Siêu xe đại gia Việt: Hàng secondhand, bảo dưỡng vỉa hè
Đẳng cấp khi chơi xe siêu sang là cho người dùng quyền được làm thượng đế một cách đúng nghĩa. Tuy nhiên, điều này hình như không đúng với các đại gia Việt. Dù số người giàu có ngày càng tăng và ngày càng có nhiều xe siêu sang diễu phố, nhưng đẳng cấp của đại gia Việt được cho là chưa xứng tầm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt cao, siêu xe nhập về Việt Nam giá thường đắt gấp đôi nên nhiều đại gia chọn mua xe cũ (ảnh minh họa).
Đại gia cũng chơi siêu xe “second-hand”
Trong số hơn 200 chiếc xe Bentley và 90 chiếc Rolls-Royce mà đại gia Việt đang sở hữu, hầu hết là xe cũ. Chẳng hạn như với Rolls-Royce, đến nay chỉ có 2 chiếc được mua chính hãng. Trong đó, chiếc Rolls-Royce của nữ đại gia Bạch Diệp được cho là có tính cá nhân hóa nhất, với những thiết kế dành riêng cho chủ nhân. Còn với chiếc Rolls-Royce “Mặt trời phương Đông” của đại gia “điếu cày” Lê Thanh Thản, người ta cũng vẫn đặt câu hỏi về dấu ấn cá tính của chủ nhân ở đây là gì, hay đơn giản chỉ là mua một chiếc xe mới?
Chuyện kể rằng khi khách hàng đến mua xe của Rolls-Royce, sẽ có người thợ dùng thước dây để đo chân và cỡ giày của từng người. Làm như vậy, hãng muốn thiết kế chỗ ngồi trong xe sao phù hợp nhất với chủ nhân. Tất nhiên, khi ấy, người cao 1m8 nặng 80kg sẽ có chiếc Rolls-Royce với kích cỡ khác với người chỉ cao 1m6, nặng 60kg. Nếu một đại gia cao 1m8 lại mua xe cũ của một đại gia chỉ cao 1m6 thì không rõ khi ngồi sẽ như thế nào?
Thế mà ở Việt Nam, không ít đại gia đã mua xe sang kiểu đó, tức là mua lại xe cũ.
Bespoke – triết lý mà hãng xe Rolls-Royce đưa ra, có nghĩa “giới hạn duy nhất là trí tưởng tượng của khách hàng”. Nếu khách hàng muốn dùng cây trong vườn nhà mình làm gỗ trên chiếc Rolls-Royce cũng có thể được. Với xe cũ, đương nhiên các đại gia Việt chẳng được hưởng những điều này.
Video đang HOT
Chính vì mua xe cũ, nên thời gian qua, nhiều xe Rolls-Royce tại Việt Nam thường bị hỏng giảm xóc. Ngoài nguyên nhân do điều kiện đường sá chưa đảm bảo chất lượng, còn nguyên nhân quan trọng khác mà các kỹ sư của Rolls-Royce chỉ ra là phần lớn xe đang lưu thông tại Việt Nam được nhập khẩu gián tiếp từ một thị trường khác. Trong khi đó, tất cả xe Rolls-Royce đều được sản xuất với các chi tiết kỹ thuật được chế tạo chuyên biệt theo điều kiện khí hậu và vận hành của từng thị trường. Xe cũ từ thị trường khác về Việt Nam không được địa phương hóa để phù hợp với điều kiện giao thông, dẫn đến hỏng hóc như trên.
Giám đốc của một thương hiệu xe siêu sang mới mở tại Hà Nội cho biết, sau khi đại lý chính hãng đi vào hoạt động, cũng có một vài đại gia Việt đến xem và đặt vấn đề mua. Hai bên đã cùng nhau làm việc và hình dung ra chiếc xe mà khách hàng mong muốn. Nhưng đến phần chốt giá, đại gia nào cũng lắc đầu, chê giá cao. Có một chi tiết đặc biệt là hầu hết các đại gia đều so sánh với xe cũ, thấy rẻ chỉ bằng một nửa. Họ lại muốn quay sang mua xe cũ vì tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, vị giám đốc này nói.
