Siêu xe hybrid – Sự lừa dối ngọt ngào
Ngành công nghiệp ô tô đang chứng kiến “làn sóng xanh” tràn vào vương quốc siêu xe, khi Lotus, Ferrari và Porsche đồng loạt ra mắt xe hybrid. Những siêu xe hybrid này không thể cứu hành tinh này, nhưng chúng có thể khiến một số nhà giàu ảo tưởng vậy.
Mẫu Ferrari 599 Hybrid tại Triển lãm ô tô Geneva 2010 (Ảnh: NYT)
Xe hybrid vừa là thứ mốt nhất thời, vừa là một thực tế của các nhà sản xuất ô tô hiện đại. Chúng nhận được sự quan tâm quá mức so với xe động cơ đốt trong truyền thống đắt hơn nhưng tiêu tốn nhiên liệu hơn. Nhờ các quy định môi trường ngày càng khắt khe hơn, xe hybrid đang là trào lưu. Công nghệ hybrid có thể giúp giảm ô nhiễm môi trường không? Hoàn toàn có. Xe Ferrari hybrid có cứu được hành tinh này không? Chắc chắn không.
Hãy xem trường hợp Ferrari: Hãng sản xuất khoảng 6.000/năm nếu làm ăn tốt, và phần lớn xe thi thoảng mới được đem ra đường, còn lại thời gian là nằm trong gara. Tất cả xe Toyota Prius bán được trong một năm sử dụng nhiều nhiên liệu hơn tất cả xe Ferrari bán được trong cùng năm đó cộng lại – tiêu thụ xe Prius cao hơn nhiều so với Ferrari, và đa phần được dùng để đi lại hàng ngày. Ngay cả nếu ai đó dùng xe Ferrari hybrid hằng ngày như một chiếc ô tô thông thường thì cũng không làm thay đổi kết quả trên.
Xe Ferrari 599 Hybrid chỉ có ý nghĩa tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường khi chạy tốc độ thấp, trong khi tất cả chúng ta đều biết rằng chẳng ai mua xe Ferrari để chạy chậm.
Các nhà sản xuất siêu xe cũng khó tránh được việc chạy theo mốt như các nhà sản xuất ô tô thông thường. Vậy là mỗi hãng đều giới thiệu một mẫu xe hybrid tại Triển lãm Geneva 2010. Chạy theo mốt một cách mù quáng không phải chuyện mới trong ngành công nghiệp ô tô.
(Ảnh: Ferrari)
Cuộc cách mạng xanh để bảo vệ môi trường không có gì sai. Nếu như có những chiếc Ferrari chẳng thải gì ra môi trường ngoại trừ nước thì quả là quá tuyệt.
Video đang HOT
Nhưng thực tế không như vậy. Chúng không phải là xe chạy hoàn toàn bằng điện hay thứ năng lượng gì khác “sạch” tương tự, mà là công nghệ hybrid xăng-điện. Mục tiêu của ngành công nghiệp ô tô là cắt giảm lượng khí thải CO2, điều đó đáng trân trọng. Nhưng có một thực tế là hầu hết các nhà sản xuất ô tô trên thế giới có thể giảm lượng khí thải trung bình của danh mục sản phẩm mà không nhất thiết cần tới công nghệ hybrid.
Fiat, tập đoàn sở hữu thương hiệu Ferrari, là một ví dụ hoàn hảo. Đây là nhà sản xuất ô tô có lượng khí thải trung bình của sản phẩm thấp nhất châu Âu hiện nay – 131g khí thải CO2/km – trong giới hạn cho phép của EU vào năm 2015. Thương hiệu cắt giảm lượng khí thải được nhiều nhất trong tập đoàn Fiat? Ferrari! Hãng xe thể thao Ý này đã giảm được tới 53,6 g/km lượng khí thải trung bình mà không cần tới mẫu xe hybrid nào trong danh mục sản phẩm. 458 Italia là mẫu xe Ferrari động cơ V8 có hiệu quả sử dụng nhiên liệu cao nhất từ trước tới nay.
Ngay cả Porsche, hãng xe thể thao từ lâu đã quan tâm tới vấn đề khí thải CO2, cũng cắt giảm được đáng kể – giảm 27,5 g/km trong năm 2009. Mức cắt giảm này không nhờ tới sự can thiệp của mẫu xe thể thao hybrid nào, mà là giới thiệu một phiên bản động cơ diesel cỡ nhỏ hơn cho xe Cayenne tại châu Âu.
(Ảnh: NYT)
Nói như vậy tức là mẫu Porsche 918 Spyder Hybrid (ảnh trên) đã ra mắt tại Triển lãm ô tô Geneva 2010 không có nhiều ý nghĩa trong việc cắt giảm lượng khí thải trung bình cho danh mục sản phẩm của Porsche. Nó đúng là một mẫu xe rất đáng chú ý, nhưng nó vẫn sẽ là tâm điểm chú ý ngay cả khi không sử dụng hệ thống hybrid, và vẫn có những câu hỏi chưa lời đáp. Mẫu Porsche có mức tiêu thụ nhiên liệu được khẳng định là 3 lít/100km này hoạt động thế nào khi hết pin? Mức tiêu thụ nhiên liệu này có thể đạt được ở điều kiện lái thông thường? Một siêu xe “xanh” công suất 500 mã lực quả thực nghe rất hấp dẫn, nhưng việc sản xuất một mẫu xe như vậy không hề đơn giản và chưa chắc có ích như bạn tưởng.
