Siêu thị Mỹ ‘thất thủ’ cho thấy sức mạnh của thị trường Trung Quốc
Việc siêu thị Costco của Mỹ phải đóng cửa vì quá đông khách trong ngày đầu ra mắt cho thấy sức mua của người Trung Quốc sẽ khiến các công ty Mỹ khó rời bỏ thị trường này.
“Gã khổng lồ” trong ngành bán lẻ của Mỹ Costco vừa khai trương cửa hàng ở Thượng Hải hôm 27/8 đã phải vội đóng cửa vì lo ngại an toàn cho đám đông đổ xô vào mua sắm. Các thương hiệu đình đám như Hermès, Prada… dành được sự quan tâm của người tiêu dùng Trung Quốc.
Trong lúc thương chiến leo thang khi Mỹ và Trung Quốc liên tục áp đặt các biện pháp thuế quan để trả đũa nhau, cú “thất thủ” của siêu thị Costco cho thấy người Trung Quốc vẫn yêu thích các thương hiệu Mỹ. Ở phía ngược lại, sức mua của thị trường Trung Quốc cũng khiến các công ty Mỹ phải đắn đo nếu muốn rời bỏ thị trường này.
Vượt xa đối thủ
Thông tin về ngày khai trương siêu thị Costco cùng những ưu đãi lớn đã lan truyền trên mạng xã hội và truyền thông của Trung Quốc khiến người dân “đứng ngồi không yên”.
Trái ngược với không khí ở các siêu thị đối thủ Carrefour và Walmart, người dân Thượng Hải đã chào đón Costco bằng cách không thể ngờ. Họ “điên cuồng” mua sắm mọi mặt hàng từ túi xách, rượu, giày dép đến thực phẩm…
South China Morning Post cho biết Carrefour và Walmart đã bị thất thế ở thị trường Trung Quốc vì làn sóng “thương mại điện tử”.
Cảnh chen lấn trong siêu thị Costco Thượng Hải trong ngày đầu khai trương. Ảnh: AFP.
Tại Costco, đám đông tranh nhau mua rượu Quý Châu Mao Đài với giá 209 USD, rẻ hơn những nơi khác tới 60 USD, balo da thương hiệu Hàn Quốc 615 USD, rẻ hơn 150 USD so với mua ở trang thương mại điện tử Trung Quốc Tmall. Chiếc túi xách của Prada được bán với giá 13.999 nhân dân tệ hay những chiếc túi Birkin của Hermès với giá không dưới vài nghìn USD.
Jacky Chen, người dân Thượng Hải đến đây mua hàng, mô tả cảnh tượng hỗn loạn khi đám đông đổ xô đi mua một vài món hời. Một nhân viên bán hàng 35 tuổi cho biết giữa những người mua hàng đã xảy ra cãi vã.
Video đang HOT
Siêu thị đã phải đóng cửa vào khoảng 13h40 cùng ngày. Costco nói rằng họ không nhận thêm khách để đảm bảo trải nghiệm mua sắm cho những người đã vào bên trong siêu thị.
Những người mua hàng nói rằng họ mất ít nhất ba giờ để tìm chỗ trống trong bãi đậu xe của siêu thị và hai giờ nữa để đi ra.
Công ty Mỹ khó bỏ thị trường Trung Quốc
Siêu thị Costco Thượng Hải nằm trong tòa nhà 4 tầng. Người tiêu dùng phải trả 299 nhân dân tệ (40 USD) để nhận được thẻ thành viên và được giảm giá một số mặt hàng.
“Tôi nghĩ rằng phí thành viên rất xứng đáng bởi vì với 299 nhân dân tệ, chúng tôi có cơ hội mua rất nhiều hàng hóa với mức giá tốt”, Ben Zhou, người dự định đến siêu thị trong những ngày tới, chia sẻ. “Đây là một ví dụ điển hình về mối quan hệ thương mại tốt đẹp giữa Mỹ và Trung Quốc, có thể mang lại lợi ích cho đông đảo người tiêu dùng”.
