Siêu xe hậu duệ của McLaren F1 huyền thoại sẽ có thiết kế khí động học “xịn” nhất Thế giới
Cũng do nhà thiết kế thiên tài Gordon Murray “chấp bút”, GMA T.50 được coi là McLaren F1 tái hiện bằng các công nghệ của Thế kỷ XXI.
Cách đây gần 30 năm, Gordon Murray đã khai sáng ngành công nghiệp ô tô thế giới bằng siêu xe huyền thoại McLaren F1. Với hàng loạt công nghệ tiên tiến có nguồn gốc xe đua F1 đã trở thành một trong những siêu xe vĩ đại nhất trong lịch sử. Kết cấu trọng lượng nhẹ, thiết kế siêu tối ưu khí động học cùng khối động cơ V12 mạnh mẽ do BMW cung cấp, chiếc xe mang thương hiệu McLaren đã thiết lập hàng loạt kỷ lục tốc độ. Kể từ đó, F1 đã thiết lập hàng loạt tiêu chuẩn cho siêu xe hiện đại.
Sau quãng thời gian vẻ vang cùng với McLaren, Gordon Murray đã tách ra hoạt động riêng và thành lập công ty chuyên thiết kế và sản xuất xe hơi mang tên mình. Đến thời điểm này, ông vẫn theo đuổi những chiếc xe với kết cấu trọng lượng nhẹ nhưng không chỉ còn gói gọn ở phân khúc xe thể thao mà dành sự quan tâm tới cả những mẫu xe đô thị. Ngoài ra, ông cũng trình làng một khái niệm mới mang tên iStream. Đó là một quy trình sản xuất đột phá, áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất và có hiệu quả vượt trội về mọi mặt.
McLaren F1
Nhưng tất nhiên, điều mà người ta chờ đợi vào lần tái xuất của Gordon Murray vẫn là một siêu xe có thể kế nhiệm McLaren F1 trên mọi phương diện. Và mới đây, thương hiệu mang tên ông Gordon Murray Automotive (GMA) đã hé lộ những thông tin và hình ảnh đầu tiên về một dự án siêu xe mang tên T.50. Vào tháng 6 năm nay, dự án này đã được công bố tới truyền thông nhưng không có bất cứ hình ảnh hay thông tin nào được đưa ra.
Là sản phẩm hợp tác phát triển cùng đội đua công thức một Racing Point, T.50 được tuyên bố là chiếc xe tiên tiến nhất mặt khí động học và phá vỡ mọi định luật dành cho xe hơi đường phố. Siêu xe này do chính tay Murray cùng các cộng sự tại Gordon Murray Design thiết kế. Và ngay từ bức hình đầu tiên, chúng ta đã có thể nhận thấy sự lôi cuốn nhưng cũng rất khác biệt của T.50.
Theo công bố từ nhà sản xuất, khí động học là một trong những yếu tố được chú trọng nhất trên T.50. Dấu ấn khí động học được thể hiện ở hầu khắp mọi vị trí trên xe. T.50 vẫn cho thấy kiểu dáng thấp bè quen thuộc của siêu xe thể thao nhưng vượt xa phần còn lại về mặt độc đáo nhờ một bộ phận quan trọng nằm trong hệ thống khí động học tổng thể của chiếc xe. Đó là một chiếc quạt hiệu ứng mặt đất (ground-effect) có đường kính 400mm nằm ở phía sau.
Cùng với hệ thống ống dẫn bên dưới gầm xe và các thành phần khí động học chủ động ở mặt sau, chiếc quạt này sẽ tăng tốc luồng khí di chuyển bên dưới thân xe. GMA cho biết nó giúp kiểm soát đồng thời luồng khí bên dưới và bên trên thân xe, qua đó nâng cao đáng kể hiệu suất khí động học của chiếc xe – tăng lực ép và giảm lực cản. Thậm chí, chiếc quạt đặc biệt nói trên còn giúp tối ưu khả năng làm mát động cơ. Nói nôm na là một công mà đôi ba việc.
