Siêu trộm chuyên đục két sắt lĩnh án
Trong vòng chưa đến 2 năm, với biệt tài đục két sắt, Cao Xuân Sơn đã thực hiện 11 vụ trộm cắp ở nhiều địa phương thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Số tiền mà đạo chích này chiếm đoạt lên tới hơn 2,2 tỷ đồng.
Ngày 15/5, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Cao Xuân Sơn (SN 1972, trú thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, Nghệ An) về tội “ Trộm cắp tài sản” và “Đánh bạc”.
Trước đó, vào năm 1994, Cao Xuân Sơn bị TAND huyện Con Cuông xử phạt 12 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản công dân” và “Trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa”. Đến năm 2011, Sơn tiếp tục bị TAND huyện này xử phạt 11 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”.
Chỉ trong thời gian ngắn, Cao Xuân Sơn đã thực hiện 11 vụ trộm, chiếm đoạt hơn 2,2 tỉ đồng
2 lần ăn cơm tù không khiến Cao Xuân Sơn “chùn tay”. Với biệt tài mở khóa, phá két sắt, chỉ một thời gian ngắn sau đó, Sơn liên tiếp gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản khác.
Cơ quan điều tra làm rõ, từ tháng 11/2015 đến tháng 6/2017, Cao Xuân Sơn đã thực hiện 11 vụ trộm cắp, chiếm đoạt hơn 2,2 tỷ đồng. Thủ đoạn của Sơn là nhắm vào các trường học, các cơ quan xí nghiệp và tìm cách đột nhập vào các đơn vị này, sau đó dùng khoan phá két sắt để lấy tài sản.
Bằng thủ đoạn này, Sơn đã trộm của Trường THPT Phan Đăng Lưu (Yên Thành, Nghệ An) hơn 500 triệu đồng, Trường THPT Diễn Châu (huyện Diễn Châu, Nghệ An) gần 450 triệu đồng, Trường THPT Nguyễn Duy Trinh (Nghi Lộc, Nghệ An) gần 60 triệu đồng, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Tĩnh) hơn 330 triệu đồng và một số doanh nghiệp, cơ quan khác.
Cao Xuân Sơn khai nhận lên mạng Internet tìm hiểu cấu tạo két sắt rồi tự mình nghĩ ra cách thức phá két. Sơn thường nghiên cứu kỹ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, lợi dụng sơ hở của bảo vệ để đột nhập vào, phá khóa và lấy tiền, tài sản có giá trị khác.
Số tiền trộm được Sơn dùng để tiêu xài cá nhân và đánh lô đề
Cao Xuân Sơn khai nhận số tiền trộm cắp đã được tiêu xài và đánh bạc bằng hình thức lô đề. Cơ quan chức năng làm rõ, chỉ trong 2 ngày 19-20/7/2017, Cao Xuân Sơn đã thực hiện hành vi đánh bạc dưới hình thức đánh lô đề bằng cách nhắn tin qua điện thoại cho Huỳnh Thị Thu Hà (SN 1976, trú thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông) với tổng số tiền hơn 340 triệu đồng.
Video đang HOT
Huỳnh Thị Thu Hà cũng bị truy tố, xét xử về tội “Đánh bạc” trong phiên tòa này.
Cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, HĐXX tuyên phạt Cao Xuân Sơn 15 năm tù về tội “Trộm cắp tài sản”, 2 năm tù về tội “Đánh bạc”. Tổng hợp hình phạt, Sơn phải thi hành bản án 17 năm tù. Ngoài ra, Tòa buộc bị cáo phải bồi thường toàn bộ số tài sản đã chiếm đoạt của các đơn vị, doanh nghiệp.
Về tội “Đánh bạc”, Huỳnh Thị Thu Hà cũng bị tuyên phạt 2 năm tù.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Huy động hàng chục tỷ đồng tiền gửi trái pháp luật rồi tuyên bố vỡ nợ
Mặc dù doanh nghiệp của gia đình không có chức năng huy động vốn gửi tiết kiệm nhưng Nguyễn Thị Thảo vẫn phát hành phiếu gửi tiền trả lãi suất cao cho người dân. Sau khi huy động được hàng chục tỷ đồng, Thảo tuyên bố vỡ nợ, giải thể doanh nghiệp khiến gần 400 người dân khốn khổ.
