Siêu tuyển trạch viên Piet de Visser
Trong giới tuyển trạch viên, không ai xứng được xếp làm huyền thoại hơn Piet de Visser. Ông chính là người đã phát hiện ra Ronaldo, Neymar, Kevin de Bruyne và là người được ông chủ Roman Abramovich của Chelsea tin tưởng mời làm cố vấn riêng.
Biệt tài phát hiện các ngôi sao
De Visser vốn theo đuổi nghiệp cầm quân. Nhưng số phận lại sắp đặt để ông trở thành tuyển trạch viên. Cách đây gần 30 năm, Di Visser phải bỏ dở nghề HLV vì mắc bệnh tim.
Người đàn ông 86 tuổi người Hà Lan này kể lại: “Hồi đó, tôi không may gặp phải vấn đề về tim mạch. Cha tôi từng mất sớm vì bị bệnh tim. Các bác sỹ cảnh báo có thể có ngày tôi cũng sẽ bị giống như cha tôi. Thế là tôi từ bỏ công việc HLV. Tôi đi du lịch khắp đây đó.
Rồi tôi tình cờ phát hiện ra tài năng của Ronaldo tại một giải đấu nhỏ ở St Brieux. Đó là phát hiện thay đổi cuộc đời tôi. Sau khi phát hiện Ronaldo, tôi muốn trở thành tuyển trạch viên để có thể phát hiện thêm nhiều tài năng khác nữa”.
Nhờ có sự phát hiện của De Visser, PSV đã có được Ronaldo. Sau đó, cũng chính De Visser là người phát hiện ra tài săn bàn của Ruud van Nistelrooy. Van Nistelrooy lọt vào mắt xanh của De Visser hồi còn là tiền đạo 17 tuổi khoác áo đội bóng hạng Nhì của Hà Lan, Den Bosch.
Ronaldo, Ronaldinho và Neymar đều được De Visser khai phá
Khi De Visser lần đầu giới thiệu Van Nistelrooy cho PSV, phía PSV rất thờ ơ. Cũng dễ hiểu khi mà PSV đã có sẵn Ronaldo. Dù vậy, De Visser vẫn rất kiên định với niềm tin vào tài săn bàn của Van Nistelrooy. Nên sau khi Ronaldo chuyển từ PSV sang Barcelona, De Visser tiếp tục tiến cử Van Nistelrooy cho PSV. Nhờ đó mà về sau PSV có được chân sút thượng hạng và bán được Van Nistelrooy cho M.U với mức giá cao kỷ lục của CLB.
De Visser tiếp tục rất mát tay trong việc khai phá nhiều tài năng cho bóng đá thế giới. Tiêu biểu có thể kể đến Ronaldinho, David Luiz, Neymar, Kevin De Bruyne,…
Nhờ đâu mà De Visser có được thành công nổi bật trong lĩnh vực tuyển trạch như vậy? Một số người bảo chắc là De Visser có năng lực đặc biệt nào đó với lĩnh vực nào đó, hay nói nôm na là ông có “căn tuyển trạch”. Bản thân De Visser thì vô tư tự nhận ông có tình yêu bóng đá cháy bỏng, nhất là bóng đá đẹp và có sự chăm chỉ vô tận dành cho bóng đá. Khi xem giò các cầu thủ trẻ, De Visser không chỉ theo dõi mỗi họ thể hiện trên sân đấu. Ông còn chịu khó thời gian quan sát họ thể hiện trên sân tập. De Visser chia sẻ: “Trên sân đấu, trình độ cầu thủ thể hiện ra nhiều. Còn trên sân tập, thái độ của họ được bộc lộ nhiều hơn”.
De Visser tự xây dựng và tuân thủ các tiêu chí đánh giá cầu thủ cùng thang điểm riêng của mình. Mỗi bản theo dõi và đánh giá cầu thủ của De Visser, chỉ có 2 người có thể đọc hiểu được: bản thân ông và thư ký của ông.
Video đang HOT
Vị thế đặc biệt
Tiếng lành đồn xa, De Visser được mời làm tuyển trạch viên cho Chelsea. Biệt tài nhìn người của De Visser khiến ông chủ Roman Abramovich của Chelsea vô cùng ấn tượng. Abramovich đánh giá nếu De Visser mà chỉ làm mỗi tuyển trạch viên thì phí phạm biệt tài này. Thế là Abramovich đôn luôn De Visser làm cố vấn riêng của mình.