Có lẽ vì thuế, phí cao “ngất trời” nên một chiếc xe siêu sang khi nhập về Việt Nam có giá cao gấp 2-3 lần xe tại nơi sản xuất, đấy cũng là lý do khiến nhiều đại gia Việt chỉ muốn chơi xe cũ.
Thích sửa xe vỉa hè
Tuy nhiên, không chỉ chơi xe second-hand, hầu hết đại gia Việt cũng từ chối luôn dịch vụ sửa chữa chính hãng. Cuối năm 2014 vừa qua, nhiều người đi đường không khỏi ngạc nhiên khi thấy chiếc Rolls-Royce Phantom được nâng gầm bằng kích, thay lốp sau ngay trên vỉa hè giữa Thủ đô. Hình ảnh này khiến nhiều người đặt vấn đề về đẳng cấp đại gia Việt, bởi ở Hà Nội hiện đã có xưởng bảo hành, bảo dưỡng chính hãng xe này.
Đến khi hỏng hóc, xe được sửa chữa ngay trên vỉa hè như thế này chứ không phải tại các cơ sở dịch vụ chính hãng
Nhân viên phụ trách kỹ thuật của một thương hiệu xe siêu sang tại Hà Nội kể rằng, vừa qua, công ty đã lên chương trình tiếp cận một loạt chủ nhân của những chiếc siêu xe, mời đưa xe đến kiểm tra, làm dịch vụ chính hãng, nhưng rất ít trong số đó thực hiện. Các ông chủ chỉ chịu mang xe đến xưởng sửa chữa chính hãng, khi nó bị hỏng không thể nào chạy được và không nơi nào sửa được. Thậm chí, xe hỏng đưa vào chính hãng chỉ để tìm nguyên nhân, sau đó lại mang ra bên ngoài sửa chữa.
Có xe đến thay dầu, theo quy định, sau hai lần thay dầu thì phải thay lọc dầu, nhưng đại gia còn dặn trước lái xe “nếu bảo thay lọc dầu thì đừng nghe lời nhé”, trong khi chiếc lọc dầu không phải quá đắt và người ta có thừa khả năng chi trả.
Với một số bộ phận trong xe, khi tháo ra sửa rồi lắp vào, theo quy định của nhà sản xuất, phải thay hoàn toàn ốc vít, nhưng các đại gia Việt chẳng chấp nhận điều này. Họ cho rằng không cần thiết, vì ốc vít cũ vẫn còn rất tốt.
Dịch vụ chính hãng, đương nhiên sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, bởi có đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, có trang thiết bị chuyên dụng cũng như nhận được sự hỗ của các chuyên gia trực tiếp qua mạng Internet. Không chỉ đơn thuần là sửa chữa, mà còn giúp chủ nhân khôi phục lại nguyên trạng xe như ban đầu.
Trong khi, sửa chữa bên ngoài không thể nào đạt được như vậy. Linh kiện thay thế không chính hãng. Thợ không được đào tạo bài bản, thiếu các trang thiết bị chuyên dụng, thậm chí nhà xưởng không đảm bảo vệ sinh… mà đơn giản chỉ là khắc phục sự cố, để cho xe chạy được.
Các đại gia ai cũng biết điều này song vẫn không muốn vào chính hãng vì sợ chi phí cao, vẫn có thói quen thích đưa xe ra các xưởng bên ngoài cho tiết kiệm, nhân viên kỹ thuật này nhận xét.
Một lãnh đạo của hãng xe Rolls-Royce từng phát biểu: “Chúng tôi không bán một chiếc xe để đi lại, mà bán một trải nghiệm, một dịch vụ đẳng cấp cho khách hàng ngay từ khi có ý tưởng đầu tiên về mua xe Rolls-Royce, cho đến hết đời xe”.
Các đại gia Việt đúng là rất thích những thương hiệu xe siêu sang và muốn được sở hữu nó, nhưng lại từ chối sự phục vụ đẳng cấp. Có ý kiến cho rằng, bây giờ nhà giàu thì nhiều chứ sang thì ít lắm. Vì, chuyện ăn chơi là phải có cái gốc, có văn hóa, chứ không đơn giản cứ thắng chứng khoán, bất động sản… kiếm được mớ tiền, rồi tậu một “con” xe sang mà thành người sang được. Đại gia Việt, không ít người nghĩ rằng, chỉ cần cưỡi Rolls-Royce, Bentley ra đường là đã khẳng định đẳng cấp, người ta nhìn thấy là đủ choáng rồi, chứ dân ta mấy ai phân biệt được thế nào là xe thửa riêng với xe mua lại.