Thực chất, T.50 không phải là chiếc xe đầu tiên sở hữu một hệ thống khí động học thú vị như vậy. Vào năm 1978, chính Gordon Murray cũng đã từng thiết kế một chiếc xe đua Brabham BT46B. Nhà thiết kế lừng danh này cho biết kể từ đó, ông đã luôn muốn tạo nên một chiếc xe đường phố với hệ thống quạt hiệu ứng mặt đất. Và hệ thống trên T.50 phức tạp và tiên tiến hơn nhiều so với trên BT46B.
Video đang HOT
Theo công bố, hệ thống khí động học trên T.50 có tới 6 chế độ. Đầu tiên là chế độ mặc định Auto Mode vốn được thiết lập để tối ưu việc sử dụng hệ thống khí động học dựa trên tốc độ di chuyển và các nguồn dữ liệu đầu vào do người lái cung cấp. Khi muốn giảm tốc đột ngột, chế độ Braking Mode sẽ được kích hoạt. Khi đó, các cánh gió ở phía sau sẽ được bung ra tự động trong khi chiếc quạt độc đáo sẽ quay ở tốc độ cao. Nhờ đó, lực nén sẽ gia tăng gấp đôi, giúp nâng cao sự ổn định và độ bám. Theo công bố từ GMA, T.50 sẽ rút ngắn được 10 mét cần thiết để dừng hẳn khi hãm phanh từ vận tốc 240km/h với chế độ này.
Với một cú bật công tắc, chiếc xe sẽ chuyển sang chế độ lực ép cao High Downforce Mode. Ở chế độ này, lực ép sẽ được cộng thêm 30% và giúp nâng cao sức kéo. Nhưng ngược lại, ở chế độ Streamline Mode, lực ép lại giảm đi cùng với lực cản (-10%). Qua đó, tốc độ trên đường thẳng cùng với hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu sẽ cùng được cải thiện. Được biết, khi chuyển sang Streamline Mode, hệ thống ống dẫn khí bên dưới thân xe sẽ bị đóng lại trong khi chiếc quạt chạy ở tốc độ cao, giả lập hiệu ứng đuôi dài (virtual longtail).
Còn nếu muốn bung hết lực, người lái sẽ chuyển sang chế độ Vmax Mode. Khi chế độ này được kích hoạt, hệ thống khí động học của T.50 sẽ có cùng thiết lập như chế độ Streamline Mode. Tuy nhiên, công suất của chiếc xe đã tăng thêm 30 mã lực nhờ mô-tơ điện ISG 48V. Giống như một số sản phẩm điện hóa gần đây, chế độ tăng lực của T.50 bị giới hạn thời gian sử dụng, chỉ trong vòng 3 phút.
Cuối cùng là chế độ Test Mode. Nó được sử dụng khi chiếc xe đứng yên và muốn phô diễn các tính năng của hệ thống khí động học chủ động. Nhân nói đến phần test, siêu xe sắp tới của GMA sẽ được thử nghiệm trong hầm gió tại Silverstone (Anh) với sự giúp đỡ từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Racing Point.
Chưa hết, rất nhiều thông số khác liên quan đến T.50 cũng đã được hé lộ. Theo đó, siêu xe này sở hữu kết cấu khung thân nguyên khối monocoque và phần thân đều được chế tạo từ sợi carbon. Điều này giúp cho T.50 đạt trọng lượng cực thấp, chỉ dừng ở mức 980kg. Ngoài ra, cabin của chiếc xe được thiết kế với ghế lái đặt ở trung tâm, tương tự như McLaren F1. Hai ghế hành khách được bố trí ở hai bên. T.50 mang kiểu dáng coupe với bộ cửa nhị diện dihedral – một đặc sản trên nhiều siêu phẩm của Koenigsegg.