Piet de Visser miệt mài đi tìm tài năng bóng đá suốt 3 thập kỷ qua
De Visser không chỉ giới thiệu cho Chelsea mua Arjen Robben từ PSV. Ông còn giới thiệu HLV Guus Hiddink với Abramovich trước khi Hiddink được bổ nhiệm làm HLV của ĐT Nga vào năm 2006. Ông còn tiến cử Frank Ernesen với Abramovich để Ernesen được bổ nhiệm làm GĐTT của Chelsea vào năm 2005, bất chấp sự phản đối của HLV Jose Mourinho khi ấy.
De Visser còn được Abramovich chọn mặt gửi vàng với nhiệm vụ xây dựng hệ thống đào tạo trẻ của Chelsea. De Visser chiếm trọn lòng tin của Abramovich tới mức tiếng nói của ông có ảnh hưởng tới quyết định Chelsea sa thải HLV Luiz Felipe Scolari vào tháng 2/2009. Sau khi theo dõi Scolari chỉ đạo các cầu thủ Chelsea trên sân tập, De Visser báo lên Abramovich chuyện các bài trên sân tập của Scolari quá nghèo nàn.
Mourinho đánh giá về De Visser: “Về khoản tuyển trạch thì tôi không bao giờ có thể làm được như ông ấy. Khát vọng tìm sao và biệt tài tìm sao của ông ấy đúng là vô giá”. Một người vốn mấy lần xung khắc quan điểm với De Visser mà vẫn phải dành lời khen như vậy, đủ thấy De Visser đặc biệt thế nào.
Cầu thủ De Visser ấn tượng nhất
Trong biết bao tài năng đã được De Visser khai phá, De Bruyne là người khiến ông ấn tượng nhất. De Visser chia sẻ: “Tôi bị chinh phục ngay từ lần chạm bóng đầu tiên của De Bruyne. Cậu ấy tiệm cận điểm 10. Và tôi thì chưa chấm điểm 10 với bất kỳ ai”.
“Cầu thủ tự định đoạt sự nghiệp của mình”
Dù có công phát hiện ra nhiều tài năng bóng đá, De Visser vẫn luôn trung thành với quan điểm: “Tuyển trạch viên là người phát hiện ra tài năng của cầu thủ. Nhưng chỉ có bản thân cầu thủ mới định đoạt sự nghiệp của mình. Thành bại là do chính cầu thủ quyết định, không phải do tuyển trạch viên”.
Hoài niệm: Khi hơn 10000 cổ động viên Manchester United đến San Siro
Ngày hôm nay, Manchester United sẽ trở lại San Siro. Thật buồn khi không có vài nghìn CĐV nào từ Manchester tới đây để xem trận đấu.
Còn một vài phút nữa là tiếng còi bắt đầu trận đấu vang lên, các ultra của AC Milan sẽ tung ra một tấm biểu ngữ dài hơn 75m với dòng chữ: "Tôi có một con quỷ" bằng tiếng Anh. Đó là thời điểm năm 2005 và sân San Siro đón tiếp Manchester United trong trận lượt về vòng 16 đội UEFA Champions League.
Phía sau tấm biểu ngữ, 12.000 khán giả giơ những tấm thẻ đỏ, trắng và đen để xếp thành hình con quỷ. Hàng trăm biểu ngữ cũng được tung ra hàng loạt, pháo sáng cũng xuất hiện trên khán đài. Nhìn khung cảnh đẹp như ở Nhà thờ chính tòa, nhưng những gì diễn ra sau đó thì không thanh bình chút nào.
Trước đó vài tiếng, vài người trong số họ đã tham gia vào một cuộc ẩu đả bên ngoài sân vận động, họ dùng thắt lưng tấn công người hâm mộ Man United. Có khoảng 10.500 CĐV Man United - cho đến nay vẫn là lượng CĐV lớn nhất của một CLB khách đi cổ vũ một trận đấu cúp châu Âu mà không phải trận chung kết - đến miền bắc Italy. Đây quả là một trận đấu lớn. Bầu không khí ngày một nóng lên, cờ và biểu ngữ được giương lên khán đài, pháo sáng cũng xuất hiện.
Có thể nói việc sân San Siro đón lượng CĐV lớn vào năm 2005 đến từ vài lý do. Thứ nhất, sức chứa 80.000 khán giả của sân San Siro cho phép điều đó. Newcastle và Leeds United cũng có lượng lớn CĐV trong những năm 2000, tận dụng lợi thế nhờ sự phân phối vé mà hiện tại không còn. Những con số như vậy có thể mang tới vấn đề.
Thứ hai, khá thuận tiện để mọi người tới Milan khi ở đây có ba sân bay và hai trong số đó được phục vụ bởi những hãng hàng không giá rẻ. Người hâm mộ có thể đến Milan một cách dễ dàng mà không tốn nhiều tiền, quãng thời gian từ lễ bốc thăm (17/12/2004) cho đến khi trận đấu diễn ra (8/3/2005) cho phép khán giả có nhiều thời gian lên lịch trình.
