Siêu thị tăng lượng hàng dự trữ khi TP.HCM nâng mức giãn cách
Sau 3 tuần thực hiện giãn cách xã hội, sức mua tại các chợ, siêu thị ở TP.HCM không tăng đột biến. Việc một số siêu thị phải đóng cửa đột ngột vì F0 đến mua sắm buộc hệ thống bán lẻ phải căng mình đảm bảo phòng tuyến thực phẩm.
Sau 3 tuần thực hiện giãn cách xã hội, sức mua tại các chợ, siêu thị ở TP.HCM không tăng đột biến – Ảnh: TTO
Trong ngày đầu tiên TP.HCM nâng mức độ giãn cách xã hội, xung quanh khu vực chợ Cây Xoài, TP Thủ Đức, lực lượng chức năng yêu cầu các sạp, xe đẩy ven đường phải giải tán nên nhiều bà nội trợ cũng mua nhanh, bán vội.
Một tiểu thương bán ở đây cho biết do quy định ngưng các chợ tự phát thông báo chậm nên sáng nay các tiểu thương vẫn họp chợ. Đến tầm trưa, lực lượng chức năng đã nhắc nhở và yêu cầu những người bán hàng dọn dẹp sớm, con đường Lê Văn Thịnh chỗ khu chợ này trở nên vắng vẻ.
Chị Trang, người dân hay đi chợ này, nói siêu thị gần nhà chị đã phải tạm ngưng phục vụ để phòng dịch gần 5 ngày nay, trong khi chợ cũng vắng do ít người bán nên chị đành chọn mua hàng qua ứng dụng đi chợ hộ.
Để khách hàng yên tâm mua sắm ngay tại nhà, các hệ thống Co.opmart, Satra, Big C, AEON Việt Nam… phối hợp các đối tác, ưu tiên giao thực phẩm tươi sống tại nhà và áp dụng giao hàng nhanh để bảo đảm hàng hóa đến tay khách luôn tươi ngon, chất lượng.
Các nhà bán lẻ chia sẻ cũng trong tình trạng phải “căng mình” đảm bảo phòng tuyến thực phẩm cho người dân, vừa ứng phó với nguy cơ lây lan dịch bệnh do chỉ trong vài ngày, nhiều điểm bán của các siêu thị, cửa hàng ở TP.HCM nằm trong diện phải tạm ngưng hoạt động vì có F0 ghé mua sắm, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng hàng hóa.
Video đang HOT
Người dân tranh thủ mua thịt heo tại một điểm bán tự phát gần chợ Cây Xoài, TP Thủ Đức. Theo chỉ thị số 10, từ ngày 20-6, chợ tự phát sẽ phải tạm ngưng hoạt động để chống dịch – Ảnh: N.BÌNH
Đại diện hệ thống Saigon Co.op cho biết đã chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với dịch, trong đó có tính đến điểm bán tạm dừng hoạt động nếu có liên quan đến ca mắc hoặc nghi nhiễm COVID-19.
“Với nguồn hàng đang rất dồi dào và xu hướng ổn định trong thời gian dài, siêu thị cũng áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi, giúp người dân yên tâm mua sắm. Chúng tôi huy động nhân sự cho dịch vụ mua hàng online, siêu thị cũng có lực lượng giao hàng riêng”, đại diện Saigon Co.op khẳng định.
Đại diện hệ thống bán lẻ Satra cho biết đã triển khai bán hàng trực tuyến trên ứng dụng G1-Mart.
Ngoài ra, hệ thống này cũng chuẩn bị sẵn các kịch bản nhằm cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ người tiêu dùng như tăng sản lượng đặt hàng từ các nhà cung cấp, sắp xếp lại kho hàng để tăng diện tích sử dụng, tăng cường tìm kiếm các nhà cung cấp mới để đa dạng hóa chủng loại.
Hệ thống cũng phối hợp với chợ Bình Điền tìm kiếm nguồn cung các mặt hàng thực phẩm như thịt, cá, rau, củ và các loại thủy hải sản tươi sống. Nhờ vậy, lượng hàng hiện có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhà bán lẻ cũng có thể cung cấp đủ những đơn hàng lớn cho các địa phương, khu cách ly, điểm phong tỏa, bằng cách liên hệ và gởi đơn hàng trước một ngày qua các số hotline được công bố.
Sở Công thương TP.HCM cho biết từ khi TP xuất hiện ca nhiễm mới lần thứ 4 đến nay, sau 3 tuần giãn cách, hàng hóa về các chợ, siêu thị vẫn rất dồi dào, sức mua có xu hướng giảm.
