Siêu tên lửa S-500 hạ gục cùng lúc 10 đầu đạn tên lửa đạn đạo trong chớp mắt
Siêu tên lửa phòng không S-500 được cho là có thể phát hiện và tấn công đồng thời 10 đầu đạn tên lửa đạn đạo đang bay ở vận tốc hơn 4 dặm (khoảng 6,5)km/giây. Một số quan chức Mỹ lo ngại rằng, S-500 mạnh đến mức có thể gây nguy hiểm cho cả những chiếc máy bay chiến đấu tàng hình cực kỳ tối tân của họ như F-22, F-35 và B-2.
Báo chí nhà nước của Nga đã bắt đầu để lộ một số thông tin về siêu hệ thống phòng không thế hệ mới của Nga – S-500.
Trong khi khẳng định “phần lớn thông số kỹ thuật của hệ thống phòng không mới S-500 vẫn đang trong vòng bí mật” thì hãng tin Sputnik tuần này bắt đầu để rò rỉ một số thông tin về loại vũ khí mới cực kỳ tối tân này của Nga.
S-500 là hệ thống tên lửa đạn đạo phòng không đang được Nga tích cực phát triển. Hệ thống vũ khí mới nhất này được đánh giá là hiện chưa có đối thủ trên thế giới. Giới chức quốc phòng Mỹ từng bày tỏ quan ngại về việc kho vũ khí của họ hoàn toàn “bất lực” trước hệ thống phòng không S-500 của Nga.
Theo Sputnik, S-500 “được mong đợi có thể đánh các mục tiêu ở tầm cao lên tới hơn 60 dặm (gần 100km, cao hơn bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có nào hiện nay. 60 dặm trở lên là khoảng cách gần với vũ trụ – nơi các vệ tinh quân sự nước ngoài đang hoạt động. Trong khi về mặt lý thuyết, đúng là các vệ tinh quân sự đang bay ở tầm cao 60 dặm hoặc hơn nhưng trên thực tế, hầu hết các vệ tinh này đang hoạt động ở tầm cao hơn 60 dặm vì vì thế có thể nằm ngoài tầm bắn của S-500.
Siêu tên lửa phòng không S-500 được cho là có thể phát hiện và tấn công đồng thời 10 đầu đạn tên lửa đạn đạo đang bay ở vận tốc hơn 4 dặm (khoảng 6,5)km/giây. S-500 cũng được trang bị nhiều hệ thống radar riêng biệt có thể phát hiện nhiều mục tiêu khác nhau. Ví dụ như hệ thống này sẽ có nhiều hệ thống radar khác nhau để phát hiện máy bay, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa.
Hệ thống tên lửa S-500 do Tập đoàn Almaz Antei của Nga chế tạo và phát triển. Được biết, hiện tập đoàn này đang hoàn tất việc phát triển các tên lửa mới cho hệ thống.
S-500 là hệ thống tên lửa tầm xa thuộc phiên bản cải tiến của S-400, được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo ở độ cao tới 200 km. Hệ thống được kỳ vọng có thể đánh chặn tới 10 tên lửa đạn đạo đang bay cùng một lúc. Hệ thống tên lửa S-500 cũng có tầm radar được mở rộng hơn so với S-400.
Video đang HOT
Hệ thống phòng không S-500 tối tân được thiết kế để có thể phối hợp ăn ý với phiên bản cũ S-400 Triumf. S-400 đã và đang được triển khai rộng khắp ở Nga, trong đó có nhiều khu vực quan trọng như thủ đô Moscow. Khi S-500 chưa ra đời, S-400 đang giữ vị trí là tên lửa hiện đại nhất và mạnh nhất thế giới.
Hệ thống S-500 có tầm bắn lên tới 600km và có thể nhằm bắn cùng lúc 10 mục tiêu. S-400 chỉ có thể tiêu diệt 6 mục tiêu. Hệ thống S-500 được mong đợi sẽ hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều so với hệ thống S-400 hiện nay của Nga và hệ thống Patriot Advanced Capability-3 của Mỹ. S-500 được cho là còn có khả năng tiêu diệt những mục tiêu đạn đạo vào siêu âm. Các chuyên gia quân sự đánh giá, tổ hợp tên lửa phòng không S-500 là hệ thống mới về chất chứ không phải chỉ đơn thuần là phiên bản hiện đại hơn của hệ thống S-400.