Thứ ba, đối thủ của Man United là Milan, đội bóng hay nhất thế giới thời điểm ấy. Chưa đầy hai năm trước đó họ là nhà vô địch châu Âu sau chiến thắng trước Juventus trên sân Old Trafford. Năm 2005, họ là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch.
Hãy nhìn vào lực lượng AC Milan khi đó mới thấy họ mạnh thế nào. Trận lượt đi tại Old Trafford, HLV Carlo Ancelotti tung ra đội hình gồm: Dida; Cafu, Nesta, Maldini, Kaladze; Pirlo, Gattuso; Seedorf, Rui Costa, Kaka; Crespo. Milan dẫn 1-0 ở Manchester United nhờ bàn thắng của Hernan Crespo. Ở lượt về, Milan thậm chí còn mạnh hơn khi Jaap Stam trở lại sau chấn thương, thay thế Kakha Kaladze.
Man United không sa sút nhưng thời điểm đó, họ đang trải qua quá trình chuyển giao. Vài tháng sau đó, mùa thứ hai liên tiếp họ cán đích thứ ba ở Premier League, trong khi thời điểm ấy nhà Glazer chuẩn bị mua lại CLB và gây ra làn sóng phản đối sâu sắc. Ngoài ra Roy Keane chuẩn bị chia tay CLB sau những tranh cãi, Man United sẽ thua Arsenal ở chung kết FA Cup.
Nhưng đó là câu chuyện tương lai của thời điểm mà bài viết này muốn hướng tới, tất cả chưa hề xảy ra khi người hâm mộ Man United đến kinh đô bóng đá, thời trang và kinh doanh của Italy. Nhiều người nghĩ "Rooney, Ruud và Ronaldo" có thể xuyên phá hàng phòng ngự chặt chẽ. Tuy nhiên hàng phòng ngự AC Milan giàu kinh nghiệm đến mức năm họ đá trận đầu tiên, Wayne Rooney còn chưa ra đời. Nhưng dù sao, đây cũng là bộ ba tương đối đáng sợ.
Người hâm mộ đội khách cầm bia, đứng chật cứng quảng trường bên ngoài Nhà thờ chính tòa Milan. Hầu hết những người hay đi du lịch ở châu Âu đều biết những gì bạn có thể và không thể làm. Ví dụ, nếu gây rối ở Istanbul, bạn có thể vào tù. Gây huyên náo ở Tây Ban Nha, có thể bạn sẽ phải nhận một đòn từ dùi cui. Cảnh sát có phần hoảng loạn khi phải dẫn những CĐV đến muộn vào trong sân. Nhiều người trong số đó đến muộn vì tàu điện ngầm ở Milan bị dừng lại.
Người hâm mộ có các lựa chọn: đi taxi, đi xe điện hoặc đi bộ (trong 90 phút). Khi đến sân vận động, rất nhiều hàng dài tụ lại bên ngoài. Cảnh sát phải dùng lá chắn để ngăn cản bên ngoài sân. "Các ông không phải người La Mã nữa", người hâm mộ hô vang. Hầu hết người hâm mộ Man United phải ngồi ở tầng thấp ở khán đài. Những người khác cố gắng lên tầng trên và phản đối khi được nói họ không thể vào khu vực của Milan.
Trận đấu bắt đầu. Man United vẫn mạnh, đội hình ra sân của họ gồm: Tim Howard; Wes Brown, Rio Ferdinand, Mikael Silvestre, Gabriel Heinze; Cristiano Ronaldo, Keane, Paul Scholes, Ryan Giggs; Van Nistelrooy, Rooney. Đó là một đội hình tấn công, trong đó Van Nistelrooy chơi cao nhất. Tuy nhiên Milan dễ dàng đối phó với Rooney, Ronaldo và Ruud, họ kiểm soát trận đấu. Stam có một ngày thi đấu xuất sắc và Crespo lại lập công để giúp Milan tiếp tục giành chiến thắng 1-0.
Man United có những cơ hội tốt hơn trong cả hai trận đấu, song Van Nistelrooy tỏ ra chậm chạp và bỏ lỡ những cơ hội trong cả hai lượt. Milan là đội đi tiếp, họ tiếp tục thể hiện sự xuất sắc cho đến khi dẫn trước 3-0 sau hiệp 1 trận chung kết ở Istanbul.
"Cafu chắc chắn có 2 trái tim", đó là bình luận của Sir Alex Ferguson trong phòng họp báo. Ông tiếp tục: "Và nếu Paolo Maldini tiếp tục thi đấu như thế này thêm 4 hay 5 năm nữa, tôi nghĩ tôi sẽ phải giải nghệ mất. Chúng tôi đã chạm trán nhiều đội bóng châu Âu trên sân nhà của họ và hứng chịu nhiều màn kịch. Đối đầu Milan, chúng tôi không thấy điều đó. Họ thi đấu một cách hoàn hảo. Điều đó khiến họ trở nên đặc biệt".
