Siêu xe tăng Armata của Nga có công nghệ tàng hình
Siêu xe tăng Armata của Nga được chế tạo theo công nghệ tàng hình và có lớp giáp bảo vệ tối tân, có thể phát hiện và tiêu diệt đạn pháo, theo The Moscow Times.
Siêu xe tăng Armata xuất hiện tại lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ ngày 9.5.2015 – Ảnh: Reuters
Tờ The Moscow Times ngày 4.8 dẫn lời ông Vyacheslav Khalitov, Phó Giám đốc công ty UralVagonZavod (hãng sản xuất xe tăng Armata) cho hay trong quá trình sản xuất, hãng này đã ứng dụng công nghệ tàng hình và trên thực tế đã chế tạo được xe tăng tàng hình. Theo ông Khalitov, lớp sơn đặc biệt và các vật liệu hấp thụ sóng radar giúp xe tăng Armata khó bị phát hiện.
Không chỉ được chế tạo theo công nghệ tàng hình, siêu xe tăng Armata còn có lớp giáp bảo vệ tối tân. Khi bị phát hiện, xe tăng này có khả năng gây nhiễu và tiêu diệt đạn pháo trước khi chúng kịp chạm vào thân xe, nhờ lớp giáp đặc biệt cũng như việc ứng dụng công nghệ bảo vệ điện từ và trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ trên vỏ xe.
Một trong những ưu điểm của siêu xe tăng này là tổ lái có khả năng sống sót cao khi xe trúng đạn, nhờ thiết kế riêng biệt giữa buồng lái và bộ phận khác.
Video đang HOT
Trước đó, báo đài Nga còn đưa tin lớp giáp của tăng Armata có thể chịu đựng được sức công phá của hầu hết các loại đạn pháo cũng như tên lửa chống tăng trên thế giới.
Siêu xe tăng Armata lần đầu tiên ra mắt tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít Đức hồi tháng 5 vừa qua ở Moscow. Lô tăng Armata đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội Nga thử nghiệm. Siêu xe tăng này dự kiến hoàn thiện và đưa vào sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 2017-2018.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố quân đội Nga sẽ được trang bị 2.300 chiếc xe tăng này.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Tăng Armata của Nga có khả năng vô hình
Các tác giả T-14 Armata khi chế tạo dòng tăng hiện đại này đã ứng dụng công nghệ giúp cho cỗ máy hầu như vô hình và bất khả xâm phạm trước đối phương.
Đài "Tiếng vọng Moskva" dẫn lời Phó Giám đốc nhà máy chế tạo Uralvagonzavod, ông Vyacheslav Khalitov cho biết "chúng tôi trên thực tế đã chế tạo xe tăng tàng hình".
Xe tăng T-14 "Armata" trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng ở thủ đô Moskva ngày 9/5. (Ảnh: THX/ TTXVN)
Theo ông Khalitov, trong quá trình chế tạo xe tăng đã ứng dụng sâu rộng công nghệ tàng hình. Lớp sơn đặc biệt cùng các vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến giúp xe tăng khó bị nhanh chóng phát hiện. Thêm vào đó, các kỹ sư nhà thiết kế đã đưa vào Armata các nguồn bức xạ để nó khó bị phát hiện hơn trong dải hồng ngoại cũng như các tần số sóng vô tuyến.
Đề cập tới khả năng bất khả xâm phạm của xe tăng Armata, ông Khalitov lưu ý xe tăng không chỉ có lớp giáp độc đáo mà cả khả năng bảo vệ điện từ, cũng như ứng dụng hệ thống "Hard kill và Soft kill" để phát hiện và tiêu diệt các quả đạn trước khi chúng chạm vào thân.
Trước đó, ông Khalitov cũng lưu ý tới các đặc điểm thiết kế của xe tăng, nhờ đó tổ lái có khả năng sống sót cao khi xe trúng đạn pháo hay tên lửa.
Xe tăng chế tạo trên khung gầm Armata lần đầu tiên được giới thiệu công khai trong cuộc diễn binh mừng Ngày chiến thắng (9/5) năm nay. Hiện lô xe tăng đầu tiên đã được chuyển cho Các Lực lượng vũ trang LB Nga.
Sau các thử nghiệm, nhà chế tạo Armata có kế hoạch hoàn thiện một số chi tiết và đưa xe vào sản xuất hàng loạt giai đoạn 2017-2018.
Theo ước tính của các chuyên gia, giá mỗi chiếc tăng mới này có thể lên tới 400 triệu ruble. Sau khi thử nghiệm và thống nhất về giá, Bộ Quốc phòng Nga có thể mua tới 3.200 xe loại này. Đầu tháng 6, tin cho biết các khách hàng tiềm năng mua Armata có thể là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Theo Duy Trinh
baotintuc.vn
B-2 Spirit - "Vua tàng hình" có giá tỷ đô của quân đội Mỹ B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất: ước tính chi phí cho mỗi chiếc từ khoảng 1,157 tỷ tới 2,2 tỷ đôla Mỹ. B-2 Spirit, do Northrop Grumman sản xuất, là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình trang bị bom thông thường và bom hạt nhân. Kỹ thuật tàng hình...