Thủ đoạn ma mãnh
Năm 1994, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Hùng Thảo được thành lập, do ông Nguyễn Phi Hùng (SN 1956, trú thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, Nghệ An) làm chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp này đã thay đổi giấy phép kinh doanh lần thứ 3 với ngành nghề kinh doanh mua bán vàng, bạc, trang sức, đồ mỹ nghệ; mua bán xe máy các loại.
Dù không phải là chủ doanh nghiệp nhưng bà Thảo vẫn dùng con dấu của doanh nghiệp để đóng vào giấy biên nhận tiền gửi của người dân
Mặc dù không có chức năng huy động vốn, không phải là chủ doanh nghiệp này nhưng bà Nguyễn Thị Thảo (SN 1959, vợ ông Hùng) đã phát hành phiếu gửi tiền, sử dụng con dấu của DNTT Hùng Thảo đóng lên phiếu gửi tiền làm cho người dân lầm tưởng, gửi tiền cho bà này.
Hoạt động huy động tiền gửi (bao gồm tiền mặt, ngoại tệ và vàng) trái quy định của bà Thảo được thực hiện từ năm 2009 đến tháng 10/2015. Sau khi nhận một số lượng tiền gửi rất lớn của người dân nhưng không có khả năng trả nợ, bà Thảo chỉ đạo kế toán của doanh nghiệp soạn thảo quyết định giải thể doanh nghiệp và thông báo giải thể với lí do làm ăn thua lỗ, không có khả năng chi trả cho nhân viên, bạn hàng, cho các chi phí phát sinh...
Bà Thảo cho gửi thủ tục giải thể doanh nghiệp đến Chi cục thuế huyện Con Cuông nhưng không thông báo và niêm yết quyết định và thông báo giải thể doanh nghiệp tại chính quyền địa phương, trụ sở doanh nghiệp theo quy định, cũng không thông báo cho những người dân đã gửi tiền.
Người dân cho rằng sau khi chiếm đoạt số tiền lớn, bà Thảo tìm cách tẩu tán tài sản cho các con nhằm trốn tránh trách nhiệm trả nợ
Dù đã có quyết định, thông báo giải thể doanh nghiệp nhưng từ ngày 23/10/2015 bà Nguyễn Thị Thảo vẫn tiếp tục huy động vốn nhận tiền gửi của người dân. Đến ngày 9/5/2016, bà Thảo bị Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ về tội đánh bạc (sau này bị TAND huyện Con Cuông tuyên phạt 7 tháng tù, cho hưởng án treo), lúc này, người dân mới biết DNTN Hùng Thảo đã giải thể, mất khả năng trả nợ.
Ngày 23/12/2016, Nguyễn Thị Thảo bị công an tỉnh Nghệ An bắt giữ về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Cơ quan điều tra làm rõ, chỉ trong vòng 7 tháng, Nguyễn Thị Thảo đã lừa đảo 383 người dân, chiếm đoạt 24,8 tỷ đồng. Các nạn nhân của Nguyễn Thị Thảo chủ yếu là người Con Cuông, (214 người), Anh Sơn, Đô Lương, trong đó người ít nhất là 6 triệu đồng, người nhiều lên tới hơn nửa tỷ đồng.
Cũng như những nạn nhân khác, chị Nguyễn Thị H. (trú thị trấn Con Cuông, Nghệ An) chọn gửi tiền, vàng cho bà Thảo bởi thủ tục nhanh gọn, có thể rút tiền bất cứ lúc nào và lãi suất lại cao hơn lãi suất ngân hàng tại thời điểm đó.
383 người dân các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương bị Nguyễn Thị Thảo chiếm đoạt hơn 23 tỷ đồng. Nhiều người mệt mỏi trong hành trình đòi lại đồng tiền mồ hôi nước mắt đã trót gửi cho bà chủ doanh nghiệp vàng này
Từ tháng 3/2014 đến tháng 5//2016, chị H. đã 8 lần gửi tiền, vàng cho bà Thảo với 114 triệu đồng và 90 chỉ vàng 9999 trị giá hơn 300 triệu đồng. Trong đó có 94 triệu đồng gửi sau thời điểm DNTN Hùng Thảo có quyết định giải thể. Tháng 1/2016, chị H. đã rút 7 chỉ vàng và được bà Thảo trả 2,5 triệu đồng tiền lãi suất. Khi bà Thảo bị bắt giữ, chị H. tá hỏa bởi còn 114 triệu đồng và 87 chỉ vàng vẫn đang được gửi tại đây.