Còn Lotus thì sao? Mẫu Lotus Evora 414E Hybrid có thể rất tuyệt. Nhưng hãng xe Anh quốc đã có mẫu Elise cũng khá lý tưởng về mặt thân thiện với môi trường, với lượng khí thải C02 thấp nhất trong số các xe thể thao động cơ xăng hiện có trên thị trường – khoảng 155 g/km. Con số này đủ để hạ mức tiêu thụ trung bình của toàn bộ danh mục xe Lotus xuống thấp hơn Audi hay Mercedes-Benz.
Lotus Evora 414E Hybrid (Ảnh: Autoblog)
Bạn có biết điều gì quyết định việc cắt giảm khí thải? Người ngồi trên xe. Thử “nhồi” 4-6 người trên một chiếc Audi R8 động cơ V10 xem. Nếu bạn thấy điều này là thiếu thực tế, hãy thử một giải pháp đơn giản hơn: không mua xe động cơ V10 ngay từ đầu!
Nói một cách ngắn gọn, các nhà sản xuất ô tô như Ferrari và Porsche sẽ không bao giờ chạm được mức khí thải bằng 0 trong khi vẫn sản xuất những mẫu xe người tiêu dùng muốn mà không có một thay đổi triệt để. Không có siêu xe “xanh” nào mới ra mắt có sự thay đổi tận gốc rễ.
Do đó, sẽ chẳng có mẫu nào trong số đó giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường hay thậm chí là cắt giảm lượng khí thải trung bình cho dàn xe của một hãng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Vậy tại sao chúng vẫn tồn tại? Giờ đây việc lái một chiếc Ferrari không còn sức hấp dẫn mạnh mẽ như trước. Một chiếc xe ngốn xăng không còn là thời thượng. Nó thậm chí thể hiện sự lãng phí. Giờ đây “xanh” mới là mốt.
Ô tô thể thao hybrid là một sự dối lừa, nhưng đó lại là sự dối lừa kiếm bộn bạc, nên sẽ không bất ngờ nếu trong tương lai sẽ còn thêm nhiều mẫu xe như thế ra đời.
Nhật Minh
Theo Jalopnik
Sự thực về những nhóm bạn tự xưng là... "Phi đội cá tính"!
"Tôi tinh tế, tôi tài năng, không ai giỏi bằng tôi và đừng hòng chê tôi"... Đó là slogan của những xì tin lập thành "đội" tự cho mình là tài giỏi, cá tính và có sở thích "dìm" người khác để nâng cấp bản thân.
"Tôi tài năng"
Cá tính là điều không thể thiếu, và là điểm nhấn để người trẻ thể hiện mình trong nhiều lĩnh vực, cả đời sống lẫn nghệ thuật. Mảng truyền thông dành cho teen như báo chí, những cuộc thi... chính là nơi giúp teen thể hiện tài năng một cách hoàn hảo, cũng là nơi bạn nhận ra điểm yếu của mình, nhân tiện trau dồi và điều chỉnh thêm kiến thức. Thế nhưng, có những xì tin lại không thích người khác soi mói vào "tác phẩm" của mình, đối với họ, đã xuất hiện lên báo chí, "có chút tiếng tăm" thì đã là tài giỏi rồi. Họ tự nhận mình là "Phi đội cá tính", tài năng không ai sánh kịp vì quá giỏi giang (!?).
X (sn1991) là nhiếp ảnh nghiệp dư, yêu thích chụp ảnh và cũng vài lần tự chụp để cho ra đời vài bộ ảnh thời trang. Chưa "đầu quân" cho tờ báo nào, X mới chỉ gửi ảnh về các tạp chí, báo mạng để quảng bá tên tuổi nhiếp ảnh mới vào nghề. Thế nhưng, cô nàng này lại có một tính cách dễ khiến người khác phải "sợ", đó là lúc nào cũng nghĩ rằng mình tài năng và chẳng mấy khi chịu nghe người khác góp ý. Và để "nhấn mạnh" sự tài năng của mình, X chơi với một hội cũng toàn những xì tin cá tính tài giỏi (tự nhận) để mọi người cùng tâng bốc, bênh vực lẫn nhau.
Mới đây, X gửi về báo P một bộ ảnh nhân vật. Kỹ thuật còn kém, góc chụp chưa đẹp, bộ ảnh nhận được những nhận xét của một số người trong nghề, phân tích những điểm chưa được và order X chụp lại một bộ khác tốt hơn. Nhưng điều này trở thành "cú sốc" đối với X, X cho rằng những người nhận xét đó chẳng biết cái gì, chỉ hơn một chút kinh nghiệm mà đã "to còi" chê bai, cô nàng chẳng quên kéo theo "phi đội cá tính" của mình, nói bóng nói gió "đàn anh" kia trên mạng.
