Simple Plan cùng Mỹ Tâm chống nạn buôn người
Rock-band đình đám của Canada sẽ có mặt trong đêm nhạc kêu gọi giới trẻ chống lại nạn bóc lột và buôn người mà “Họa mi tóc nâu” được mời làm đại sứ.
Sau những chuyến lưu diễn Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore, đây là lần đầu tiên Simple Plan trình diễn trực tiếp tại Việt Nam. Hiện tại, nhóm nhạc rock punk này đang lưu diễn ở châu Âu. Với hơn 7 triệu album đã được bán trên toàn thế giới, Simple Plan bắt đầu hoạt động từ năm 1999 với năm thành viên là Pierre Bouvier, Sébastien Lefebvre, David Desrosiers, Chuck Comeau, Jeff Stinco.
Hai đĩa đơn mới nhất của Simple Plan là Summer Paradise và Jetlag đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người hâm mộ. Ca khúc This song saved my life khiến dư luận chú ý bởi đây là bài hát đầu tiên được viết nên từ hàng trăm thông điệp mà các fan gửi qua Twitter cho Simple Plan.
Ngày 26/5 tới, Simple Plan sẽ biểu diễn tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình theo lời mời từ chiến dịch chống dứt nạn bóc lột và buôn người (tên viết tắt là MTV EXIT). Nhắc tới chuyến lưu diễn đầy ý nghĩa của ban nhạc, Chuck cho biết thêm: “Hợp tác với MTV EXIT nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu xung quanh vấn đề buôn người chính là sứ mệnh của chúng tôi. Buôn người là một tội ác kinh khủng gây nên hậu quả nặng nề đối với rất nhiều thanh thiếu niên và gia đình”.
Thành viên của Simple Plan cũng không che giấu niềm vui khi được mời tới biểu diễn tại mảnh đất hình chữ S: “Chúng tôi rất háo hức vì đây là lần đầu tiên trình diễn tại Việt Nam. Chúng tôi mong sớm được thông báo cho người hâm mộ biết họ có thể tham gia và hỗ trợ cho đêm nhạc cũng như toàn bộ chiến dịch MTV EXIT như thế nào”.
Mỹ Tâm trở thành đại sứ của chiến dịch MTV EXIT tại Việt Nam.
Nhóm nhạc tới từ Montreal cũng là một trong những cái tên rất biết cách tận dụng sự nổi tiếng của mình để làm việc thiện. Họ đã khởi xướng một quỹ khuyến thiện mang tên ban nhạc để ủng hộ các tổ chức từ thiện phòng chống bệnh ung thư. Chuck Comeau – một thành viên của Simple Plan – chia sẻ: “Trong suốt sự nghiệp của ban nhạc, chúng tôi luôn coi trọng việc đóng góp cho xã hội và hỗ trợ những mục đích gần gũi với trái tim. Chúng tôi khởi xướng quỹ Simple Plan với mục tiêu giúp đỡ thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn”.
Video đang HOT
Ngoài Simple Plan, tất nhiên đêm nhạc này còn có sự góp mặt của nhiều ca sỹ Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại, BTC vẫn giữ kín thông tin này và muốn bật mí vào giờ chót để tạo sự bất ngờ cho người hâm mộ.
Bên cạnh đó, MTV EXIT cũng sẽ công bố việc ủy nhiệm Mỹ Tâm làm “nghệ sỹ đại sứ” của chiến dịch tại Việt Nam. Cô cũng chính là người dẫn chương trình cho bộ phim tài liệu dài nửa tiếng mang tên Enslaved: An MTV EXIT Special (tạm dịch là Bị bắt làm nô lệ: Một bộ phim đặc biệt của MTV EXIT).
