Siêu thị lớn nhất TP.HCM đóng cửa vì liên quan ca nghi nhiễm Covid-19
Các lối vào Aeon Mall Tân Phú Celadon đóng kín cửa, cửa hàng kinh doanh đều dừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19.
Aeon Mall Tân Phú Celadon buộc phải đóng cửa từ ngày 25/6 theo quyết định phòng chống dịch Covid-19 của quận Tân Phú, TP.HCM.
Việc đóng cửa siêu thị là để phục vụ công tác truy vết, phòng chống dịch Covid-19 vì có liên quan đến một ca nghi nhiễm.
Theo ghi nhận của PV, hiện nay các lối vào siêu thị này đóng kín cửa. Không chỉ dừng đón khách, siêu thị cũng trưng các thông báo về việc tạm dừng tiếp nhận hàng hóa. Đồng thời cho biết sẽ có thông báo hoạt động trong thời gian sớm nhất đến người dân.
Aeon Mall Tân Phú Celadon là siêu thị lớn nhất TP hiện nay, nằm cách chợ Sơn Kỳ khoảng 500m, nơi có ổ dịch lớn trên địa bàn quận Tân Phú.
Theo Sở Y tế TP.HCM, ổ dịch này được phát hiện từ 3 chỉ điểm vào ngày 19/6 là tiểu thương của chợ Sơn Kỳ (có đến chợ đầu mối Hóc Môn lấy hàng). Lực lượng chức năng đã phong tỏa mở rộng khu vực chợ Sơn Kỳ gồm 250 hộ và gần 1.000 nhân khẩu, tổ chức phun khử khuẩn.
Ngành y tế nhận định, ổ dịch này có liên quan đến chuỗi chợ đầu mối Hóc Môn. Qua xét nghiệm tầm soát diện rộng phát hiện tổng cộng 71 ca dương tính đến chuỗi này (trong đó liên quan chợ Sơn Kỳ khoảng 60 ca). Ngày ghi nhận ca mới nhất là 23/6 trong khu phong tỏa, khu cách ly.
Aeon Mall Tân Phú Celadon ở quận Tân Phú hiện đóng cửa vì liên quan ca Covid-19
Cổng vào siêu thị đã rào chắn hoàn toàn
Video đang HOT
Bảng thông tin dừng hoạt động được dán khắp nơi
Không chỉ ngừng đón khách, siêu thị cũng thông báo ngừng tiếp nhận hàng
Cổng khóa chặt, nhân viên không còn túc trực tại các chốt kiểm soát phương tiện ra vào siêu thị
Bãi giữ xe siêu thị không một phương tiện
Bên trong, một số nhân viên của siêu thị vẫn đến làm việc
Khung cảnh vắng lặng, không một bóng người tại siêu thị lớn nhất TP.HCM
Các tuyến đường xung quanh siêu thị cũng vắng vẻ
Aeon Mall Tân Phú Celadon là siêu thị lớn nhất TP hiện nay
Siêu thị này nằm cách chợ Sơn Kỳ khoảng 500m là một ổ dịch lớn trên địa bàn quận Tân Phú.
Thủ tướng: Nước sôi lửa bỏng thế này cần "phải chạy" để sản xuất vắc xin
Thủ tướng cho biết, trong lúc "nước sôi lửa bỏng", việc sản xuất vắc xin nội phòng Covid-19 cần phải chạy chứ không đi từng bước. Các bộ, ngành cần tập trung tháo gỡ khó khăn về tài chính và thủ tục.
Sáng 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính Phủ đã làm việc với Công ty Cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen, thuộc khu Công nghệ cao (thành phố Thủ Đức, TPHCM).
Tại buổi làm việc, người đứng đầu Chính phủ đề nghị các đơn vị làm rõ thêm một số vấn đề, như: vắc xin phòng Covid-19 nội sử dụng công nghệ nào, chuyển giao từ đâu và độ tin cậy ra sao.
Ngoài ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đơn vị sản xuất lưu tâm đến khâu nguyên liệu đầu vào, chất lượng vắc xin, giá thành và số lượng sản xuất mỗi tháng, nếu nghiên cứu thành công.
"Vắc xin có tính chất quyết định trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Chúng ta thấy nước nào tiêm được vắc xin, cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường. Với việc sản xuất được vắc xin nội, ngoài giá thành giảm, còn khiến cả nước chủ động hơn", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng, chống Covid-19 tại TPHCM sáng 26/6.
Báo cáo tại buổi họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, vắc xin của Nanogen đang thực hiện chưa phải công nghệ đỉnh cao nhất nhưng cũng tương đối tốt so với thế giới. Hiện tại, khoảng 130 loại vắc xin sử dụng công nghệ này ở các giai đoạn khác nhau.
"Loại vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ này nhiều khả năng được đăng ký và cấp phép bởi Tổ chức Y tế thế giới là vắc xin Nanovax của Mỹ. Công nghệ này có ưu việt là không gây phản ứng phụ, mặt khác cũng có một số hạn chế nhất định", Bộ trưởng Y tế nói.
Để rút ngắn thời gian nghiên cứu vắc xin do Nanogen đang nghiên cứu, Bộ Y tế đã cắt bỏ tất cả thủ tục hành chính để đi thẳng vào các vấn đề chuyên môn.
Cụ thế, Bộ Y tế và Hội đồng Y đức đã thống nhất triển khai giai đoạn 3 vào cuối giai đoạn 2, từ ngày 11/6 tới nay. Khoảng 1.000 người đã được tiêm thử nghiệm mũi đầu tiên.
TPHCM đã khởi động chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 lớn nhất lịch sử từ ngày 19/6 (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Kết luận tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, việc sản xuất vắc xin phải tuân thủ đúng quy trình của thế giới và Việt Nam vì liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người. Việc nghiên cứu, sản xuất cần chặt chẽ, an toàn, có tính khoa học, đặc biệt là hiệu quả và chi phí chấp nhận được.
"Tinh thần của chúng ta phải đẩy nhanh hơn các quy trình. Thay vì đi từng bước, trong lúc nước sôi lửa bỏng thế này chúng ta phải chạy. Công ty đã sẵn sàng, chủ động, tự túc kinh phí, các bộ, ngành phải tháo gỡ các vướng mắc liên quan tài chính, thủ tục liên quan", Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng cũng hoan nghênh Công ty Nanogen đã chủ động đi thẳng vào vấn đề đất nước đang cần là sản xuất vắc xin, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ nhân dân. Thời gian tới, Chính phủ sẽ làm việc với các nhà sản xuất, nhà khoa học, chuyển giao, phân phối, để giải quyết những ách tắc đang tồn tại trong sản xuất vắc xin phòng Covid-19.
"Từ nay đến tháng 9, sự khan hiếm vắc xin Covid-19 sẽ diễn ra trên toàn cầu, không riêng Việt Nam. Chúng ta đã tiếp cận các kênh có thể, mặt khác, cần nguồn vắc xin sản xuất trong nước để chủ động trước diễn biến dịch Covid-19", người đứng đầu Chính phủ nêu rõ.
Chen chúc tiêm vắc xin ở TP.HCM: Mầm bệnh ở chính nơi muốn ngừa bệnh Việc tập trung quá đông người ở nơi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 không đảm bảo điều kiện 5K có thể tạo ra lây nhiễm nếu có những người mang mầm bệnh. Sau gần 1 tháng giãn cách áp dụng chỉ thị 15 của Thủ tướng (một số nơi áp dụng chỉ thị 16), rồi sau đó chuyển sang chỉ thị 10 của...