Tầng trệt là nơi mua sắm và 3 tầng còn lại cung cấp chỗ để xe cho khoảng 1.000 ôtô theo ThePaper.cn.
Túi xách của các thương hiệu lớn trong siêu thị Costco. Ảnh: SCMP.
“Tôi đang làm việc thì bất ngờ nhận được những hình ảnh từ bạn bè. Họ nói rằng mọi người đang cố gắng bằng mọi cách để vào Costco”, ông Joyce Shi, người làm việc cho một nhà xuất bản địa phương cho biết.
“Đây là ví dụ tuyệt vời cho thấy các công ty Mỹ sẽ khó khăn như thế nào nếu từ bỏ thị trường Trung Quốc”, Xiao Lei, chuyên gia tài chính làm việc tại Bắc Kinh nhận định.
“Thị trường Trung Quốc vẫn có sức tiêu thụ lớn, đặc biệt đối với hàng hóa cao cấp. Các tập đoàn Mỹ khó có thể bỏ qua thị trường này này. Vì vậy, Tổng thống Trump có thể phải xem xét lại lời kêu gọi yêu cầu các công ty Mỹ quay trở lại quê hương”.
Tuần trước, Tổng thống Trump đe dọa sẽ buộc các doanh nghiệp Mỹ rời khỏi Trung Quốc theo Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế năm 1977.
“Tôi có quyền tuyệt đối để làm điều đó, nhưng chúng tôi sẽ xem mọi chuyện diễn ra như thế nào”, ông Trump nói sau khi Trung Quốc thông báo áp dụng mức thuế trả đũa đối với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Thương mại điện tử “lên ngôi”
Các siêu thị nước ngoài lớn nhỏ đã “mọc lên như nấm” ở Trung Quốc đại lục vào những năm 1990. Tuy nhiên, sự bùng nổ của thương mại điện tử đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Người trẻ ở thành thị ngày càng chuộng sử dụng điện thoại di động để đặt mọi mặt hàng, từ nhu yếu phẩm hàng ngày đến đồ gia dụng, vé xem phim và bữa ăn.
Số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy doanh số bán lẻ ở Trung Quốc tăng 8,4% lên 19,5 nghìn tỷ nhân dân tệ trong nửa đầu năm, nhưng riêng doanh số bán hàng trực tuyến đã tăng tới 17,8%.
Các nhà bán lẻ nước ngoài bao gồm Carrefour và Walmart tiếp tục mất chỗ đứng trong phân khúc hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Trung Quốc.
Người dân tranh nhau mua gà nướng trong siêu thị Costco. Ảnh: AFP.
Vào tháng 6, Carrefour, tập đoàn bán lẻ Pháp với 210 siêu thị ở Trung Quốc, đã thông báo kế hoạch bán 80% cổ phần tại đây cho Suning. Siêu thị Metro của Đức cho biết đã chuyển nhượng phần lớn cổ tại thị trường Trung Quốc.
Các nhà bán lẻ truyền thống bắt đầu áp dụng hình thức chạy quảng cáo trên các mạng xã hội.
Bên cạnh việc tung sản phẩm lên các trang thương mại điện tử phổ biến như Taobao, các nhà bán lẻ cũng đang tích cực chạy quảng cáo các sản phẩm trên các mạng xã hội, hoặc trả tiền cho những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng (KOLs) để quảng cáo sản phẩm.
Theo Zing.vn
Thương chiến Mỹ-Trung: Vì sao khó lòng hòa giải?
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc một lần nữa leo thang. Hai nước thay nhau tăng thuế quan nhập khẩu thương mại. Khi có hiệu lực, gần như tất cả kim ngạch thương mại song phương sẽ bị áp thuế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, qua Twitter, đã ra lệnh cho các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc. Đồng thời giới kinh doanh, ngược lại, chỉ muốn yên ổn và sợ mất thị trường Trung Quốc.