Buôn người là một tội ác ảnh hưởng đến 2,5 triệu người trên toàn thế giới. Trong số đó có hơn một nửa đang sống tại hoặc đến từ Châu Á – Thái Bình Dương. Thông thường, nạn nhân là những người trẻ tuổi chỉ mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình. Chiến dịch MTV EXIT (End Exploitation and Trafficking – Chấm dứt nạn bóc lột và buôn người) là một sáng kiến truyền thông đa phương tiện đã nhận giải thưởng nhằm giúp nâng cao nhận thức và phòng chống nạn buôn người và bóc lột người. MTV EXIT ra đời tại châu Âu năm 2004 và đến năm 2007 đã mở rộng phạm vi hoạt động khắp châu Á với sự hỗ trợ của USAID. Đến nay, MTV EXIT đã sản xuất một danh mục rộng lớn gồm nhiều chương trình truyền hình nhằm nâng cao nhận thức về nạn buôn người.
QUỲNH ANH
Theo Infonet
Fan Việt Nam sẽ "giết" chết các liveshow vì văn hóa kém?
Những người hâm mộ luôn là nhân tố quan trọng nhằm mang lại những giá trị văn hóa giao lưu lâu bền trong mắt nghệ sĩ về mỗi quốc gia.
Từ đầu năm tới giờ, những khán giả Việt đã có nhiều cơ hội tiếp cận gần gũi với nhiều tin tức, chương trình lớn nhỏ. Không chỉ là những nghệ sĩ Việt Nam muốn khẳng định tên tuổi bằng các liveshow riêng, khán giả còn có thêm cơ hội tiếp cận với các nghệ sĩ nổi bật đến từ nhiều quốc gia. Họ có thể đã từng là những tên tuổi có sức ảnh hưởng lớn đối với nền âm nhạc, huyền thoại âm nhạc, nhưng cũng có thể là đại diện đương đại của một nền showbiz giải trí.
Tuy nhiên, cách đón nhận như thế nào và ứng xử ra sao với những chương trình lớn này vẫn luôn là câu hỏi lớn đối với những khán giả Việt.
Trong một bài viết cá nhân dài tới 8 trang, Phóng viên của một Báo điện tử nổi tiếng tại Việt Nam ngoài việc bày tỏ những tình cảm cá nhân đối với phần trình diễn của BSB trong đêm nhạc gần đây mới diễn ra cũng không tránh khỏi những băn khoăn, bức xúc trước những hành vi văn hóa ứng xử của báo chí, khán giả Việt Nam. Rất nhiều những sai sót khi tác nghiệp của phóng viên, kèm theo những phản ứng cảm xúc tiêu cực trong các bài viết không được xử lí, biên tập nội dung tốt đã trở thành những dẫn chứng thiếu chính xác gây ảnh hưởng tới chất lượng của đêm nhạc.
"Trên một trang báo mạng nổi tiếng, có phóng viên giật tít là "Fan Việt dằn mặt BSB". Nhưng khi hỏi ra mới biết bạn phóng viên nọ do bị xô đẩy thế nào đó với fan nên bức xúc, đã viết bài "dìm hàng". Sau đó, vì sợ BTC không mời tới xem liveshow nữa nên PV này vội vàng nhắn tin xin lỗi.
Backstreet boys trong đêm nhạc tại Việt Nam (Ảnh: VNE)
Khi Backstreet Boys ra Hà Nội và dự tiệc VIP hôm 25/3, tôi lại càng buồn cười hơn trước độ nắm bắt thông tin của "phóng viên văn hóa" một số báo mạng. Vô tình đọc được một cái tít: "Cô bạn gái bốc lửa của Brian". Tôi tự nhủ, "Ồ, Brian cưới vợ rồi mà, sao còn bồ bịch gì ở đây? Hay do vợ Brian sang nhưng phóng viên nhà mình nhầm là bồ?". Mở ra xem, một gương mặt lạ hoắc mà ngày hôm sau tôi mới biết là một nữ DJ người Nga, tới chơi nhạc tại bữa tiệc. Mở một trang báo mạng khác, tôi còn bất ngờ hơn khi thấy vẫn là những tấm ảnh của cô DJ người Nga kia, nhưng lần này được thay thế là "Bạn gái Nick Carter khoe vẻ bốc lửa ở Hà Nội".
