Siêu thị và chợ cóc
Từ nay bác không được mua thực phẩm ở chợ cóc nữa nhé, như vậy tiếp tay cho việc mất trật tự đô thị đấy.
- Bác cứ vẽ chuyện, không mua ở chợ xổm gần nhà thì mua ở đâu.
- Chịu khó ra siêu thị, ai mà cũng như bác thì loạn.
- Vấn đề là siêu thị xa quá, mà hàng hóa ở đó cũng đắt hơn ngoài chợ dân sinh nhiều.
- Nhưng mà thực phẩm ở đấy đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ảnh minh họa
- Cũng không an toàn như bác nghĩ đâu. Mấy bữa nay dư luận râm ran chuyện một số siêu thị lớn bán thịt lợn nhiễm sán, đưa rau không an toàn vào tiêu thụ kia kìa.
- Chắc họ bày các loại thực phẩm bẩn để thử sự thông thái của người tiêu dùng đấy thôi. – Ai bảo bác thế. Có người mua về nhà chế biến mới phát hiện thịt lợn mắc bệnh.
- Có khi siêu thị làm thế là để kiểm tra xem bụng dạ, sức đề kháng người dân trước các loại mầm bệnh có cao không.
- Thế nhỡ ai đó ăn phải thực phẩm có chứa mầm bệnh lăn quay ra đấy thì ai chịu trách nhiệm?
Video đang HOT
- Cứ có giấy tờ chứng minh mua hàng tại siêu thị nào thì nơi đó phải có nghĩa vụ bồi thường.
- Khối trường hợp người dân bị ngộ độc thực phẩm mà thấy ông bà chủ nào bị truy tố đâu. Nếu như các siêu thị không thay đổi cung cách làm ăn, tôi vẫn cứ ra chợ cóc mua hàng cho nó lành, ai làm gì được nào.
Theo Datviet
Khu chợ đùa với "tử thần" ở Hà Nội
Nghe tiếng còi tàu kéo inh ỏi, người mua kẻ bán vẫn bình thản, như chẳng có chuyện gì xảy ra, chỉ đến khi tàu đã đến sát ngoài vài chục mét, những người bán hàng mới vội vàng dọn hàng cho tàu qua.
Nằm ngay trên đường ray tàu hỏa chạy qua địa bàn thôn Trù 1, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội, chợ cóc được họp thường xuyên vào các giờ cố định từ 5h - 12h và từ 15h - 19h tất cả các ngày trong tuần.
Cổ Nhuế tuy là một xã, nhưng mật độ dân cư ở đây lại rất đông đúc, đặc biệt là lượng sinh viên ở các trường lân cận và lực lượng lao động ở các nhà máy. Chính vì thế chợ lúc nào cũng hoạt động với rất nhiều các sản phẩm. Từ hoa quả, thịt, cá, đến cả đồ gia dụng, quần áo... đều được các chủ gánh hàng bày biện ngay trên đường tàu.
Người mua kẻ bán cứ tấp nập, xe máy, xe đạp, ngang nhiên dựng sát đường ray, hàng hóa bày ngổn ngang, bất chấp việc tàu có thể chạy qua bất cứ lúc nào.
Cách chợ cóc chỉ tầm hơn 100m, là chợ xã Cổ Nhuế, mặc dù chợ chính ở rất gần, song thói quen mua bán của người dân quanh đây vẫn không từ bỏ, đó là lý do, mặc dù chợ đã bị cấm, nhưng vẫn tồn tại vài năm trở lại đây.
Một số hình ảnh đông đúc ở khu "chợ đường ray":
Cảnh đông đúc thường thấy ở khu "chợ đường ray".
Người mua kẻ bán tấp nập.
Điều đáng nói là chợ họp ngay trên đường ray tàu hỏa.
Họp chợ một cách nguy hiểm.
Hàng quán bủa vây đường ray.
Không ngần ngại vứt đồ bán hàng lên đường ray tàu.
Người bán cứ bán, người mua cứ mua, thờ ơ với sự nguy hiểm khi có tàu đến.
Chợ họp gần như cả ngày, mỗi khi có tàu đến là những tiểu thương lại nháo nhác bê hàng chạy.
Một số ít tiểu thương ngồi cách xa đường ray vì sợ tàu đâm.
Mặc dù khi tàu đến kéo còi nhưng do chợ quá ồn ào nên nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra.
Khu chợ chính của xã ở rất gần nhưng người dân vẫn thích họp chợ trên đường ray.
Cứ thế hằng ngày, hàng trăm người đang đùa giỡn mạng sống của chính mình.
Theo Khampha