Siêu thị dã chiến không có người bán, khách mua tự giác trả tiền ở TPHCM
Một siêu thị dã chiến mini, không có nhân viên bán hàng, người mua tự chọn hàng hóa, sau đó tự giác thanh toán bằng cách bỏ tiền vào hộp để tránh tiếp xúc.
Trong những ngày siết chặt giãn cách xã hội, Sở Công Thương TPHCM phối hợp với doanh nghiệp triển khai mô hình “Cửa hàng tự động – thanh toán không tiếp xúc” tại các khu dân cư. Ngày 26/8, một lều dã chiến được dựng trước chung cư Phạm Viết Chánh, quận Bình Thạnh để cung ứng thực phẩm cho người dân.
Sáng sớm mỗi ngày, các nhân viên của siêu thị không người bán vận chuyển hàng từ xe tải vào sắp xếp vào bên trong lều dã chiến. Các sản phẩm được phân loại, sắp xếp lên các kệ.
Hàng hóa ở cửa hàng không người bán khá đa dạng từ rau củ, thịt cá, đồ khô… đóng gói thành các combo, hiện nay cửa hàng có khoảng 7 combo các loại và khách được chọn theo combo với giá từ 120.000 đến 360.000 đồng.
Siêu thị dã chiến có diện tích khoảng 30 m2, hàng hóa đặt theo kệ tạo thành 2 lối đi để người mua di chuyển một chiều. “Trong thời gian TPHCM siết chặt giãn cách, chúng tôi phát triển mô hình này với mục đích liên kết với các phường hỗ trợ đi chợ hộ người dân. Cửa hàng không người bán nhỏ gọn nên có thể đi đến từng cụm dân cư, sử dụng hình thức thanh toán không tiếp xúc đảm bảo phòng chống dịch”, Ông Nguyễn Hoàng Nhã, đại diện chuỗi cửa hàng cho biết.
Trung tâm điều khiển đặt cách cửa hàng 10 mét, các nhân viên chia ca làm việc bằng 2 màn hình máy tính kết nối camera, micro nói chuyện để trao đổi với khách hàng.
Video đang HOT
Khi đến cửa hàng, người đi mua thực phẩm sẽ trao đổi với các nhân viên thông qua màn hình máy tính để được tư vấn, hỗ trợ lựa chọn các combo phù hợp.
Bảo vệ dân phố Nguyễn Thành Đạt lựa chọn các gói combo rau củ 3 kg với giá 120.000 đồng. “Tôi đi mua hộ cho các hộ dân trong khu phố, cửa hàng đóng gói sẵn các gói từ nhỏ tới lớn nên tùy theo nhu cầu của các hộ dân tôi lựa chọn đủ cho họ dùng trong vài ngày, khi nào hết lại tiếp tục mua”, bảo vệ dân phố này nói.
Sau khi lựa chọn xong hàng hóa, người mua đến quầy tính tiền đưa sản phẩm lên camera để nhân viên bán hàng quan sát và báo giá.
Người mua hàng theo dõi nhân viên tính tiền qua màn hình máy tính, nhận hóa đơn kiểm tra trước khi thanh toán. Dự kiến, cửa hàng không người bán cung cấp khoảng 4 tấn hàng hóa mỗi ngày, đảm bảo cung ứng kịp thời nguồn thực phẩm đến người dân. Theo đại diện cửa hàng, điểm bán này có thể giải quyết gần 300 đơn mỗi ngày, nhưng đang gặp khó khăn trong việc đi lại của nhân viên trong thời gian giãn cách, sau khi có đầy đủ giấy tờ đi đường thì số đơn bán sẽ tăng cao hơn.
Sau khi đã kiểm tra đầy đủ hóa đơn, xác nhận đồng ý thanh toán, người mua hàng sẽ tự động bỏ tiền vào hộp ở quầy thanh toán. “Tôi thấy hình thức này rất tiện, vừa gần khu dân cư lại dễ thanh toán, mua vài combo ăn được cả tuần, khi nào hết có thể mua tiếp”, chị Thắm (ngụ phường 19) cho biết.