Theo VietnamNet
Nhà xe phải hoàn trả gần 500 triệu đồng tiền vé đội giá cho hành khách
Chiều 3/3, Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai cho biết, Sở đã yêu cầu các nhà xe tuyến Gia Lai - TPHCM hoàn trả gần 500 triệu đồng cho các hành khách.
Trước đó, ngày 22/1/2015, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định số 283/UBND-KTTH về việc phụ thu giá cước vận tải hành khách dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Theo đó, các hãng xe tuyến Gia Lai - TPHCM, trước Tết phụ thu chiều TPHCM- Gia Lai được tính từ ngày 25-30 tháng Chạp năm Giáp Ngọ với mức 60%; sau Tết phụ thu chiều Gia Lai - TPHCM từ ngày 4-8 tháng Giêng năm Ất Mùi cũng được áp mức 60%.
Tuy nhiên, trước ngày 25 tháng Chạp đường dây nóng Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai đã nhận được điện thoại của một hành khách thông báo xe của Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải Gia Lai đã tự ý tăng giá vé xe ngoài thời gian quy định của UBND tỉnh. Ngay lập tức, Sở Giao thông vận tải vào cuộc yêu cầu hãng xe này hoàn trả lại tiền cho hành khách.
Mặc dù đã có quyết định nêu rõ về thời hạn cho các hãng xe phụ thu, tuy nhiên, ngày 9 tháng Giêng âm lịch, khi đại diện Sở Giao Thông vận tải tỉnh Gia Lai có mặt tại bến xe Đức Long (TP.Pleiku) thì tất cả các hãng xe tuyến Gia Lai - TPHCM vẫn giữ nguyên giá cước đã phụ thu với giá 450 nghìn đồng/vé (giá không phụ thu 280 nghìn đồng/vé). Ngay lập tức, Sở đã yêu cầu bến xe phát lên loa yêu cầu các hãng xe trả lại số tiền vượt quá quy định cho hành khách.
Quyết định của UBND tỉnh về thời gian và mức giá phụ thu dịp Tết đối với các hãng xe
Ông Đoàn Hữu Dũng - Phó phòng Kế hoạch, Tài chính, Vận tải - Sở Giao thông cho biết, trong thời điểm năm mới, mỗi tối có 22 chuyến xe đi TPHCM, mỗi xe là 43 chỗ. Tính trong 3 ngày (từ 9-11/1 âm lịch) các nhà xe đã thu phụ trội của hành khách số tiền gần 500 triệu đồng cho khoảng 3.000 vé. Sở đã yêu cầu các nhà xe hoàn trả lại cho hành khách ngay lúc lên xe, trước khi xuất bến. Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các nhà xe đã hoàn trả lại tiền cho hành khách. Kành khách nào vẫn chưa được nhận tiền phụ thu không đúng quy định có thể phản ánh với bến xe hoặc đường dây nóng, Sở sẽ yêu cầu nhà xe đó hoàn trả lại tiền.
Ông Dũng cho biết thêm, sự việc trên xảy ra không phải do các nhà xe tự ý kéo dài thời gian phụ thu. Mà do cách đó cả tháng nhiều hành khách đã đặt chỗ ngồi trước, nên nhà xe đã cho giấy hẹn chứ chưa xuất vé nên nhiều hành khách vẫn chưa trả tiền vé. Lúc này, chưa có quy định phụ thu giá cước của UBND tỉnh nên không thể quy cho các hãng xe hành vi tự ý tăng giá vé được.
Thiên Thư
Theo dantri
"Lựa chọn cán bộ sai sẽ rất nguy hiểm" "Công việc lựa chọn cán bộ mà sai sẽ rất nguy hiểm! Tiêu chuẩn đầu tiên của người cán bộ là phải có đạo đức. Có trách nhiệm đối với nước với dân, hết lòng phục vụ nhân dân, Tổ quốc" - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nêu quan điểm. Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng...