Sim bổ huyết, dưỡng an thai
Cây sim có tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk., thuộc họ sim (Myrtaceae). Ngoài ra, còn gọi là hồng sim, đào kim nang… Sim mọc hoang tại các vùng đồi trọc khắp nước ta. Cây thích hợp với đất khô cằn, gò đồi… Ở miền Trung, sim thường ra hoa và trái từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm.
Dược tính và cách sử dụng:
Rễ, lá và trái sim được dùng làm dược liệu trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc.
Tại Trung Quốc: Sim được ghi chép trong Bản thảo cương mục thành 2 vị thuốc: trái là đào kim nang hay sơn niệm tử, còn rễ là sơn niệm căn.
Sim được xem là có vị ngọt/chát, tính bình.
*Rễ sim: Tác dụng “khu phong, hoạt lạc”, thu liễm và chỉ tả; được dùng để trị sưng bao tử cấp tính, ăn không tiêu, sưng gan, đau nhức do phong thấp…
*Lá: Tác dụng thu liễm, chỉ tả; cũng dùng để trị viêm dạ dày, ăn không tiêu, dùng đắp ngoài để trị xuất huyết.
Video đang HOT
Trị tiêu chảy, lỵ trực trùng và nhiễm khuẩn khác ở đường ruột; lá sim: 1 nắm (30 g), rửa sạch, giã nát, chế 1 lít nước sôi vào hãm hay nấu uống trong ngày. Dùng trong 3 ngày. Có thể thêm 1 muỗng canh mật ong cho mỗi ly cho dễ uống.
* Trái: Tác dụng bổ huyết, dùng trị thiếu máu khi có thai, suy nhược sau cơn bệnh, an thai. Trái chín tương ăn rất ngon và bổ. Người ta đã chứng minh chất màu tím của trái là antocyanin có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa.
Sim còn được chế biến làm rượu khai vị
Vài phương thức sử dụng:
Trị đau hay loét dạ dày, viêm ruột và kiết lỵ: dùng 60g trái khô, thêm nước, hấp đến chín nhừ và chắt lấy nước. Uống mỗi ngày 1 – 2 ly, buổi sáng khi thức dậy và khi đi ngủ… Uống trong 20 ngày.
Trị tiêu chảy nơi trẻ em: sao đến cháy đen 30 g trái khô. Đun nhỏ lửa trong nước đến chín. Uống ngày 3 lần.
Xuất tinh sớm, ù tai, choáng váng và mất ngủ: dùng 60 g trái khô, 1 quả trứng, 30 g đường cát vàng, rượu trắng (vừa đủ). Hầm nhỏ lửa đến chín. Uống hết một phần trước khi đi ngủ.
Để điều trị thiếu máu, mặt tái, môi lạnh, tay chân lạnh, hay choáng váng, chóng mặt: dùng 15 g trái khô, 15 g long nhãn nhục, 30 g đường phèn. Nấu lửa nhỏ đến chín. Ăn 1 hay 2 lần mỗi ngày.
Giúp mau hồi phục sau cơn bệnh: dùng 30 g trái khô, 30 g thịt heo nạc và 2 – 3 trái táo tàu. Thêm nước, nấu đến chín. Ăn mỗi ngày.
Cách chế tạo rượu sim:
Lấy 500 g trái sim khô, nghiền nát, ngâm trong 1 lít rượu trắng (40 độ) trong 10 ngày, mỗi ngày lắc, trộn một lần… có thể dùng làm rượu khai vị.
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)
10 món ăn trị đau bụng mạn tính
Đau bụng mạn có nhiều nguyên nhân khác nhau như đau bụng do lạnh, đau bụng do lạnh hay nôn, chân tay phù, đau bụng do viêm dạ dày, đau bụng do tỳ vị hư hàn.
Đau bụng mạn có nhiều nguyên nhân khác nhau thể hiện bằng nhiều hình thái khác nhau như đau bụng do lạnh, đau bụng do lạnh hay nôn, chân tay phù, đau bụng do viêm dạ dày, đau bụng do tỳ vị hư hàn... Để có thể tham khảo, dưới đây xin giới thiệu một số món ăn cụ thể.
Trị đau bụng do lạnh: Dùng món "Cháo thịt chó, cháo đậu": thịt chó 250g, cháo đậu 20g, gạo lức 100g, muối vừa đủ. Thịt chó rửa sạch cắt nhỏ, gạo vo sạch, nấu cùng thịt chó. Khi cháo chín cho cháo đậu và muối, đun sôi một lúc là được. Ngày ăn 2 lần.
Quất hồng bì cho vị thuốc trần bì.
Trị đau bụng, tức ngực, miệng khát:
Dùng món "Cháo gạo nếp đậu xanh, lá sen": đậu xanh 50g, lá sen tươi 2 lá, đường trắng 150g, gạo nếp 100g. Đậu xanh đãi sạch, cho vào nồi, nước vừa đủ, đun sôi, trước khi nhừ đậu cho gạo nếp vo sạch vào nấu cháo loãng. Rửa sạch lá sen, chần qua nước sôi, bỏ 1 lá dưới đáy nồi, đổ cháo nếp đậu xanh lên trên, phía trên đậy 1 lá sen, đậy vung lại, 5 phút sau bỏ lá sen, cho đường vào là được. Ăn trong ngày.
Trị bụng đau do lạnh, hay nôn, chân tay phù: Dùng món "Cháo cá diếc, đậu đỏ": cá diếc 250g, đậu đỏ 50g, gạo lức 100g, gừng, hành, rượu, muối vừa đủ. Cá rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cho nước và các gia vị, nấu nhừ lọc lấy nước, bỏ xương. Cho đậu đỏ (đã ngâm nước 4 tiếng đồng hồ) và gạo vào, nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi gạo nở cho bột ngọt vào là được. Ăn trong ngày.
Trị đau bụng, viêm dạ dày, nôn: Dùng món "Cháo nấm thịt bò": nấm 100g, thịt bò 100g, gạo lức 100g, hành băm 10g, gừng tươi băm nhỏ, muối, bột ngọt vừa đủ. Thịt bò nấu chín, thái mỏng, nấm rửa sạch. Thịt, gạo, nấm cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu cháo. Cháo chín cho gia vị vào một lúc là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con.
Trị đau bụng do tỳ vị hư nhược, viêm ruột, dạ dày mạn tính:
Dùng "Cháo táo đỏ, gạo nếp": táo đỏ 15g, gạo nếp 60g. Táo ngâm 1 giờ, sau cho cùng gạo nếp nấu cháo. Ngày ăn 2 lần. Trị đau bụng do tỳ vị hư nhược, viêm ruột, dạ dày mạn tính.
Chữa tỳ vị hư hàn, bụng trướng mạn, đau: Dùng món "Canh gà nấu đảng sâm": gà trống 1 con, quế bì 5g, gừng khô 10g, đảng sâm 30g, thảo quả 8g, trần bì 5g, hạt tiêu 10 hạt, xì dầu, muối vừa đủ. Thịt gà bỏ ruột rửa sạch cho vào nồi cùng các gia vị, nước vừa đủ ninh kỹ thấy thịt chín thì lọc lấy nước. Ăn thịt, uống canh.
Trị tỳ vị hư hàn, bụng đau, lưng gối đau yếu, dương sự kém: Dùng món "Canh cật dê": cật dê 1 cái, mỡ dê 50g, nhục thung dung 12g, thảo quả 5g, bột mỳ 50g. Xì dầu, hành, muối vừa đủ. Bột mỳ gia công thành sợi dẹt. Cật dê rửa sạch bóc màng mỡ. Các món kia cho vào túi vải bỏ vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa. Khi cật dê chín cho gia vị, sợi mì nấu chín là được. Ăn trong ngày.
Trị bụng đau ngâm ngẩm, nôn nước trong: Dùng món "Canh dạ dày lợn": dạ dày lợn 150g, gừng tươi 15g, nhục quế 3g, muối vừa đủ, hầm cách thuỷ. Ăn kèm trong bữa ăn, ngày ăn 2 lần.
Trị bụng lạnh đau, viêm loét dạ dày tá tràng, ăn uống kém:
Dùng món "Canh thịt bò nấu cao lương khương": thịt bò 200g, cao lương khương 10g, gừng khô 3g, muối vừa đủ. Thịt rửa sạch, lọc gân, dây chằng, thái nhỏ. Cao lương khương rửa sạch. Cho các thứ vào nồi đất, nước vừa đủ, đun sôi, rồi hạ nhỏ lửa sau 2 giờ thì cho gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn.
Trị đau bụng, dạ dày do vị hàn, ăn uống kém, tiêu hoá không tốt: Dùng món canh này có công hiệu ôn trung hòa vị lý khí. Món "Canh cá diếc nấu gừng vỏ quýt": cá diếc 1 con 250g, gừng tươi 30g, vỏ quýt 10g, hạt tiêu, muối vừa đủ. Làm cá sạch, bỏ ruột.
Gừng vỏ quýt rửa sạch thái nhỏ, cho vào bụng cá. Nước vừa đủ, đun nhỏ lửa, ninh chín, cho gia vị là được. Ăn cá uống nước canh lúc bụng đang còn đói.
Theo SKĐS
Cây mật gấu trị ung thư Cây mật gấu thuộc họ hoàng liên gai. Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt, vị rất đắng như mật gấu, vì vậy mới có tên là cây mật gấu. Theo Đông y, cây mật gấu có vị đắng tính mát, vào 4 kinh: phế, vị, can, thận có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm se. Người ta...