Siêu tuần dương hạm Nga uy trấn chiến hạm Trung Quốc
Trong cuộc tập trận “Tương tác biển-2014″, Nga sẽ mang sang Trung Quốc tuần dương hạm siêu mạnh Varyag, được mệnh danh là “sát thủ hàng không mẫu hạm”.
Tuần dương hạm Varyag thuộc lớp Atlat (), tên mã NATO là Slava, thuộc đề án 1164. Lớp tàu này được đóng 4 chiếc, hiện 1 chiếc đã nghỉ hưu. Tàu được hạ thủy tháng 7-1983, chính thức biên chế trong lực lượng hải quân Liên Xô vào ngày 16-10-1989. Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Nga thành “người thừa kế” siêu tuần dương hạm khủng này.
Tuần dương hạm tên lửa lớp Slava hiện còn 3 chiếc đang nằm trong biên chế Hải quân Nga là tuần dương hạm Moskva – soái hạm của Hạm đội biển Đen; tuần dương hạm Varyag là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương và tuần dương hạm mang tên Marshal Ustinov trực thuộc biên chế Hạm đội biển Bắc.
Các tuần dương hạm động cơ thông thường lớp Slava có thể phối hợp với các tuần dương hạm động cơ hạt nhân lớp Kirov, để đảm nhận nhiệm vụ cảnh giới, hộ tống hạm đội, hoặc phối hợp với các biên đội tàu mặt nước khác, tấn công các hàng không mẫu hạm và tàu đổ bộ cỡ lớn, phá hoại các tuyến giao thông trên biển và chi viện hỏa lực đối bờ.
Đặc biệt, khi được trang bị các đầu đạn hạt nhân, sức tấn công của loại tuần dương hạm này sẽ được nâng cao rất mạnh, là một phương tiện răn đe hạt nhân cấp chiến thuật cực kỳ hữu hiệu.
Siêu tuần dương hạm Varyag lớp Atlat của Nga
Tuần dương hạm lớp này có lượng giãn nước tiêu chuẩn 9.800 tấn, đầy tải 11.490 tấn; chiều dài 186,4m, rộng 20,8m, cao 8,4m. Varyag có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm Ka-25/27/28, biên chế thủy thủ đoàn 485 người, trong đó có 38 sĩ quan.
Tàu sử dụng 4 động cơ turbin khí, 2 trục đẩy, công suất 130.000Hp, đảm bảo cho tàu đạt vận tốc tối đa 32 hải lý/h, phạm vi hành trình 7.500 hải lý (tương đương 13.200km), với tốc độ 18 hải lý/h.
Về vũ khí, Varyag được trang bị 16 quả tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa P-500 Bazalt (NATO gọi là SS-N-12 “Sandbox”). Hệ thống phóng của nó được bố trí ở phần đầu tàu, bên trái 4 cụm, bên phải 4 cụm (mỗi cụm 2 ống phóng).
P-500 có vận tốc 1,7Mach, tầm bắn 550km, chiều dài 0,9m, đường kính 0,9m, có thể lắp đặt đầu đạn hạt nhân lượng nổ 350 kiloton, hoặc đầu đạn thường nặng 1000kg.
Trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, tên lửa P-500 được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ động; các tham số về mục tiêu được hiệu chỉnh tự động thông qua hệ thống điều khiển được liên kết dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B.
Lắp đặt tên lửa tên lửa chống hạm P-500 Bazalt
Hiện nay P-500 và phiên bản nâng cấp của nó là P-1000 với tầm bắn 700km được coi là một trong những vũ khí chống tàu sân bay hiệu quả nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra, tên lửa này cũng có khả năng tấn công mặt đất với các đầu đạn hạt nhân. Tuy độ chính xác của nó không phải là cao nhưng có thể được bù đắp bặng sức công phá lớn của đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Video đang HOT
Về vũ khí phòng không, các tuần dương hạm lớp Slava được trang bị chủ yếu là 64 quả tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F (SA-N-6 Grumble), là phiên bản trên hạm của tên lửa phòng không mặt đất S-300PMU (tuần dương hạm hạt nhân “đàn anh” lớp Kirov có 96 quả).
Loại tên lửa này có tầm bắn 150km với máy bay và 30km với tên lửa đạn đạo, độ cao tác chiến 27km, bộ chiến đấu nặng 90kg, được phóng bằng hệ thống phóng thẳng đứng, 8 ống phóng được bố trí thành 2 cụm bên trái, phải của đuôi tàu, mỗi bên 4 ống.
Ngoài ra, Varyag còn được trang bị 2 cụm 2 ống loại tên lửa phòng không tầm gần 9K33M “Osa-M” (NATO gọi là SA-N-4 “Gecko”) với cơ số 40 quả tên lửa. Loại tên lửa này có chiều dài 3,2m, đường kính 0,21m, tầm bắn 15km, độ cao tác chiến 12km, vận tốc phóng lên tới 2,5Mach.
Varyag được lắp đặt 6 bệ phóng loại 6 nòng pháo bắn nhanh AK-650 cỡ nòng 30mm dùng để phòng thủ giai đoạn cuối, có tầm bắn 5 km, tốc độ bắn 3000 phát/phút và 1 pháo hạm 2 nòng AK-130 loại 130mm, tầm bắn 29km với tên lửa hành trình, 17km với máy bay, tốc độ bắn 40 phát/phút.
