Siêu xe Tuatara mất 7 năm để phát triển động cơ
7 năm được xem là khoảng thời gian kỷ lục phát triển động cơ cho siêu xe SSC Tuatara có công suất tới 1.350 mã lực.
Năm 2011, SSC (tên chính thức là Shelby SuperCars) giới thiệu mẫu concept đầu tiên của siêu xe Tuatara. Đây được xem là tác phẩm nghệ thuật cơ khí có một không hai với tham vọng trở thành siêu xe nhanh nhất hành tinh, bên cạnh SSC Ultimate Aero.
Bảy năm sau, Tuatara vẫn chỉ là concept và mẫu thử nghiệm nhưng người hâm mộ sẽ không phải đợi lâu nữa. Siêu xe này sẽ chính thức ra mắt vào ngày 26/8 tới đây tại sự kiện Pebble Beach 2018 ở California, Mỹ.
SSC xác nhận mẫu siêu xe Tuatara ra mắt cuối tháng này là bản chính thức và sẽ được sản xuất hàng loạt ngay sau đó.
Tuatara sử dụng động cơ V8 có hai bộ tăng áp giống như mẫu concept trước đây. Tuy thông số kỹ thuật chưa được nhà sản xuất tiết lộ nhưng chắc chắn siêu xe này sẽ thỏa mãn các tín đồ đam mê tốc độ cao.
Video đang HOT
Concept Tuatara trước đây sử dụng động cơ cho công suất 1.350 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.280 Nm.
Theo Tri Thuc Tre
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển bùng nổ khoa học và công nghệ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc trở về của các bạn trẻ tiêu biểu cho các nhà khoa học, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, khẳng định cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang bùng nổ sẽ là cơ hội lớn, ngàn năm có một, đối với các nước đang phát triển như nước ta.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều 19/8 dự lễ công bố sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, được kỳ vọng sẽ góp phần đưa Việt Nam nhanh chóng bắt kịp, tiến cùng và vượt lên về khoa học, công nghệ và kinh tế.
Buổi lễ nằm trong khuôn khổ Chương trình kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư khởi xướng và chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiều cơ quan, đơn vị khác cùng một số địa phương, tổ chức.
Cùng tham dự lễ công bố có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; lãnh đạo các bộ ngành, địa phương.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết lễ công bố là một hoạt động quan trọng nhất của Chương trình kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2018.
Thủ tướng thực hiện nghi thức công bố sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo và huy động lực lượng nhân tài, trí thức trong lĩnh vực khoa học, công nghệ làm nòng cốt.
Với sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo, đã có hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia công nghệ tiêu biểu cho thế hệ tài năng, trí thức người Việt đang học tập và làm việc ở nước ngoài hưởng ứng tham gia, cùng với hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia công nghệ trong nước và các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, cùng gặp gỡ, tạo mối liên kết, trao đổi, chia sẻ tầm nhìn, chiến lược phát triển khoa học công nghệ và những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam cần đẩy mạnh trong thời gian tới.
Các bộ, cơ quan của Chính phủ sẽ lắng nghe, tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu các ý kiến của các bạn trẻ tài năng về những giải pháp phát triển đất nước dựa trên nền tảng công nghệ 4.0, để từ đó, tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng chiến lược, thể chế, khuôn khổ pháp luật để hình thành một hệ sinh thái thông qua việc xây dựng, nhân rộng mô hình các Trung tâm đổi mới sáng tạo tiên tiến và hiệu quả trong cả nước.
"Các bạn trẻ tài năng trở về ngày hôm nay đều là những tài năng, trí tuệ, đều khát khao cống hiến, chung tay xây dựng đất nước, vì một Việt Nam thịnh vượng", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng đánh giá cao việc trở về của các bạn trẻ tiêu biểu cho các nhà khoa học
Theo Bộ trưởng, thông qua sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, các bạn trẻ sẽ kết nối nhiều hơn nữa những tài năng, trí tuệ Việt Nam trên toàn thế giới, kết hợp với các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tạo thành một sức mạnh mới, nguồn lực quan trọng, đưa đất nước ta không ngừng vươn lên, sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá rất cao việc trở về của các bạn trẻ tiêu biểu cho các nhà khoa học, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang bùng nổ và trở thành cơ hội lớn, ngàn năm có một, đối với các nước đang phát triển như nước ta, để chuyển đổi nền kinh tế, đột phá phát triển, thu hẹp khoảng cách, tránh tụt hậu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan khác khẳng định quyết tâm, cam kết cùng với những hành động thiết thực để thúc đẩy Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam ngày càng phát triển, phát huy hiệu quả để góp phần đưa Việt Nam nhanh chóng bắt kịp, tiến cùng và vượt lên về khoa học, công nghệ và kinh tế.
TS Bùi Hải Hưng - nhà nghiên cứu của Google Deepmind, phát biểu tại buổi lễ.
Cũng tại buổi lễ, đại diện các chuyên gia, nhà khoa học người Việt tại nước ngoài đã có những chia sẻ về những mối quan tâm và đưa ra các kiến nghị để góp phần thúc đẩy phát triển Mạng lưới đổi mới sáng tạo.
TS Bùi Hải Hưng, nhà nghiên cứu của Google Deepmind (Mỹ) cho rằng ngành AI (trí tuệ nhân tạo) thế giới tương đối có duyên với người Việt đang làm về công nghệ.
"Số người Việt Nam trên thế giới hoạt động trong lĩnh vực AI không phải nhỏ, trong đó có những chuyên gia hàng đầu thế giới tại các môi trường hàng đầu như Google, Facebook, Microsoft..., những giáo sư tại các đại học hàng đầu thế giới. Đặc biệt, có những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực này đã tương đối thành công. Thế nhưng, Việt Nam vẫn chưa có tiếng nói, dấu mốc trên bản đồ AI thế giới", theo ông Hưng.
Nhà nghiên cứu của Google Deepmind cho rằng việc cần làm hiện nay là tập trung xây dựng một trung tâm nghiên cứu AI hàng đầu của Việt Nam và đây là cách hiệu quả nhất để thế giới biết đến Việt Nam trên bản đồ AI.
Trong khi đó, PGS. TS Hồ Anh Văn tới từ Viện Công nghệ khoa học và kỹ thuật tiên tiến Nhật Bản cho rằng công thức thành công của mạng lưới kết nối đổi mới sáng tạo Việt Nam là phép nhân của sự thành công của trí thức trong nước, Chính phủ và trí thức ngoài nước. Và nếu các trí thức ở nước ngoài cần sự nhiệt huyết, thì Chính phủ cần có các chính sách cụ thể và các trí thức trong nước cần sự đón nhận sẵn sàng hợp tác.
Theo Tri Thuc Tre
Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam Ngày 21/8, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2018 (AI Việt Nam 2018) trong khuôn khổ Chương trình Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018. Hội thảo do Bộ KHCN chủ trì sẽ là diễn đàn chia sẻ tầm nhìn, quan điểm chiến lược của Đảng, Nhà nước, Chính phủ nước...