‘Siêu vắc xin’ chống lại mọi biến thể Covid-19 thử nghiệm thành công
Siêu vắc xin chống lại mọi biến thể Covid-19 mang tên Pan-coronavirus đã cho kết quả thử nghiệm thành công ở khỉ, và đang tiến thêm một bước nữa – thử nghiệm về độ an toàn trên người, theo nhật báo Daily Mail .
Vắc xin Pan-coronavirus đang được phát triển bởi Bệnh viện quân y Walter Reed ở Silver Spring, Maryland (Mỹ), có thể chống lại các biến thể Covid-19.
“Siêu vắc xin” Covid-19 chống lại mọi biến thể Covid-19 bắt đầu thử nghiệm ở người. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hiện đã có các biến thể SARS-CoV-2 được phát hiện: Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron. Vì vậy, theo tiến sĩ Anthony Fauci, Trưởng cố vấn y tế của tổng thống Mỹ, cần có những cách tiếp cận sáng tạo.
Video đang HOT
Pan-coronavirus không chỉ có hiệu quả chống lại các biến thể Covid-19, mà còn cả các loại virus khác như SARS-CoV và các đột biến khác của virus Corona.
“Siêu vắc xin” Pan-coronavirus đã cho kết quả thành công ở khỉ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu hy vọng “siêu vắc xin” này là chìa khóa để kiểm soát Covid-19 và các biến thể khác của Covid-19 có thể xuất hiện trong tương lai.
Virus Corona, được phát hiện ở người vào năm 1965. Đến năm 2002, SARS xuất hiện và lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới, lây nhiễm cho gần 8.000 người và cướp đi sinh mạng của 1.000 người ở 29 quốc gia.
Năm 2012, MERS (MERS-CoV), một bệnh đường hô hấp do virus Corona gây ra, xuất hiện ở Ả Rập Xê Út rồi lan sang một số quốc gia và cướp đi sinh mạng của 800 người, theo Public Health Ontario.
Virus Corona cho thấy khả năng gây đột biến cao, đã làm dấy lên lo ngại rằng virus này sẽ tồn tại lâu dài. Kể từ khi xuất hiện các biến thể, nhu cầu nghiên cứu thành công một loại vắc xin Covid-19 có khả năng miễn dịch lâu dài trên diện rộng ngày càng cao.
Biden thăm lính Mỹ bị thương trong vụ đánh bom sân bay Kabul
Tổng thống Biden và phu nhân tới bệnh viện quân y ở Maryland thăm các binh sĩ bị thương sau vụ đánh bom tự sát tại sân bay Kabul hồi tuần trước.
Đoàn xe chở Tổng thống Mỹ Joe Biden và Đệ nhất Phu nhân Jill Biden tới Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed tại Bethesda, bang Maryland, tối 2/9 (sáng 3/9 giờ Hà Nội). Văn phòng báo chí Nhà Trắng cho biết vợ chồng Tổng thống Biden tới thăm các binh sĩ bị thương đang nằm tại bệnh viện quân y này.
Chuyến thăm của vợ chồng Tổng thống Biden diễn ra một tuần sau vụ đánh bom liều chết hôm 26/8 bên ngoài sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul, Afghanistan, khiến 20 lính Mỹ bị thương và 13 binh sĩ thiệt mạng, gồm 11 lính thủy quân lục chiến, một lính lục quân và một sĩ quan hải quân.
15 binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ bị thương trong vụ tấn công đang được điều trị tại bệnh viện Walter Reed. Thiếu tướng James Stenger, phát ngôn viên thủy quân lục chiến Mỹ, cho biết một binh sĩ đang trong tình trạng nguy kịch, ba người trong tình trạng nghiêm trọng và 11 người khác đã ổn định.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (thứ ba từ trái sang) và Đệ nhất Phu nhân Jill Biden (thứ nhất từ trái sang) tại Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed ngày 2/9. Ảnh: AP .
Các binh sĩ bị thương ban đầu được chuyển từ Kabul tới Đức bằng máy bay và điều trị tại Trung tâm Y tế Khu vực Landstuhl, bệnh viện quân lý lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, trước khi được đưa về nước để chăm sóc thêm.
Đại tá Andrew Landers, chỉ huy bệnh viện quân y Landstuhl, cho biết phần lớn thương binh bị trúng mảnh hoặc gãy xương, thương tích điển hình trong một vụ đánh bom kiểu tự sát. Đại tá Peter Kim, giám đốc y khoa của Landstuhl, nói một số binh sĩ bị thương do trúng đạn sau vụ nổ.
Tổng thống Biden ngày 29/8 tới căn cứ không quân Dover, bang Delaware, để đón thi hài 13 lính Mỹ thiệt mạng trong vụ đánh bom. Trước đó, Biden có cuộc gặp căng thẳng với thân nhân các binh sĩ thiệt mạng. Trong cuộc gặp, một thân nhân binh sĩ cho rằng Biden nhắc quá nhiều về con trai của mình so với các lính Mỹ thiệt mạng và không đồng ý với điều này.
Biden cũng bị chỉ trích vì xem đồng hồ trong lễ đón thi hài 13 binh sĩ tại căn cứ Dover, nhiều người cho rằng Tổng thống Mỹ không tôn trọng buổi lễ. Tuy nhiên, nhiều người bảo vệ Biden cho rằng hành động xem đồng hồ của Tổng thống Mỹ không phải điều gì quá to tát và đây có thể là thói quen của ông.
Doanh nghiệp Mỹ coi dịch COVID-19 và thiếu hụt nhân lực là những rủi ro lớn nhất trong năm tới Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Kinh tế doanh nghiệp quốc gia (NABE) công bố ngày 24/1, các công ty Mỹ đã có một năm kinh doanh khả quan, song tất cả đều lo ngại về xu hướng số ca mắc COVID-19 tăng trở lại, dù vấn đề nguồn cung được dự báo sẽ hạ nhiệt. Công nhân làm việc tại...