Trái tim của T.50 là khối động cơ V12 4,0 lít do Cosworth cung cấp. Với dải vòng tua tối đa lên tới 12.100 vòng/phút, cỗ máy này có thể sản sinh công suất 650 mã lực và 450Nm mô-men xoắn. Như vậy, khi bật chế độ Vmax, tổng công suất của T.50 có thể đạt gần 700 mã lực. Nếu làm một phép tính, tỷ suất sức mạnh/trọng lượng của siêu xe này tiệm cận với Bugatti Chiron. Năng lượng từ động cơ được truyền tới bánh sau thông qua hộp số 6 cấp.
Đáng tiếc là GMA không công bố thêm những thông số về hiệu năng vận hành của T.50. Nhưng với những gì vừa nêu ra, có thể khẳng định rẳng siêu xe này chắc chắn sẽ nằm trong top đầu về hiệu năng. Có thể không phải là chiếc xe nhanh nhất trên đường phố nhưng số lượng model nhanh hơn T.50 cũng có lẽ là không nhiều.
Dự kiến, T.50 sẽ ra mắt lần đầu tiên vào tháng 5/2020 sau khi trải qua một đợt kiểm tra tổng thể vào quý I năm sau. GMA có kế hoạch sản xuất đúng 100 chiếc T.50 và phần lớn trong số đó đã có chủ. Không bất ngờ khi giá bán trước thuế của chiếc xe lên tới hơn 2 triệu Bảng (hơn 60 tỷ đồng). Đến năm 2022, những chiếc T.50 đã có người đặt hàng sẽ được bàn giao cho chủ.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Đến bao giờ Yamaha mới hết "loay hoay" với các chương trình xe hơi của mình?!
Yamaha vừa bất ngờ xác nhận hãng này đã cho dừng mọi chương trình phát triển xe hơi được hợp tác với cha đẻ của siêu xe huyền thoại McLaren F1.
Thông tin này đã được đưa ra tại triển lãm Tokyo Motor Show năm nay. Theo đó, Naoto Horie, người phát ngôn của Yamaha đã cho biết các dự án đó bị ngừng lại là bởi những chiếc xe 4 bánh không còn nằm trong kế hoạch dài hạn của hãng này. Thay vào đó, Yamaha sẽ chuyển hướng sang các ý tưởng mới - những phương tiện cỡ nhỏ, giống xe máy.
Yamaha Sports Ride
Theo vị này, đích thân chủ tịch Yoshihiro Hidaka là người đưa ra quyết định sau khi Yamaha nhìn thấy một tương lai có thể đoán trước. Bởi thương hiệu này cho rằng rất khó để tạo ra một chiếc xe nổi bật hơn so với phần còn lại, nhất là khi sự cạnh tranh ở thời điểm hiện tại là vô cùng khốc liệt. "Xe thể thao có sức hấp dẫn mạnh mẽ với chúng tôi, với tư cách là những người đam mê. Tuy nhiên, thương trường đầy rẫy khó khăn và chúng tôi giờ đây nhận thấy những cơ hội khác."
Động thái trên chắc hẳn sẽ gây ra không ít tiếc nuối, nhất là với các fan của Yamaha cũng như Gordon Murray. Trước đó, hai bên đã công bố những dự án xe hơi đầy hứa hẹn, cụ thể là Motiv và Sports Ride Concept. Cặp đôi này đều được phát triển dựa trên quy trình iStream của Gordon Murray.
Theo tìm hiểu, iStream được coi là một bước đột phá trong lĩnh vực xe hơi, tối ưu hiệu quả sản xuất với sự linh hoạt cao và chi phí đầu tư thấp hơn so với phương pháp truyền thống. Ngoài ra, iStream còn tận dụng những công nghệ đỉnh cao của xe đua F1, cho phép tạo ra những chiếc xe nhỏ, nhẹ nhưng vô cùng chắc chắn, tương thích với nhiều hệ thống động lực, ít phát thải hơn và đáp ứng mọi tiêu chuẩn an toàn.
