Siêu thị Triều Tiên bán hàng hóa giá “cắt cổ”, nhiều món đắt gấp 10 lần ở Việt Nam
Ở đất nước này, chỉ những người giàu mới đủ sức “ăn no mặc ấm”.
Kim Jong Un được biết đến trên khắp thế giới nhưng Triều Tiên – quê hương của ông lại luôn là một đất nước bí ẩn khiến người khác phải tò mò. Tuy còn rất nghèo nàn và lạc hậu nhưng ở Triều Tiên cũng có siêu thị với đủ mọi mặt hàng phong phú. Chỉ có điều, vật giá ở đây lại cao đến mức không tưởng.
Một gói mì kiều mạch có giá 6.900 KPW, tương đương 178.000 đồng, trong khi mức giá ở Việt Nam chỉ khoảng vài chục nghìn đồng/gói.
Ở đây cũng có bán nhiều loại rượu với mức giá đa dạng
Táo thái lát sấy khô có giá 3.200 KPW/túi (82.000 đồng), rượu mộc nhĩ trắng có giá 4.100 KPW (105.000 đồng), rượu sochu Tanjun có giá 7.300 KPW/chai (188.000 đồng).
Video đang HOT
Tại Triều Tiên, một kg gạo có giá 5.800 KPW (149.000 đồng), một mức giá quá đắt đỏ so với mức thu nhập của người dân nước này. Rau củ và trái cây ở đây cũng không phải ngoại lệ.
Ở đây cũng có bán nhiều loại rượu với mức giá đa dạng
Chuối có giá 20.000 KPW/kg (515.000 đồng), táo là 11.000 KPW/kg (283.000 đồng), dưa bở có giá 23.000 KPW/kg. Trong đó, một số táo đã có vài chỗ bị ủng. Dưa lưới ở đây có giá 15.000 KPW/kg (592.000 đồng), lê ngọt có giá 15.000 KPW/kg (386.000 đồng), cà chua có giá “cắt cổ” 20.000 KPW/kg (515.000 đồng).
Rau chân vịt có giá 1.000 KPW/kg (25.000 đồng0, khoai tây là 2.000 KPW/kg (51.000 đồng), bí ngô có giá 1.500 KPW/kg (38.600 đồng). Một cây nhân sâm nhỏ xíu có giá lên tới hơn 1,8 triệu đồng.
Các loại trái cây và rau củ có giá đắt đỏ ở Triều Tiên
Hướng dẫn viên du lịch ở Triều Tiên cho biết, mức lương phổ thông của người dân nước này khoảng 3.000 KPW (77.000 đồng). Với mức vật giá đắt đỏ như thế này, cuộc sống của phần lớn người lao động Triều Tiên e rằng vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Theo Danviet
Kinh tế Triều Tiên tăng trưởng 3,7% bất chấp các biện pháp trừng phạt quốc tế
Theo Giáo sư Ri Gi Song của Viện Kinh tế thuộc Học viện Khoa học Xã hội ở Bình Nhưỡng (CHDCND Triều Tiên), kinh tế CHDCND Triều Tiên đã tăng trưởng 3,7% năm 2017, cho dù trước đó có ý kiến cho rằng nền kinh tế nước này đối mặt với nguy cơ suy giảm do bị tác động từ các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Ri Gi Song cho biết thêm CHDCND Triều Tiên đã đạt mức tăng trưởng trên mà không phải dựa vào sự hỗ trợ của các quốc gia khác. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của CHDCND Triều Tiên đã đạt 30,70 tỷ USD năm 2017, cao hơn con số 29,60 tỷ USD năm 2016.
Đây cũng là lần đầu tiên số liệu GDP của CHDCND Triều Tiên được đưa ra trong 2 năm qua. Tuy vậy, khó có thể xác định mức độ chính xác của số liệu trên khi ông Ri Gi Song không đề cập tới các số liệu kinh tế khác như chi tiêu tiêu dùng, đầu tư và tỷ lệ lạm phát.
Mặc dù một báo cáo hồi tháng 7/2018 của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho rằng kinh tế CHDCND Triều Tiên đã suy giảm 3,5% năm 2017, song ông Ri Gi Song cho rằng số liệu đó chỉ là ước tính.
Dân số của CHDCND Triều Tiên đã tăng lên 25.287.000 người trong năm 2017, từ mức 25.159.000 người trong năm 2016. Như vậy, GDP bình quân đầu người của CHDCND Triều Tiên đạt 1.214 USD năm 2017, tương đương số liệu của Myanmar.
Theo Giáo sư Ri Gi Song, trong một nỗ lực nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt quốc tế, CHDCND Triều Tiên đã phát triển nhiều công nghệ khác nhau dựa trên tinh thần "tự lực, tự cường" và nước này đã thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng dầu thô.
Theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hoạt động xuất khẩu dầu thô sang CHDCND Triều Tiên đã bị cấm nhằm buộc nước này phải chấm dứt chương trình hạt nhân gây tranh cãi.
Ông Ri Gi Song cho hay CHDCND Triều Tiên đã rơi vào tình trạng thiếu hụt lương thực song nhấn mạnh rằng các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng, hóa chất của nước này đều đang phát triển, trong khi nguồn cung điện cũng được cải thiện.
Bên cạnh đó, ông Ri Gi Song tỏ ý hy vọng vào sự tiến triển trong quan hệ song phương giữa CHDCND Triều Tiên với Hàn Quốc, đồng thời cho rằng Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên có thể theo đuổi quan hệ hợp tác kinh tế.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Cửa hàng tiện lợi lưu động phục vụ người cao tuổi Nhiều người cao tuổi ở Nhật Bản phải đi rất xa để mua vật dụng hàng ngày do không có siêu thị nào gần nơi họ sinh sống. Do đó, Công ty Seven-Eleven Japan đã bắt đầu dịch vụ "cửa hàng tiện lợi lưu động" tại Tokyo nhằm giúp cho cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn. Cửa hàng tiện lợi...