các cuộc không kích chống lại Trung Quốc từ biển.
Washington đã trang bị tên lửa chống hạm tầm xa kể từ năm 2013, điều này khiến Bắc Kinh khó mà bắt kịp với sức mạnh của Washington. Mục đích cuối cùng của Hải quân Mỹ là xây dựng một hệ thống phòng thủ tàu dựa trên các vũ khí laser và súng điện tử chống tàu sân bay của Trung Quốc, mặc dù phải mất thêm 10 năm nữa thì các vũ khí này mới có thể biên chế cho quân đội, theo bài báo cáo trên.
Bản đánh giá trên cũng thể hiện Trung Quốc sẽ sử dụng chiến lược chống truy cập, thâm nhập và công nghệ không gian mạng để khắc chế sức mạnh của Mỹ. Đây là một mối đe dọa trực tiếp với Mỹ kể từ khi quố gia này thực hiện những hoạt động nhằm duy trì sự ổn định và trật tự của khu vực và thế giới.
Đỗ Huế (Theo Wantchinatimes)
Ấn Độ lập mạng lưới radar ven biển đối phó sự bành trướng của Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ gần đây đã kích hoạt một trạm radar tại Seychelles, đánh dấu sự khởi đầu của một dự án giám sát hàng hải do New Delhi dẫn đầu để thiết lập mạng lưới 32 trạm radar giám sát ven biển ở Seychelles, Maldives, Mauritius và Sri Lanka nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Modi thăm Seychelles hôm 14/3. (Ảnh: Văn phòng thủ tướng Ấn Độ)
Ông Narendra Modi đã kích hoạt hệ thống radar trong chuyến công du đảo quốc Seychelles mới đây, khi ông tới thăm các đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương. Động thái này là một nỗ lực của New Delhi mà một số nhà chiến lược quân sự xem là nỗ lực nhằm thúc đẩy một liên minh mạnh mẽ hơn để đối trọng với sự bành trướng của hải quân Trung Quốc trong khu vực kể từ tháng 10 năm ngoái.
Phát biểu trước các quan chức hải quân Ấn Độ và các sĩ quan của cảnh sát biển Seychelles trong lễ kích hoạt, Thủ tướng Modi nói rằng kế hoạch của Ấn Độ bao gồm việc thiết lập các trạm radar tại Seychelles, Mauritius và Maldives. Các cuộc đàm phán nhằm thiết lập ít nhất 10 trạm khác tại Sri Lanka đang được tiến hành.
Theo ông Modi, các rạm radar giám sát ven biển (CSR) sẽ cải thiện khả năng hoạt động của các lực lượng an ninh biển tại các quốc gia đối tác và an ninh chung của các vùng đặc quyền kinh tế vốn tạo nên "nền kinh tế xanh" của khu vực.
"Chúng tôi xem Seychelles là một đối tác quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương. Mối quan hệ của chúng ta là duy nhất và đặc biệt. Nó được thành lập dựa trên nền tảng sâu sắc và sự tin tưởng lẫn nhau. Mối quan hệ an ninh của chúng ta rất vững chắc và cho phép chúng ta thực hiện trách nhiệm chung nhằm tăng cường an ninh biển trong khu vực", trang tin Defense News dẫn lời Thủ tướng Ấn Độ.
"Thật vinh dự được trở thành một đối tác của Seychelles trong việc phát triển các khả năng an ninh. Chúng tôi cũng hi vọng rằng Seychelles sẽ sớm trở thành một đối tác đầy đủ trong sự hợp tác an ninh biển với Ấn Độ, Maldives và Sri Lanka", ông Modi nói thêm.
Các nhà phân tích quốc phòng trong khu vực nói rằng khi hoàn thành, dự án gồm 32 trạm quan sát sẽ cho phép hải quân Ấn Độ, thông qua các đồng minh, giám sát hoạt động của tất cả các tàu thuyền ở Ấn Độ Dương.
Thủ tướng Modi đã cam kết tài trợ chiếc máy bay giám sát hàng hải Dornier thứ 2 nhằm tăng cường các khả năng tình báo, giám sát và do thám của cảnh sát biển Seychelles.
Ấn Độ đã tài trợ chiếc Dornier (Do 228) đầu tiên và một số tàu hải quân cho Seychelles vào giữa năm 2013. Tổng thống Seychelles James Michel cho hay các trạm radar là bằng chứng cho thấy mối quan hệ an ninh và quốc phòng bền chặt của nước này với Ấn Độ.
"Mọi người đều nhận thấy sự tham gia của Ấn Độ trong nhiều mặt của sự phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế của chúng ta. Chúng ta cũng có mối quan hệ đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh", ông Michel nói.
Ngoài trạm radar giám sát ven biển mới kích hoạt trên đảo chính Mahe, nhiều trạm khác sẽ được lắp đặt tại các đảo nhỏ hơn như Farqhuar, Astove và Assumption của Seychelles. Tất cả dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong thời gian từ tháng 7-8 tới.
Tại quốc gia láng giềng Mauritius, Thủ tướng Modi đã ký một thỏa thuận nhằm thiết lập 8 CSR do Ấn Độ kiểm soát và cam kết tiếp tục tăng cường năng lực của cảnh sát biển Mauritius với các máy bay, tàu hải quân mới. Ấn Độ cũng sẽ huấn luyện cho các thủy thủ của Mauritius.
Dự án giám sát vành đai Ấn Độ Dương được xem là sự đối phó của Ấn Độ với các chiến dịch bành trướng mới của Trung Quốc trong khu vực. Hồi tháng 1, Bộ quốc phòng Trung Quốc cho biết nước này sẽ thiết lập việc triển khai các tàu hải quân trong khu vực để bảo vệ các lợi ích kinh tế và an ninh, và đóng góp vào các chiến dịch chống hải tặc quốc tế trong khu vực.
Động thái của Ấn Độ diễn ra sau các báo cáo gần đây nói rằng Trung Quốc đang đẩy mạnh việc thiết lập ít nhất 18 cảng nước sâu với các quốc gia ven biển ở châu Á và châu Phi để thiết lập các căn cứ và các xưởng bảo dưỡng phục vụ tàu thuyền.
An Bình
Theo dantri
EU chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga Các biện pháp trừng phạt này có thể được áp đặt một cách nhanh chóng nếu thỏa thuận hòa bình Minsk bị phá vỡ. Ngoại trưởng Anh Philip Hammond ngày 6/3 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Các biện pháp trừng phạt...