Yamaha Motiv
Với hàng loạt sự đột phá, iStream được kỳ vọng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tương tự như những gì mà Henry Ford đã làm khi sản xuất chiếc Model T huyền thoại. Đặc biệt, công nghệ này tỏ ra đặc biệt phù hợp với những mẫu xe có số lượng sản xuất không quá lớn, ví dụ như xe thể thao. Bản thân Murray cũng từng nhận định rằng iStream có thể mang về lợi nhuận với mức sản lượng trong khoảng 1000 - 350.000 xe.
Cách đây tròn 6 năm tại Tokyo Motor Show 2013, Yamaha đã giới thiệu bản concept Motiv. Đó là một chiếc xe đô thị trọng lượng nhẹ, được phát triển với hai biến thể máy xăng và chạy điện. Nếu được bật đèn xanh, Motiv được tin là sẽ gây ra không ít khó khăn cho những chiếc Smart. Tạp chí Autocar của Anh đã từng có một số hé lộ thú vị về mẫu xe này. Theo đó, Motiv có chiều dài tương đương với một chiếc Smart nhưng hẹp và thấp hơn, đồng thời trọng lượng cũng nhẹ hơn tới 100kg.
Hai năm sau đó cũng tại sự kiện này, Yamaha tiếp tục trình làng bản concept Sports Ride. So với Motiv, model này có sức hấp dẫn hơn hẳn bởi mang trên mình kiểu dáng của xe thể thao. Autocar cho hay, với việc áp dụng quy trình iStream, Sports Ride Concept nặng chưa tới 900kg. Khi lắp động cơ, chiếc xe này có thể đạt tỷ suất sức mạnh/trọng lượng cực kỳ ấn tượng. Nếu được đi vào sản xuất, Sports Ride Concept sẽ trở thành đối thủ cho những chiếc xe của Lotus - một thương hiệu nổi tiếng với việc ứng dụng công nghệ trọng lượng nhẹ.
Yamaha OX99-11
Với việc hủy bỏ các chương trình xe hơi đang theo đuổi, Yamaha khiến người ta nhớ về dự án OX99-11 hồi đầu thập niên 1990. Đó là một mẫu siêu xe được phát triển dựa trên những kinh nghiệm của Yamaha trong lĩnh vực xe đua F1. Khi ấy, Yamaha đã có vài năm chinh chiến trên đường đua công thức 1 với vai trò nhà cung ứng động cơ.
Để thực hiện OX99-11, hãng này đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của IAD, một công ty tư vấn kỹ thuật đến từ Anh.
Một trong những điểm độc đáo nhất của OX99-11 chính là thiết kế ghế ngồi theo trục dọc dành cho 2 người, tương tự như xe máy. Đi cùng với đó là bộ mui bằng kính mang phong cách máy bay chiến đấu. Trái tim của chiếc xe là khối động cơ V12 OX99 do chính Yamaha phát triển. Cỗ máy này có dung tích 3,5 lít cho công suất 400 mã lực và đạt vòng tua máy lên tới 10.000v/p.
Với trọng lượng siêu nhẹ, chỉ 1150kg, OX99-11 lẽ ra đã có thể đi vào lịch sử với tiếng tăm nhất định. Nhưng sau những mâu thuẫn với đối tác IAD và mức giá được cho là quá cao (ước tính khoảng 800.000 USD ở thời điểm đó), dự án OX99-11 cuối cùng đã bị hủy bỏ vào năm 1994. Khi đó, đã có 3 nguyên mẫu của OX99-11 được tạo ra.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Nhà thiết kế huyền thoại McLaren F1 chuẩn bị tạo ra siêu xe mới Gordon Murray - kỹ sư thiên tài từng đứng sau McLaren F1 đã vừa công bố dự án siêu xe hoàn toàn mới, hướng tối đa tới trải nghiệm thú vị sau tay lái. Tới thời điểm hiện tại, Gordon Murray đã trở thành một trong những cái tên quyền lực nhất ở Thế giới siêu xe. Năm nay đã 72 tuổi tuy...