Cận cảnh hệ thống S-300FM
Đây là những vũ khí rất quan trọng giúp nó chống trả những cuộc tấn công của máy bay tầm thấp và tên lửa hành trình.
Về vũ khí chống ngầm, Varyag được trang bị 2 cụm, mỗi cụm 5 ống phóng ngư lôi 533mm và 2 cụm, mỗi cụm 6 ống phóng tên lửa săn ngầm nước sâu RBU6000 có tầm bắn 6km (48 quả). Ngoài ra, Varyag còn được trang bị 8 cụm 10 ống phóng tên lửa nhử mồi PK-10 và 2 cụm 2 ống phóng tên lửa nhử mồi PK-2.
Về radar tìm kiếm, tàu được trang bị radar tìm kiếm 3D đối không Voskhod MR-800 (Top Pair) làm việc ở dải tần C/D-band, cự ly sục sạo trên không, đối với các mục tiêu bay lớn (máy bay ném bom) là 366km, đối với các mục tiêu bay có tiết diện phản xạ radar dưới 2m2 là 183km; radar 3D đối hải/đối không Top Steer hoặc Top Plate, làm việc ở dải tần D/F-band; 3 thiết bị dẫn đường Palm Frond, làm việc ở dải tần I-band.
Tàu còn được trang bị một số loại radar điều khiển tên lửa như: radar Front Door điều khiển tên lửa P-500 Bazalt, làm việc ở dải tần F-band; radar Top Dome điều khiển tên lửa hạm đối không tầm xa S-300F, làm việc ở dải tần J-band; 2 radar Pop Group điều khiển tên lửa phòng không tầm gần 9K33M “Osa-M”, làm việc ở dải tần F/H/I-band.
Khu trục hạm Type 052D của Trung Quốc mang số hiệu 172 Côn Minh
Các loại radar điều khiển pháo hạm là: radar Bass Tilt điều khiển pháo bắn nhanh AK-650 cỡ nòng 30mm, làm việc ở dải tần H/I-band; radar Kite Screech điều khiển pháo hạm 2 nòng 130mm, làm việc ở dải tần H/I/K-band.
Tàu được lắp đặt 2 thiết bị nhận biết địch – ta Salt Pot A và Salt Pot B; 2 thiết bị nhận biết địch – ta Long Head; sonar tìm kiếm chủ động làm việc dải sóng trung tần (MF) thấp tần (LF) Bull Horn và Steer Hide.
Ngoài ra, nó còn một số thiết bị chỉ huy, điện tử – quang học như: 2 thiết bị Tee Plinth hoặc 3 thiết bị Tilt Pot; hệ thống tiếp nhận thông tin vệ tinh/nhập số liệu mục tiêu Punch Bowl; 2 hệ thống truyền số liệu Bell Crown và Bell Push; 8 thiết bị gây nhiễu/đối kháng điện tử Side Globe; 4 thiết bị trinh sát điện tử/âm thanh Rum Tub.
Hiện nay, chiến hạm mạnh nhất của Trung Quốc là khu trục hạm Type 052D, được nước này ca tụng là “Lá chắn thần Trung Hoa” hay “Aegis Trung Hoa”, xếp hạng ngang các khu trục hạm lớp Aleigh Bucker của Mỹ, nhưng cơ bản là không thể vượt trội so với tuần dương hạm lớp Slava của Nga.
Khu trục hạm Trung Quốc hơn tuần dương hạm Nga về khả năng tấn công mặt đất (Ảnh tưởng tượng H-6K phóng CJ-10)
Lượng giãn nước của khu trục hạm Trung Quốc kém tuần dương hạm Nga tới hơn 2000 tấn, nhưng tàu Trung Quốc hơn tàu Nga ở điểm có khả năng tàng hình cao hơn với thiết kế tối ưu, giảm góc cạnh để tán xạ sóng radar và công nghệ sơn hấp thụ sóng radar.
So sánh tính năng và các tham số kỹ thuật của hệ thống phòng không S-300FM trên Slava và HQ-9 của Type 052D là tương đương nhưng số lượng tên lửa trên tàu Nga nhiều hơn tàu Trung Quốc (64/48 quả).
Xuất phát từ ý định chế tạo 1 phương tiện đối phó với tàu sân bay nên khả năng chống hạm của các tên lửa P-500 và P-1000 vượt trội so với tên lửa YJ-62 trên Type 052D về cả tầm bắn (550/280km), lẫn số lượng (16/8 quả).
Khả năng tấn công mặt đất của Type 052D mạnh hơn với tên lửa hành trình Đông Hải 10, tức DH-10 – một phiên bản hải quân phát triển song song với tên lửa hành trình trên máy bay ném bom H-6 và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất Trường Kiếm 10 (CJ-10), có tầm phóng từ 1500-2000km.
Khu trục hạm Type 052D của Trung Quốc mang số hiệu 172 Côn Minh
Nhưng bù lại, P-500 của Nga có khả năng tấn công tên lửa hạt nhân, còn khả năng này của các tên lửa hành trình Trung Quốc vẫn còn là ẩn số.
Các hệ thống radar tìm kiếm, radar điều khiển hỏa lực… trên khu trục hạm Trung Quốc được cho là hiện đại hơn, đặc biệt là radar mảng pha điện tử AESA, được tích hợp trong hệ thống chỉ huy-tác chiến thống nhất, còn các hệ thống này trên tuần dương hạm Nga tương đối rối rắm và nhiều thiết bị riêng rẽ.