Cửa hàng hoạt động từ 8h sáng đến 17h chiều hằng ngày. Hiện tại, có 2 cửa hàng không người bán đặt tại số 169 Cô Bắc, Quận 1 và 79 Phạm Viết Chánh, quận Bình Thạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Tất cả hàng hóa đều là thiết yếu
Lúc này phải coi tất cả hàng hóa đều là thiết yếu trừ hàng cấm, tất cả đều quan trọng, theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể.
Ông Nguyễn Văn Thể nêu ý kiến trên tại cuộc họp trực tuyến cùng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND các tỉnh, thành về tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, nông sản, chiều 25/8.
Lãnh đạo ngành giao thông nêu rõ, tất cả các tuyến đường bộ, đường thủy đều là luồng xanh phục vụ vận chuyển hàng hóa.
"Các phương tiện vận chuyển hàng hóa đều được lưu thông; cấp mã QR code là để tạo ưu tiên khi qua chốt, chỉ tiền kiểm, hậu kiểm và xử lý nghiêm minh với các vi phạm", ông nói và đề nghị các chốt khi kiểm soát phải đảm bảo không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài, nghiêm trọng; nếu xảy ra ùn tắc phải xả chốt ngay.
Việc cấp QR Code phải tự động toàn bộ, lái xe, chủ phương tiện chủ động cập nhật thông tin nếu có sự thay đổi mà không cần phải làm lại hồ sơ.
Bộ trưởng Thể cũng yêu cầu các địa phương thống nhất về công nhận kết quả xét nghiệm âm tính của phương pháp RT-PCR và test nhanh, có hiệu lực trong 72h; không yêu cầu cấp giấy đi đường đối với tài xế mà phương tiện đã được cấp giấy nhận diện.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể. Ảnh: Hoàng Phong
Tại cuộc họp, nhiều ý kiến phản ánh , sau khi một số địa phương áp dụng biện pháp giãn cách tăng cường, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa đang có nhiều khó khăn . Trong đó, thành phố Cần Thơ đưa ra một số yêu cầu như phải đăng ký trước với ngành Công Thương, rồi phải trung chuyển hàng hóa trước khi đưa vào gây ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu luân chuyển, tiêu thụ hàng hóa, nhất là nông sản, thiết bị, vật tư y tế thiết yếu.
Ngoài ra, một số địa phương yêu cầu lái xe đã có giấy nhận diện QR Code phải có giấy đi đường do địa phương cấp.
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu bức xúc, do nhu cầu giảm, trong khi sản phẩm nông nghiệp tính đặc thù cao, vào thời vụ nếu không kịp thời lưu thông, chế biến sẽ quá lứa, quá thời hạn, chất lượng không đảm bảo. Hiện nay, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ cơ bản thuận tiện, tuy nhiên các tuyến đường huyện lộ, đường liên huyện, liên xã, hoặc đường tiếp cận cấp xã, thôn thì "đi lại vô cùng khó khăn".
Trong 3 ngày nay, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, hay như Cần Thơ khi phương tiện đã có giấy nhận diện QR Code, người trên xe có giấy xét nghiệm nhưng vẫn không cho đi vào. Ở Cần Thơ, có doanh nghiệp vận tải cung cấp bao bì đóng gói trứng hai ngày nay không đi vào được, dẫn đến thiếu trứng cho thị trường TP HCM (nhu cầu khoảng một triệu quả mỗi ngày); phương tiện chở vật tư nông nghiệp bị ách tắc dẫn đến thiếu nguyên liệu để sản xuất... trong khi nhu cầu rất lớn.
Nhiều địa phương yêu cầu lái xe phải có giấy xét nghiệm PCR giá trị trong vòng 48 tiếng, không thống nhất với quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế (72 tiếng).
Ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó chủ tịch thành phố Cần Thơ, lý giải trước đây mỗi ngày có khoảng 15.000 đến 16.000 xe đi trên địa bàn, khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị 16 còn khoảng 4.000 xe qua trung tâm; áp dụng biện pháp tăng cường giảm xuống còn 2.000 đến 2.500 xe đi vào trung tâm, 800 xe đi ngang trung tâm.
Theo ông Hè, nếu để như hiện nay với trên 3.000 điểm giao nhận hàng hóa trong trung tâm thành phố thì lực lượng chức năng không kiểm soát được. Vì vậy, thành phố đã yêu cầu doanh nghiệp vận tải, chủ phương tiện có nhu cầu đi qua trung tâm đăng ký trước bằng điện thoại, zalo, email để địa phương sắp xếp, phân luồng. Còn hàng hóa bốc, dỡ tại địa bàn thành phố sẽ tổ chức 12 điểm trung chuyển ở các cửa ngõ để hạn chế phương tiện, người đi từ vùng dịch về vào trung tâm.
Ông Hè cho rằng ùn tắc có 3 lý do như: Nhiều phương tiện tập trung về một điểm trung chuyển quá đông vào cùng một thời điểm; nhiều phương tiện đi qua thành phố trùng với luồng giao nhận hàng hóa của Cần Thơ; do thao tác chuyển đổi tài xế, phun khử khuẩn chậm...
Xe chở hàng hoá chờ tìm tài xế thay thế để vào Cần Thơ chiều 24/8. Ảnh: Cửu Long
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã phản biện ý kiến của đại diện của thành phố Cần Thơ. "Anh Hè nêu lý do như vậy không hề thuyết phục. Cần Thơ là thủ phủ miền Tây Nam Bộ, là điểm trung chuyển lớn, nhũng trục quốc lộ quan trọng đều đi qua thành phố mà hiện nay mỗi ngày chỉ khoảng 3.000 - 4.000 phương tiện đi, đến và đi qua thành phố là không lớn", ông Thể nói.
Theo ông Thể, TP HCM và Đồng Nai cũng đang ảnh hưởng dịch bệnh như vậy, lưu lượng phương tiện lớn hơn rất nhiều "sao họ vẫn tổ chức tốt, vẫn đảm bảo phòng chống dịch".
"Sáng nay, Chủ tịch Sóc Trăng phải gọi điện cầu cứu tôi vì xe chở oxy về Sóc Trăng không qua được Cần Thơ, tôi phải gọi cho anh Trường (Chủ tịch thành phố) để xử lý; nếu như thế này các anh vừa gây khó khăn cho chính các anh, cho các tỉnh miền Tây", ông Thể nói thêm.
Lãnh đạo ngành Giao thông đề nghị Cần Thơ tính toán lại yêu cầu trung chuyển hàng hóa, vì "thành phố có sắp xếp được đủ lái xe, phương tiện để xếp dỡ không? Đã tính toán kỹ liệu có phát sinh thêm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp chưa?..."
Bổ sung ý kiến, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu phân vân: "Kiểm soát dịch hiện nay là kiểm soát điều kiện y tế với lái xe, và người theo xe chứ phương tiện, hàng hóa có phải là nguồn lây nhiễm đâu mà các anh tổ chức phun khử khuẩn phương tiện, vừa tốn kém lại mất thời gian".
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị không tổ chức trung chuyển hàng hóa. "Khi đưa ra các biện pháp, quy định, các địa phương cần phải đánh giá kỹ những phát sinh không cần thiết, gây khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là trong khâu vận tải", ông nói.
Công an TP.HCM đã cấp hơn 80.000 giấy đi đường mẫu mới Số giấy đi đường mới được Công an TP.HCM cấp là hơn 80.000, trong đó số lượng giấy cấp cho nhóm 3A (nhân viên giao hàng của hệ thống phân phối) chiếm hơn 1/2 tổng số giấy được cấp ra. Sáng 25-8, nhiều người chưa có giấy đi đường mẫu mới vẫn được cho qua, nhưng CSGT nhắc nhở từ ngày mai (26-8)...