Chồng, con bà Thảo vô can?
Phiên tòa xử xử Nguyễn Thị Thảo kéo dài 4 ngày (từ 6-9/3), chồng và 2 con của bà này có mặt tại tòa với tư cách người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Tuy nhiên, các bị hại đều cho rằng, cơ quan chức năng không truy tố ông Nguyễn Phi Hùng (chồng bà Thảo), Nguyễn Thị Huyền (con gái bà Thảo) và Nguyễn Cao Cường (con trai bà Thảo) là bỏ lọt tội phạm.
Nguyễn Cao Cường - con trai bà Thảo "giúp" mẹ viết 41 phiếu nhận tiền gửi với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng từ người dân
Theo các bị hại, ông Nguyễn Phi Hùng là người đại diện hợp pháp trước pháp luật của doanh nghiệp nhưng thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, để vợ sử dụng con dấu của doanh nghiệp để phục vụ cho việc đóng dấu vào phiếu gửi tiền cho người dân. Theo phản ảnh của người dân, những lúc bà Thảo đi vắng, ông Hùng cũng là người trực tiếp nhận tiền gửi của họ.
Con gái bà Thảo là Nguyễn Thị Huyền ký tên ông Nguyễn Phi Hùng (đại diện hợp pháp của doanh nghiệp) vào quyết định và thông báo giải thể doanh nghiệp. Các nạn nhân cho rằng, đây là hành vi tiếp tay cho hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bà Thảo.
Cơ quan điều tra cũng xác định, Nguyễn Cao Cường đã viết 41 phiếu nhận gửi tiền với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng từ người dân. "Hành vi của Nguyễn Cao Cường là đồng phạm với bà Thảo mới đúng. Không thể nói Nguyễn Cao Cường vô can trong hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của mẹ mình", bà Đinh Thị L. - một nạn nhân của bà Thảo bức xúc nói.
Các nạn nhân cũng tố cáo, sau khi sự việc xảy ra, bà Thảo đã tìm cách tẩu tán tài sản cho các con nhằm trốn tránh trách nhiệm trả nợ. Tuy nhiên, tại phiên tòa, sau khi thẩm tra những người liên quan, HĐXX nhận định không có cơ sở để khẳng định bà Thảo đã tẩu tán tài sản cho các con.
Tự nhận mình là "phó chủ doanh nghiệp", Nguyễn Thị Thảo nhận mức án tù chung thân cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình
Đại diện Viện KSND tỉnh Nghệ An giữ quyền công tố tại phiên tòa khẳng định căn cứ vào quá trình điều tra, các chứng cứ thu thập được, căn cứ vào quá trình thẩm tra, tranh tụng tại phiên tòa cho thấy chồng, con gái và con trai bà Thảo không liên quan đến hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bị cáo. Những người này chỉ "làm giúp" bà Thảo trong việc nhận tiền, viết phiếu thu rồi đưa lại cho bà Thảo.
Tuy nhiên, Nguyễn Cao Cường là người trực tiếp ghi 41 phiếu nhận gửi tiền với số tiền 1,1 tỷ đồng từ người dân nên phải có trách nhiệm trong việc hoàn trả số tiền trên cho người gửi. Bị cáo Thảo đã trả được hơn 2,3 tỷ đồng tiền gốc, 868 triệu đồng tiền lãi cho người dân. Do vậy Nguyễn Thị Thảo phải chịu trách nhiệm đối với số tiền 22,7 tỷ đồng đã chiếm đoạt.
Xem xét toàn diện vụ án, HĐXX TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt Nguyễn Thị Thảo tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", buộc bị cáo phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các nạn nhân.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Hơn 500 triệu đồng tiền lương giáo viên bị trộm trước dịp 20/11 Phá cửa phòng tài vụ, kẻ gian đục két sắt lớn lấy đi số tiền hơn 500 triệu đồng tại một trường cấp 3 ở Nghệ An. Ảnh minh họa Chiều 19/11, Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) đang điều tra vụ trình báo mất trộm với số tiền lớn tại trường THPT Diễn Châu 2. Ông Phan Trọng Đông, hiệu trưởng...