Vòng xoáy căng thẳng thương mại bắt đầu xiết lại vào thứ Sáu sau khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế đối với hàng hóa Mỹ tổng trị giá 75 tỷ USD với mức từ 5 đến 10 %. Đối với một số sản phẩm, mức thuế mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9. Và phần còn lại - từ 15 tháng 12. Như vậy về mặt thời hạn, các biện pháp của Trung Quốc hoàn toàn đối xứng với hành động của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc. Mỹ cũng dự định sẽ áp thuế cho 300 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, mà trước đây không phải chịu thế nhập khẩu, trong hai "đợt" - từ ngày 1/9 và ngày 15/12.
Động thái của Trung Quốc đã kích động sự giận dữ của tổng thống Mỹ. Ông Donald Trump trên Twitter thông báo mức thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc, có hiệu lực vào ngày 1/9 và ngày 15/12, sẽ được tăng từ 10 đến 15%. Ngoài ra, mức thuế 25% hiện có đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ được tăng lên 30% từ 1/10, là ngày kỷ niệm quan trọng quốc khánh Trung Quốc. Ông cũng kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ ngay lập tức bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm thay thế cho hàng Trung Quốc và chuyển sản xuất sang các nước khác, bao gồm cả Mỹ.
Các biện pháp trả đũa lẫn nhau vào cuối tuần đã gây ra sự sụt giảm thị trường chứng khoán ở cả Mỹ và Châu Á. Dow Jones, S&P 500 giảm hơn 2%. Hang Seng Hồng Kông mất 2,3%. Ngoài ra, tuyên bố của Trump đã gây ra một cơn bão trên báo chí kinh doanh Mỹ. Các tờ báo đã bối rối, theo sau các doanh nhân, làm thế nào ở một quốc gia dân chủ, tổng thống có thể quyết định và ra lệnh cho các doanh nghiệp tư nhân được hoặc không được làm điều gì đó. Đúng như vậy, Cố vấn Tổng thống Mỹ về các vấn đề kinh tế, ông Larry Cudlow, đã ám chỉ một cách dứt khoát tổng thống Mỹ có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp rời khỏi bất kỳ quốc gia nào.
Rốt cuộc, tại Mỹ tồn tại một đạo luật về Tình trạng khẩn cấp về kinh tế quốc tế (IEEPA). Nhưng hiện tại, như Kudlow nhấn mạnh, ông Trump không dùng đến luật này mà chỉ kêu gọi các công ty Mỹ đánh giá nghiêm túc tình hình ở Trung Quốc và tìm kiếm giải pháp thay thế ở nơi khác. Tuy nhiên, việc từ chối thị trường Trung Quốc không trùng hợp với lợi ích kinh doanh của các công ty Mỹ. Và ông Trump chỉ đơn giản là theo đuổi các mục tiêu chính trị của mình, Xu Feibiao, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu về BRICS và G20, thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc, nói với Sputnik:
Trên thực tế, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang diễn ra và điều này được phản ánh trong nền kinh tế toàn cầu. Cả châu Âu và thế giới đều không mong muốn một tình huống như vậy. Ngay cả các quốc gia như Ấn Độ, dường như không liên quan đến thương mại Trung-Mỹ, cũng kêu gọi cả hai bên chấm dứt thương chiến, và phía Mỹ nên bình tâm lại. Nhưng vấn đề hiện tại lại ở nền chính trị trong nước Mỹ, đặc biệt là chính ông Trump. Cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần, chính quyền Trump vẫn chưa đạt được thành công đáng kể nào. Do đó điều quan trọng là họ phải nhận được những nhượng bộ nghiêm túc và vô điều kiện từ Trung Quốc. Mỹ không hành động vì sự thịnh vượng kinh tế của mình và phần còn lại thế giới, mà vì lý do chính trị trong nước. Do đó, tôi nghĩ rằng kết quả của cuộc đàm phán thương mại, một mặt phụ thuộc vào quan điểm tất cả các quốc gia trên thế giới, và mặt khác vào quan điểm nội bộ Mỹ, vì tiếng nói của phe đối lập ở Mỹ cũng tương đối có trọng lượng. Chẳng hạn, NYT đã công khai tuyên bố rằng Trump không có quyền ra lệnh cho các doanh nghiệp Mỹ rời khỏi Trung Quốc, v.v., trong khi trước đó, về nguyên tắc, họ đã không lên tiếng về việc này.