Tuy nhiên, điều này cũng có cái lợi và cái hại của nó. Hệ thống chỉ huy-tác chiến tích hợp của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng chết ngóm khi bị chế áp điện tử khiến các hệ thống trên tàu tê liệt, trong khi các hệ thống radar trên tàu Nga riêng rẽ, làm việc trên nhiều dải tần khác nhau nên khó xảy ra trường hợp các hệ thống này bị chế áp hoàn toàn.
Theo Báo Đất Việt
Chạy đua khu trục hạm Trung-Nhật: số lượng hay chất lượng hơn?
Trung Quốc và Nhật Bản đã thực sự bước vào thời kỳ chạy đua vũ trang trên biển, tốc độ đóng tàu chiến mặt nước có thể nói là nhanh nhất thế giới.
Đây là nhận định trong bài viết về chạy đua đóng tàu chiến đấu mặt nước của Tạp chí quốc phòng uy tín Khán Hòa.
Theo tờ báo này, cuộc chạy đua của Trung - Nhật tập trung chủ yếu trong đóng tàu khu trục kiểu Aegis. Dù vậy, thực tế thì đúng ra chỉ có Nhật Bản sở hữu hệ thống chiến đấu Aegis thật sự, trong khi đó, Trung Quốc chỉ là sao chép kiểu dáng, cách bố trí radar, vũ khí giống với tàu Aegis Mỹ, Nhật.
Tàu khu trục Type 052D.
Theo đó, trong những năm qua, Trung Quốc đã đóng 6 tàu khu trục "Aegis Made in China" lớp Type 052C trang bị radar mạng pha chủ động Type 346, trang bị 48 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa phòng không HHQ-9 và tên lửa đối hải YJ-62. Gần đây, nước này chính thức biên chế tàu khu trục nâng cấp Type 052D đầu tiên, cải tiến về radar và trang bị tới 64 ống phóng thẳng đứng. Dự kiến tới năm 2016, số lượng đóng và triển khai Type 052D có thể đạt tới 10-12 tàu.
Về phía Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản, cho tới nay vẫn duy trì 4 tàu khu trục Aegis Kongo và 2 tàu lớp Atago được thiết kế dựa trên lớp Arleigh Burke của Mỹ. 6 tàu này được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis hiện đại với radar mạng pha AN/SPY-1 cùng 96 ống phóng thẳng đứng (có thể phóng tên lửa đối không tầm xa SM-2, tên lửa đánh chặn SM-3, tên lửa hành trình Tomahawk...).
Tàu khu trục lớp Atago.
Có thể nói, xét về chất lượng, thì tàu Aegis Nhật có khả năng phòng không/đánh chặn tên lửa gấp 2 lần tàu Trung Quốc. Trong tác chiến chống ngầm, phòng không, tác chiến điện tử, chỉ huy tổng hợp, tác chiến mạng thì tàu Nhật vượt trội tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu so số lượng thì trong tương lai gần Trung Quốc chiếm ưu thế lớn khi đạt được 16-18 tàu "Aegis" Type 052C/D, đó là chưa kể lớp Type 055 đang nghiên cứu.
Tàu Atago và Kongo có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo hoàn hảo hơn chiến hạm Trung Quốc.
Dù vậy, theo Khán Hòa, ngoài tàu khu trục Aegis Kongo, Atago, Nhật Bản cũng sở hữu tàu khu trục lớp Akizuki (4 chiếc) trang bị công nghệ "nội địa" ấn tượng gồm hệ thống chiến đấu FCS-3 và tên lửa phòng không tầm trung ESSM.
Nhờ vậy, xét tổng thể thì tới năm 2015, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản sẽ có 10 tàu chiến hiện đại trang bị radar mạng pha chủ động - bị động. Số lượng này về cơ bản ngang với tàu khu trục Type 052C/D của Trung Quốc trong khoảng thời gian ngắn.
Ngoài các chiến hạm Aegis hoặc trang bị radar mạng pha hiện đại, Nhật Bản còn có 9 tàu khu trục Murasame có lượng giãn nước 6.100 tấn và 5 tàu Takanam có lượng giãn nước 6.300 tấn.
Các tàu này trang bị công nghệ hiện đại với rada quét cơ khí, hệ thống phóng tên lửa hạm đối không thẳng đứng, trung tâm xử lý thông tin chiến thuật hiện đại...
Nhưng Trung Quốc cũng không vừa khi có trong biên chế tới 18 tàu hộ vệ tên lửa Type 054A có lượng giãn nước hơn 4.000 tấn. Dù rằng, xét công nghệ kỹ thuật thì tàu Nhật vượt trội nhưng số lượng thì không thể bì nổi với tốc độ đóng tàu nhanh khủng khiếp của Trung Quốc.
Theo Kiến thức
Tàu Mỹ phải tránh tàu Trung Quốc ở biển Đông Ngày 17.12, tờ Hoàn Cầu Thời báo (Trung Quốc) cho rằng tàu chiến Mỹ đã có hành vi đe dọa tàu sân bay của Trung Quốc tại biển Đông hôm 5.12 vừa qua và đe dọa, hải quân Trung Quốc sẽ hành động nếu tàu Mỹ lặp lại hành vi tương tự. "Nếu hải quân và không quân Mỹ xâm phạm cửa ngõ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump

Giải pháp của Mỹ cho xung đột Ukraine có hiệu quả ?

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga cảnh cáo đòn hạt nhân với châu Âu

Indonesia nhấn mạnh vai trò của ASEAN trong giữ vững hòa bình và cân bằng khu vực

Giáo hoàng Francis về với thánh đường Vatican lần cuối

Ý nghĩa cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Quốc vương Oman

Thất bại trong đàm phán tái cấu trúc 2,6 tỷ USD, Ukraine đối mặt nguy cơ vỡ nợ lịch sử

Indonesia có thêm cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Trung Quốc thúc đẩy hợp tác không gian quốc tế với Mỹ

Tìm ra nguyên nhân khiến loài chuột túi khổng lồ thời tiền sử diệt vong

Tổng thống Zelensky tuyên bố cắt ngắn chuyến thăm Nam Phi bởi lý do bất ngờ

Myanmar bắt giữ nhà chiêm tinh trên TikTok vì dự đoán động đất gây hoang mang
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn
Hậu trường phim
23:37:42 24/04/2025
"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian
Sao châu á
23:34:25 24/04/2025
NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt
Sao việt
23:19:40 24/04/2025
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu
Nhạc việt
22:59:58 24/04/2025
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do
Tv show
22:29:23 24/04/2025
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt
Phim âu mỹ
22:24:36 24/04/2025
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler
Sức khỏe
21:40:42 24/04/2025
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù
Pháp luật
21:20:25 24/04/2025
NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?
Nhạc quốc tế
21:18:12 24/04/2025