"Tôi tinh tế, tôi tài năng, không ai giỏi bằng tôi"... là slogan của những "phi đội cá tính" (Ảnh minh họa)
Xung quanh chỉ toàn "phi đội" tung hô, không một ai nói thẳng sự yếu kém trong nghề và những kỹ thuật tất yếu để trở thành nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Thế là X cứ được mặc nhiên sống trong sự "ảo tưởng" về tài năng của mình.
"Tôi tinh tế"...
Sau khi tự nhận mình giỏi giang, những phi đội kiểu này chuyển sang đi soi mói và chê bai người khác. Mục đích duy nhất là "dìm hàng" những ai rơi vào tầm ngắm, cốt để nâng cao bản thân lên. Đi chê người khác thì rất giỏi, nhưng đố ai chê được họ 1 câu. Thế mới hài hước!
Một hội tự cho mình là giỏi giang nên có quyền dè bỉu những ai "thấp kém" hơn, gồm những xì tin sinh năm 1993 đến 1989, từng tham gia một cuộc thi nhỏ đã gây ồn ào trong cộng đồng teen vì sự "tinh tế" của mình. Và T.L (sn1990) trở thành nạn nhân của cả "phi đội" sau khi tên tuổi của cậu nổi phần phật trong làng thời trang dành cho teen. Chẳng quen biết gì nhau nhưng hội này rất hay chê bai, "dìm hàng" L bằng những nhận xét mà theo họ là "Chỉ có tinh tế như chúng tôi mới thèm góp ý cho cậu đấy".
Mỗi khi tác phẩm có L tham gia dàn dựng lên trang tạp chí, là y như rằng "phi đội" nhảy vào comment "dìm hàng" bằng mọi giá, nhận xét gay gắt và chê bai đủ kiểu. Một trong những nhân vật "tinh tế bậc thầy", là N.Q (sn1989). Không hiểu L trót làm gì "nên tội" để Q ghét đến thế, mà Q luôn dùng những từ ngữ gay gắt nhất chê L. Nào là "dựng bài xấu hoắc", "mù nghệ thuật còn làm thời trang", rồi bất cứ chỗ nào có sự xuất hiện của L là N.Q cùng cả "phi đội" hùa nhau nói xấu khiến stylist N.L nhiều phen phải nóng mặt.
Rốt cuộc có gì đâu, chỉ là "con gà tức nhau tiếng gáy", tại L thành danh và có nhiều tác phẩm lên báo hơn các thành viên trong "phi đội cá tính" mà thôi!
Nhưng sự thực là...!
Nhiều bạn từng bị "phi đội cá tính" cho vào "tầm ngắm" đều cảm thấy khó chịu với cách thể hiện quá lố của các xì tin này. Tuổi đời còn trẻ, tài năng có hạn nhưng họ lại rất hay tỏ ra "nguy hiểm" với người khác. Có lẽ, tàn dư của lần tham gia cuộc thi nhỏ ngày nào, đã khiến các thành viên trở nên tự mãn. Tuy đanh đá như thế, nhưng lại ít thành viên nào dám đứng một mình mà chê. Lúc nào cũng phải đi theo "phi đội", hùa nói theo nhau! Đó chính là điều khiến người khác khó chịu nhất!
Hương Nhi, một độc giả hay theo dõi các bài thời trang trên báo, từng xem qua bài của X nói trên cho biết, bạn ấy cũng đã từng góp ý X điều chỉnh lại ánh sáng bộ ảnh, nhưng vừa mới góp ý thì X đã kéo theo phi đội của mình vào "alôxô" comment đập lại, còn chửi Nhi là "mù màu" nữa. Quá choáng, từ sau Nhi chỉ dám "kính nhi viễn chi", không dám nhận xét hay góp ý gì thêm. Tuy nhiên, "Nếu chỉ có một mình bạn ý thì chắc bạn ý cũng chẳng mạnh miệng đến vậy đâu", Nhi khẳng định.
Sự thực đằng sau những "phi đội cá tính", chính là thói hùa theo "dìm hàng" người khác để tâng bốc bản thân. Việc nhầm lẫn giữa "cá tính" và "tài năng", "tinh tế" đã khiến những xì tin sống theo hội kiểu này cứ dần chìm xuồng về cả văn hóa lẫn nghệ thuật.
Những teen quá "ảo tưởng" vào bản thân Sống có hoài bão, ước mơ là một điều rất tốt. Nhưng rất nhiều teen rơi vào hụt hẫng vì ước mơ quá xa vời thực tế. Số khác lại đặt cho mình những ước mơ vượt tầm tay, đến khi không đạt được thì lại hụt hẫng, thất vọng. Ảo tưởng về bản thân dẫn đến thất vọng Một sự thật là...