Các công ty Mỹ, trên thực tế, không tìm cách rời khỏi thị trường Trung Quốc. Trái lại họ đang gia tăng sự hiện diện. Tesla đang chuẩn bị khai trương sản xuất xe Model 3 đầu tiên tại nhà máy ở Thượng Hải vào cuối năm nay. Walmart cho biết tháng trước sẽ đầu tư 1,13 tỷ đô la trong 10 năm tới vào việc phát triển các trung tâm phân phối và hậu cần tại Trung Quốc. Và Costco trong tuần này, theo Thời báo Hoàn cầu, đã mở kho hàng đầu tiên của mình tại Trung Quốc. Cho đến nay, ảnh hưởng của thuế quan thương mại đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng của hai nước là không quá đáng kể. Nhưng khi tất cả các mức thuế có hiệu lực, nó sẽ làm tổn thương hoạt động và kế hoạch kinh doanh của các công ty, Xu Feibiao nói. Tôi nghĩ rằng thuế quan hiện tại đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ USD là một vấn đề tương đối nhỏ đối với Mỹ. Nhưng khi phần còn lại của hàng nhập khẩu Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD chịu thuế, phản ứng của người dân sẽ đáng kể. Và tác động sẽ mạnh mẽ hơn với Mỹ so với trước đây. Đối với Trung Quốc, tất nhiên, điều này cũng nhạy cảm, nhưng phản ứng của thị trường chứng khoán và dư luận cho thấy Mỹ vẫn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn".
Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận thiệt hại do chiến tranh thương mại với Trung Quốc gây ra Cho đến nay, dường như cuộc chiến thương mại chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, và không nhìn thấy ánh sáng phía trước. Tuy nhiên, như Donald Trump nói bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Biarritz (Pháp), Trung Quốc muốn chốt lại một thỏa thuận. Theo Tổng thống Mỹ, phía Trung Quốc được cho là đã liên lạc qua điện thoại với Mỹ và đề nghị các cuộc đàm phán thương mại được nối lại càng sớm càng tốt.
Ngược lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói ông không biết gì về các cuộc điện đàm. Theo kế hoạch trước đó, phái đoàn Trung Quốc sẽ đến Washington cho mục đích này vào tháng Chín. Mong muốn thỏa hiệp cũng được Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc thể hiện. Phát biểu tại lễ khai mạc Smart China Export ở Trùng Khánh, ông Lưu Hạc, theo Bloomberg, nói Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề thông qua tham vấn và hợp tác một cách bình tĩnh. Rốt cuộc, cuộc chiến thương mại, như ông nói thêm, không mang lại điều gì tốt đẹp cho Trung Quốc, Mỹ hay phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, như các quan chức Trung Quốc lưu ý, điều này không có nghĩa là Trung Quốc đã sẵn sàng cho một thỏa thuận với các điều kiện nhục nhã. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng cho biết chính sách gây áp lực tối đa lên Trung Quốc là không thể chấp nhận được và trong trường hợp Mỹ gây hấn bằng thuế quan, Trung Quốc sẽ buộc phải trả đũa. Hy vọng rằng việc tái lập các cuộc đàm phán giữa hai nước sẽ xảy ra trước khi tất cả các mức thuế theo kế hoạch có hiệu lực.
Theo Danviet
Mỹ-Trung Quốc: Vuốt mặt không còn nể mũi Quan hệ Mỹ-Trung Quốc lại xuất hiện kịch tính mới, đầy nghịch lý. Đằng sau sự "giận dữ" ăn miếng trả miếng về thương mại này là gì? Các đối tác của Mỹ-Trung Quốc cần cảnh giác điều gì? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam. Xung khắc vẫn được cả hai đẩy lên những nấc thang quyết liệt mới. (Nguồn:...