Siêu xe Đức có khả năng tự sạc điện, chỉ sản xuất 500 chiếc
RG Nathalie có khả năng tự sạc pin ngay cả khi không chuyển động, giúp siêu xe có thể sẵn sàng bất cứ lúc nào.
Siêu xe RG Nathalie là sản phẩm của Roland Gumpert, cựu giám đốc Motorsport của Audi. Thực tế, Roland Gumpert đã hé lộ siêu xe điện từ năm 2018 nhưng thông tin lúc đó vẫn còn khá ít ỏi.
Siêu xe RG Nathalie có khả năng tự sạc pin.
RG Nathalie sử dụng kết hợp năng lượng sạch của xe điện và pin nhiên liệu, giúp siêu xe vận hành tiện lợi mà không tốn thời gian sạc điện.
Trái tim của RG Nathalie là hệ thống năng lượng 2Way phi truyền thống. Lực đẩy tạo ra từ 4 môtơ điện, gắn cho 4 bánh xe.
RG Nathalie được gắn 4 môtơ điện cho công suất 536 mã lực, mô-men xoắn cực đại 989 Nm.
Cung cấp năng lượng cho môtô điện là khối pin lớn đặt dưới sàn xe. Quá trình sạc được thực hiện qua hệ thống hybrid dưới nắp capô sử dụng pin nhiên liệu methanol.
Video đang HOT
Nhờ phản ứng hóa học của cell nhiên liệu, khối pin lớn được sạc CO2 và một phần không đáng kể Nox (nitrogen oxide). Quá trình sạc diễn ra ngay cả khi xe không chuyển động, và nhiều hơn khi xe tăng tốc và phanh.
Siêu xe Đức RG Nathalie có giá bán tới 610.000 USD.
Nhờ khả năng này, RG Nathalie có thể tự sạc hoàn toàn, không tốn thời gian sạc điện. Siêu xe có khoảng cách di chuyển tới 821 km, tốc độ trung bình 121 km/h. Nếu vận hành ở chế độ tiết kiệm (Eco), siêu xe có thể di chuyển tới 1.199 km.
Mặc dù chạy bằng pin nhiên liệu, RG Nathalie vẫn đạt sức mạnh đáng nể. Siêu xe có công suất 536 mã lực, mô-men xoắn cực đại 989 Nm, tăng tốc 0-96 km/h trong 2,5 giây, tốc độ tối đa 306 km/h.
Siêu xe RG Nathalie chỉ được sản xuất 500 chiếc, giá dự kiến trong khoảng 366.000-610.000 USD.
Theo Zing.vn
Người Hồng Kông "đóng đô" tại Anh, tạo ra siêu xe điện tham vọng thay đổi Thế giới
Xuất hiện trong thời kỳ "người người, nhà nhà" đang thi nhau ra mắt các mẫu siêu xe điện, chiếc Apex AP-0 có đặc điểm gì hấp dẫn để lôi kéo khách hàng tiềm năng?
Apex Motors nghe có vẻ như là một tên tuổi hoàn toàn mới trong làng xe, nhưng công ty có trụ sở tại Hồng Kông đã tồn tại được vài năm và trải qua một số lần "thay tên đổi họ". Vào năm 2015, một vài nhà thiết kế xe hơi đã tập hợp với nhau dưới cái tên Elemental để ra mắt chiếc RP1, được trang bị động cơ EcoBoost 1.0 lít và 2.0 lít. Tới năm 2019, Elemental RP1 đã tiếp tục tiến hoá để trở thành mẫu xe thể thao tối giản Apex AP1 có khả năng đạt 0-96km/h chỉ trong 2,5 giây với động cơ EcoBoost 2.3l.
Và AP-0 chính là chiếc xe tiếp theo được Apex cho ra mắt. Dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng từ tên gọi, có thể thấy nó được định vị nằm trên AP1. Dù là một hãng xe nhỏ mới mở nhưng khi ra mắt AP-0 tại Anh, Apex đã gây chú ý bởi thiết kế và trình độ kỹ thuật phía sau mẫu siêu xe mới này. Nó được trang bị chassis dạng bồn nguyên khối bằng sợi carbon, với khung trước sau có thiết kế không gian và sống giữa để tăng cường độ cứng.