Theo quy định chống dịch của TP, cửa hàng tiện lợi giới hạn phục vụ không quá 10 người trong một thời điểm, riêng với các siêu thị vẫn nhận khách vào bình thường nhưng đảm bảo giữ khoảng cách 2m khi chờ thanh toán.
Để đáp ứng các kịch bản phòng, chống dịch khác nhau, các siêu thị, cửa hàng thực phẩm, tiện lợi… đã tăng lượng hàng dự trữ lên 30 – 40% so với ngày thường, đặc biệt tập trung vào những mặt hàng thiết yếu như gạo, mì gói, dầu ăn, gia vị, nước tinh khiết, đồ hộp, xúc xích, chả giò, chà bông, sữa… và các mặt hàng rau củ quả, trái cây… Sức mua hiện đang giảm nhẹ.
Ông Nguyễn Nguyên Phương – phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM – cho biết sức mua giảm lúc này là khá bình thường do những ngày đầu giãn cách, người dân mua dự trữ khá nhiều và hiện họ đang sử dụng dần các mặt hàng này.
“Về nguồn hàng, để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh về TP được thông suốt, sở đã làm việc với Sở Giao thông vận tải cho phép xe vận chuyển hàng hóa 24/24 giờ miễn các xe tuân thủ đầy đủ quy định chống dịch”, đại diện Sở Công thương TP nói.
Hơn 30.000 người Việt Nam đã được tiêm vaccine Covid-19
Sau 13 ngày triển khai, 30.971 người Việt Nam đã được tiêm vacicne Covid-19 của AstraZeneca.
Theo báo cáo của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, mỗi ngày, các điểm tiêm chủng tại Việt Nam triển khai tiêm vaccine cho trung bình khoảng 3.000-4.000 nhân viên y tế. Trong ngày 19/3, thêm 3.425 người được tiêm vaccine của AstraZeneca.
Các tỉnh, thành phố đã tiêm vaccine bao gồm: Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, TP.HCM, Gia Lai, Long An, Đà Nẵng, Hòa Bình, Khánh Hòa, Hà Giang, Điện Biên, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương...
Tại TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết đơn vị này đã tiếp nhận 8.000 liều vaccine. HCDC triển khai chiến dịch tiêm chủng bắt đầu từ 22/3 đến 19/4 với mục tiêu 95% nhân viên tham gia chống Covid-19 tại thành phố được tiêm vaccine an toàn, hiệu quả.
Việt Nam vẫn triển khai tiêm vaccine cho hơn 30.000 nhân viên chống dịch. Ảnh: Thạch Thảo.
Các cơ sở y tế gồm Bệnh viện Việt Tiệp cơ sở 2 (Hải Phòng), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến Gia Lai, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã kết thúc tiêm vaccine Covid-19 trong đợt này.
Trong thời gian từ nay đến cuối tháng 3, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sẽ tổ chức các khóa tập chuyên môn cho 44 tỉnh còn lại để sẵn sàng cho triển khai khi đợt vaccine Covid-19 tiếp theo về đến nước ta.
Bộ Y tế thông tin đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp có rối loạn đông máu và sốc phản vệ nặng do vaccine. Do đó, Việt Nam vẫn tiếp tục tiêm vaccine của AstraZeneca theo kế hoạch.
Sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) thông tin vaccine Covid-19 của AstraZeneca an toàn, có lợi ích nhiều hơn rủi ro, một số quốc gia châu Âu bao gồm Đức, Pháp, Italy, Cyprus, Latvia, Lithuania, Slovenia đã nối lại việc tiêm chủng. Chiều 18/3, Indonesia cũng thông báo sẽ tiếp tục kế hoạch tiêm chủng vaccine này.
Theo thông báo của Bộ Y tế, sáng nay, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19. Hải Dương là tỉnh duy nhất tiếp tục phát hiện người mắc Covid-19 trong cộng đồng. Các trường hợp này đa số là F1 đã được cách ly trước đó.
Hành khách đi từ TPHCM ra Vinh bỏ quên hộp đựng đầy tiền, vàng trên máy bay Ngày 16/3, một hành khách đi từ TPHCM ra Vinh (Nghệ An) đã bỏ quên trên máy bay 1 hộp đựng vòng cổ và nhiều tiền mặt. Lực lượng liên quan đang tìm chủ nhân của số tài sản này. Theo đó, sau khi chuyến bay VN1262 hành trình TPHCM - Vinh hạ cánh, hành khách rời máy bay, trong quá trình kiểm...