Không chỉ tại đêm nhạc của BSB, có rất nhiều sự kiện âm nhạc quốc tế tại Việt Nam thiếu đi cái nhìn khách quan mang tính tổng thể của người viết. Hoặc là do thiếu kiến thức về văn hóa giải trí nước ngoài, hoặc là do thiếu sự đầu tư, tìm hiểu dù đã được BTC cung cấp đầy đủ, chu đáo thông tin và lịch trình thì các bài sự kiện vẫn thiếu góc độ quan sát thực tế. Thậm chí, phần nhiều những cảm xúc cá nhân của người viết bị chi phối bởi không gian xung quanh, không nắm bắt được bối cảnh dẫn tới các chi tiết không chính xác được nêu ra trong nội dung làm ảnh hưởng tới những độc giả có mặt theo dõi, cũng như định hướng nội dung sai tới những khán giả không tham dự về đêm diễn.
Ở khía cạnh khán giả, bên cạnh những hành động cổ vũ nhiệt tình, văn minh thì không tránh được những hành vi, phát ngôn thiếu kiềm chế, gây ra sự ức chế với những khán giả theo dõi xung quanh. Văn hóa đi xem ca nhạc của khán giả Việt Nam tại những sân khấu lớn ngoài trời từ lâu đã là một vấn đề lớn báo chí đề cập nhưng chưa khi nào góc nhìn về hành vi này lại đáng để bàn tới khi bình diện của một đêm nhạc quốc tế được đánh giá bởi khán giả, nghệ sĩ nước ngoài. Những sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận của họ để dành cho khán giả một đêm nhạc chất lượng thì cũng nên được phản hồi lại bằng những hành động đẹp như lời chào đón, cỗ vũ công bằng, trong sáng.
Nhóm SNSD trong chương trình giao lưu văn hóa Việt - Hàn (Ảnh: BĐVN)
Khi SNSD tới Việt Nam, ngay từ sân bay, cách cổ vũ của những khán giả Việt Nam đã hơn 1 lần làm cho các cô gái trẻ đến từ Hàn Quốc phải hốt hoảng, lo sợ khi khoảng cách giữa thần tượng và người hâm mộ không phải là sự gần gũi mà giống như sự chiếm hữu. Ngay trong đêm diễn này, người ta cũng nhắc đến một hành vi thiếu văn hóa của một người hâm mộ khi vượt qua các vệ sĩ lao lên sân khấu ôm ca sĩ, khiến ca sĩ phải bỏ chạy vào trong hậu trường. Sự yêu mến quá đà dẫn tới hành vi ích kỉ này đã khiến cho cộng động mạng Việt Nam và quốc tế hết sức bức xúc. Đây cũng là lí do khiến cho nghệ sĩ trở nên dè dặt hơn với khán giả của mình dù biết những hành vi mang động cơ cá nhân này không phản ánh thái độ của tất cả khán giả.
Hơn 1 năm trước, khi MTV Exit tới Việt Nam, liên tiếp trong và sau đêm diễn, người ta nhắc đến rất nhiều về văn hóa cổ vũ của khán giả Việt Nam. Nhiều người hâm mộ đã bị ngất vì chen lấn, xô đẩy trước sự bất lực của BTC khi không thể kiểm soát được sự hâm mộ của khán giả. Hình ảnh của cả một đêm nhạc mang ý nghĩa xã hội, cộng đồng (Chương trình truyền tải thông điệp chống lại sự bóc lột và nạn buôn người và không bán vé) bị ảnh hưởng tới chỉ bởi khán giả ít tham dự, ít hiểu biết về văn hóa cỗ vũ. Làn sóng của MTV Exit đã thành công lớn về mặt truyền thông khi được nhiều báo đài quan tâm đưa tin nhưng chính khán giả lại mang đến những dấu ấn buồn cho đêm nhạc.
Đầu năm nay, BSB, Bob DyLan, Hanoi Sound Stuff, Tiger Translate,...đã mang rất nhiều nghệ sĩ lớn đến Việt Nam. Đây cũng cũng chính là dịp để giới thiệu văn hóa phương Tây giới thiệu đến Việt Nam thông qua âm nhạc dù tính chất và quy mô của các chương trình khác nhau. Nếu như Hanoi Sound Stuff mang đậm tính chuyên môn và hơi kén khán giả thì Tiger Translate lại được tổ chức hết sức chu đáo và cẩn thận do tính chất của một đêm nhạc Rock luôn có những điểm đặc biệt và cần sự chuẩn bị kĩ càng hơn rất nhiều so với các đêm nhạc thông thường.