Định hình kiểu dáng của Apex AP-0 là những chi tiết khí động học cực đỉnh lấy cảm hứng từ xe đua F1 và LeMans, khiến chiếc xe có thể đạt được lực nén không khí ở tốc độ cao rất lớn mà không cần tới các cánh đuôi khổng lồ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào hiệu năng khí động học vượt trội là một vây lớn chạy từ cabin tới hết đuôi xe, đồng thời cũng là một phần đèn hậu hình dấu ở phía sau. Chi tiết thiết kế này ấn tượng tới mức Apex đã sử dụng nó làm logo mới của công ty.
Bước vào bên trong cabin, Apex AP-0 được thiết kế đậm chất một chiếc xe ý tưởng với cockpit như máy bay chiến đấu, gồm một vô-lăng hình vuông bao quanh bởi 3 màn hình hiển thị thông tin. Sự hiện đại của chiếc xe còn được thể hiện ở những công nghệ độc đáo - bao gồm hệ thống camera và cảm biến LiDAR có khả năng quét xung quanh trong bán kính tối đa 92m và tạo ra một bản đồ khung cảnh bằng công nghệ thực tại tăng cường AR.
Với sự xuất hiện của những cảm biến này, Apex AP-0 cũng đồng thời có khả năng tự lái ở cấp độ 3, cũng như cấp độ 4 trong tương lai. Để dễ so sánh, hiện tại những hệ thống tự lái tân tiến nhất như Autopilot của Tesla cũng mới chỉ đạt tới cấp độ 2. Như xedoisong.vn đã từng có bài viết giải thích, cấp độ 2 mới chỉ là tự lái bán phần ở một số khu vực được cho phép trong khi cấp độ 4 đồng nghĩa với chiếc xe có thể tự lái toàn phần trong vài điều kiện.
Khác với AP1, AP-0 đã chuyển sang sử dụng hệ động lực điện với một mô-tơ điện mạnh tới 650 mã lực ở cầu sau và khối pin 90kW nằm dưới sàn. Nhờ được làm gần như hoàn toàn bằng sợi carbon, chiếc xe chỉ có trọng lượng 1,2 tấn và khả năng tăng tốc từ 0-96km/h trong 2,3 giây. Tốc độ tối đa mà Apex AP-0 đạt được là 306km/h, trong khi tầm hoạt động tối đa của xe có thể đạt tới 515km mỗi lần sạc điện.
Chiếc xe cũng có khả năng sạc nhanh từ 0-80% chỉ trong 15 phút với bộ sạc tương thích. Giống như thiết kế, hệ thống treo kiểu đòn đẩy của AP-1 cũng có thiết kế lấy cảm hứng từ xe đua F1. Ngay cả tư thế ngồi trong xe cũng thể hiện điều này, khi người lái sẽ ngồi gần như sát đất và duỗi ngang chân. Với hệ thống phanh đường kính 14 inch kèm 6 piston phía trước và trọng lượng nhẹ, nó có thể nhanh chóng giảm tốc sau khi đạt các chỉ số ấn tượng nêu trên.
Để khiến cho những chủ xe tương lai có thể làm quen với hiệu năng của AP-0, Apex đang dự định mở ra một đường đua đạt chuẩn của Liên đoàn đua xe Thế giới (FIA) cũng như một học viện đua xe gần Hồng Kông. Những cơ sở vật chất này cũng đồng thời giúp hãng có thể nghiên cứu và phát triển các dòng xe tương lai dễ dàng hơn. Và theo kế hoạch, phải tới năm 2022 AP-0 mới được bán ra chính thức. Tại Anh, mức giá của chiếc xe là 150.000 Bảng.
Theo Xehay.vn
CEO Czinger: 'Siêu xe 21C chỉ là khởi đầu của loạt thần gió mới' Mặc dù không thể trình diễn siêu xe mới tại Geneva Motor Show 2020 do triển lãm bị hủy, Czinger vẫn có cách giới thiệu 21C riêng. Czinger nối gót Koenigsegg ra mắt siêu xe mới theo cách không giống ai. Hãng này tổ chức buổi nói chuyện riêng tại London để CEO kiêm nhà sáng lập Kevin Czinger chia sẻ về siêu...