Rio Ferdinand cho biết: "Chúng tôi có những cơ hội tốt hơn trong cả hai trận, nhưng khi họ có cơ hội thì họ tận dụng được. Có lẽ họ là CLB mạnh nhất chúng tôi từng đối đầu. Maldini là một trong những hậu vệ giỏi nhất từ trước tới nay. Kaka xuất sắc, khi có bóng cậu còn nhanh hơn là khi không có".
Còn Paul Scholes sau này thừa nhận: "Maldini tuy đã 36 tuổi nhưng vẫn quá giỏi, nhanh nhẹn, kỹ thuật và mạnh mẽ. Vài mùa giải sau, anh ấy đối đầu Cristiano Ronaldo - lúc đó đang phát triển vượt bậc nhưng không thể tìm ra cách vượt qua hậu vệ người Italy. Maldini đỉnh cao đến tận giây phút cuối cùng".
Người hâm mộ Man United bắt đầu đặt dấu hỏi về thành tích kém cỏi của đội ở đấu trường châu Âu. Kể từ năm 1997 đến thời điểm ấy, Man United đã đá 26 trận ở cúp châu Âu nhưng chỉ thắng 6 trận, 2 trong số đó là tại sân khách - chiến thắng nổi tiếng trước Juventus năm 1999 và trước Deportivo La Coruna năm 2002.
Ferguson bị đổ lỗi vì mang một đội hình yếu tới đối đầu Fenerbahce ở trận cuối vòng bảng - Man United thua 0-3 và nhường vị trí đầu bảng vào tay Lyon, qua đó rơi vào nhánh đấu khó hơn. Người hâm mộ lúc đó không quá kiên nhẫn với câu nói "Năm sau sẽ luôn tốt hơn", song Ferguson cảm thấy ông đang xây dựng nên một đội bóng cho tương lai. Chiến lược gia người Scotland cho biết: "Tôi hài lòng với chất lượng và độ tuổi của đội. Họ có thể phát triển và tiến bộ cùng nhau. Tôi chẳng có gì phải phàn nàn cả. Chúng tôi đã có nhiều thay đổi trong năm qua nhưng đây là một đội bóng rất giỏi và họ có thể gặt hái thành công trong vòng 5 hay 6 năm tới".
Ferguson đã đúng. Ronaldo và Rooney ngày càng phát triển, Man United vô địch League Cup năm 2006, Premier League năm 2007 - dù họ bị Milan loại khỏi cúp châu Âu một lần nữa. Khi đó số lượng vé chỉ được phân bổ giới hạn ở mức 4000 vé. Năm 2008, Man United vô địch Premier League, Champions League và World Club. Năm 2010, hai đội gặp nhau một lần nữa và Milan thắng ở cả hai lượt trận.
Ở Milan, các phương tiện giao thông công cộng bị tắc nghẽn. Cảnh sát mặc trang phục chống bạo động phải hướng người hâm mộ đi một con đường dài lạnh lẽo đến trung tâm Milan. Người hâm mộ Man United không để lại ấn tượng tốt. Báo chí liên tục chế nhạo các CĐV đến từ Manchester United.
Ngày hôm sau trang nhất tờ nhật báo Il Giorno ở Milan đăng bức ảnh chụp các CĐV Man United say xỉn dưới tiêu đề: "Những kẻ thô lỗ xâm lược Milan". Một tờ khác thì sử dụng tiêu đề: "Những tên côn đồ tung hoành, Milan phải trả hóa đơn". Trong khi đó, La Gazzetta Dello Sport là tờ báo duy nhất sử dụng tiêu đề mà bạn không cần biết tiếng Italy để hiểu: "Crespo United. Ciao, Manchester United".
Ngày hôm nay, Manchester United sẽ trở lại San Siro. Thật buồn khi không có vài nghìn CĐV nào từ Manchester tới đây để xem trận đấu.
Lược dịch từ bài viết "When 10,500 Manchester United fans descended on San Siro" của tác giả Andy Mitten trên The Athletic.
Tiết lộ thói ăn uống vô tội vạ của Vardy đằng sau thành tích ghi bàn khủng Đồng đội cũ Ritchie De Laet tiết lộ Vardy sở hữu thành tích ghi bàn khủng dù có thói quen ăn uống vô tội vạ với pizza và bia rượu phủ phê. Mùa này, Vardy đã lọt vào top 20 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử Premier League. Cầu thủ người Anh đã tiến những bước dài từ việc chơi...