Chương trình Tiger Translate Growth (Ảnh: VTC)
BTC ngoài việc làm rất tốt phân định rõ ràng từng phần của đêm diễn, đã biết cách tạo ra những điểm nút khác nhau để co cụm khán giản đúng theo ý đồ kịch bản chương trình mà không làm cho mạch chương trình bị vỡ. Ngoài ý tưởng chủ đạo là sự tăng trưởng, phát triển của Thủ đô Hà Nội thì BTC cũng đã lồng ghép thành công những kết nối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và quốc tế thông qua những phần biểu diễn của không chỉ 3 nhóm nhạc (2 Việt Nam, 1 quốc tế) mà còn là cách kết hợp những nét văn hóa đường phố độc đáo của nghệ sĩ Việt Nam và các nghệ sĩ tài năng đến từ các quốc gia khác qua nghệ thuật Graffiti nhằm làm rõ nét mục tiêu của chương trình .
Khán giả rất fairplay trong đêm nhạc (Ảnh: VTC)
Là một đêm nhạc Rock nhưng tất cả khán giả đều rất "fairplay" với tất cả các nghệ sĩ tham gia cũng như hòa chung với nhau trong không khí nhạc Rock cuồng nhiệt. Không có bất cứ sự cố nào đáng tiếc xảy ra với kịch bản chương trình, khán giả - vốn là điều lo ngại của nhiều đơn vị sản xuất chương trình khi tổ chức các đêm nhạc Rock trước sự cuồng nhiệt đôi khi mất kiểm soát. Báo chí cũng được đảm bảo tối đa hiệu quả tác nghiệp với phân khu riêng mà không bị ảnh hưởng bởi khán giả tham gia. Hơn 4.000 nghìn khán giả, vượt ngoài mong đợi của BTC là 2.500 đã là một kết quả thành công cho những đầu tư, chuẩn bị kĩ càng.
Chỉ 3 ngày tới, thêm một đêm nhạc hứa hẹn sự bùng nổ của cả nghệ sĩ và khán giả sẽ diễn ra tại Bình Dương với sự có mặt của nhóm Super Junior nhưng kết quả tới đâu vẫn là một thử thách với ê kíp thực hiện chương trình. BTC cũng như các đơn vị phối hợp đã hết sức cố gắng, từ việc cân nhắc chọn địa điểm tới những phương án khác nhau để phục vụ khán giả hiệu quả đạt mức tối đa. Nếu như 1 năm trước, dư âm buồn về khán giả đã khiến BTC phải đau đầu xử lí những sự cố ngoài ý muốn, thậm chí còn mang tiếng thì rất hy vọng năm nay, ngoài sự chuẩn bị của BTC chu đáo dành cho khán giả, thì chính những khán giả cũng nên biết ý thức hơn về vị trí, vai trò của mình trong đêm diễn.
Sức ảnh hưởng của một đêm nhạc không chỉ nằm ở người nghệ sĩ, sự thăng hoa của họ phần chính nằm ở khán giả. Trong một chương trình mà ý nghĩa văn hóa được coi trọng, thì cả khán giả cũng là thành phần góp vào thành công của chương trình. Sau những sự cố và góp ý thẳng thắn, rất hy vọng văn hóa theo dõi các đêm diễn lớn sẽ được nâng cao hơn với khán giả Việt Nam để mỗi lần lưu diễn của các nhóm nhạc, nghệ sĩ quốc tế sẽ là một phản ánh văn hóa đẹp từ Việt Nam.
Theo 2Sao
Mỹ Tâm lọt vào Top 11 hiện tượng Pop trên thế giới Vừa qua, website tin tức ABCNews đã có một bài viết với tiêu đề "Những hiện tượng Pop trên thế giới có thể bạn chưa biết." Bài viết đã điểm mặt 11 nghệ sĩ ở những đất nước khác nhau trên khắp thế giới. Không nổi tiếng toàn cầu nhưng 11 nghệ sĩ này lại là những hiện tượng Pop tại đất nước...