Một khi được triển khai, S-500 được mong đợi sẽ kết nối với các hệ thống hiện tại của Nga tạo ra một mạng lưới phòng thủ hợp nhất. Một số quan chức Mỹ lo ngại rằng, S-500 mạnh đến mức có thể gây nguy hiểm cho cả những chiếc máy bay chiến đấu tàng hình cực kỳ tối tân của họ như F-22, F-35 và B-2.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo XHTT
Nỗ lực kết nối quan hệ Mỹ-Triều của Tổng thống Hàn Quốc sẽ đi về đâu?
Khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai đang đến gần, nhà lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae-in đặt kỳ vọng lớn vào sự kiện đặc biệt này, rằng Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un sẽ đạt thỏa thuận về vấn đề phi hạt nhân hóa với mong muốn cải thiện mối quan hệ và nền kinh tế của hai miền nam - bắc Triều Tiên.
Những lần nỗ lực thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa của Tổng thống Moon Jae-in
Mùa xuân năm ngoái, Moon Jae-in và Kim Jong-un đã tổ chức hai cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 4 và tháng 5 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom) trong khu phi quân sự liên Triều, một phần nhằm xoa dịu cuộc đối đầu quân sự có thể xảy ra giữa Mỹ và Triều Tiên. Điều này đã tạo tiền đề cho Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim vào tháng 6/2018 ở Sigapore - sự kiện mang tính lịch sử bởi lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đương nhiệm đồng ý ngồi vào bàn thương thảo trực tiếp với lãnh đạo Triều Tiên.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều mở đường cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tuy nhiên, bản Tuyên bố chung được ông Donald Trump và ông Kim Jong-un đặt bút ký, được cho là "tương đối mơ hồ". Theo đó, nhà lãnh đạo hai nước đã vạch ra bốn cam kết: thiết lập mối quan hệ mới vì hòa bình và thịnh vượng theo đúng nguyện vọng của nhân dân hai nước; cùng xây dựng cơ chế hòa bình ổn định và lâu dài trên bán đảo Triều Tiên; hợp tác hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên; tìm lại và trao trả hài cốt của những người lính Mỹ bị giết trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Bình Nhưỡng sau đó cũng không cho thấy nỗ lực cụ thể nào của mình. Đêm trước khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh, ông Moon không thể ngủ được vì lo lắng và hy vọng đón nhận kết quả tốt đẹp từ Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim, để có thể mở ra "một chương mới" trong quan hệ Mỹ-Triều nói riêng và quan hệ giữa Triều Tiên với thế giới nói chung.
Đến tháng 9, ông Moon và ông Kim nhất trí tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần ba tại thủ đô Bình Nhưỡng, đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống Hàn Quốc tới Triều Tiên trong vòng hơn một thập niên qua, giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai miền với việc cho phép hai nhà lãnh đạo tham gia thảo luận về vấn đề giải trừ hạt nhân và xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Quyết định đến gặp Kim một lần nữa của ông chủ Nhà Xanh nhằm phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên, nhưng thất bại. Điều này đặt ra nghi vấn về khả năng của vị tổng thống Hàn Quốc trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.
Trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Kim hứa sẽ trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên đến thủ đô Seoul "trong tương lai gần". Tuy nhiên, năm 2018 đã khép lại mà không có chuyến thăm nào. Và một lần nữa làm gia tăng hoài nghi về tầm ảnh hưởng của ông Moon đối với ông Kim.
"Chiếc ghế" Tổng thống của Moon Jae-in phụ thuộc vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai
Không giống nhà lãnh đạo Kim Jong-un, người luôn tìm đến Chủ tịch Tập Cận Bình với mong muốn cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc; Tổng thống Moon lựa chọn nghiêng về tin tưởng người đồng cấp Mỹ. Theo ông, Trump có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân của Triều Tiên. Ông hy vọng sẽ đạt được điều gì đó mà không ai trong số những người tiền nhiệm làm được.
Tổng thống Moon Jae-in là sợi dây kết nối giữa Mỹ và Triều Tiên.
Kể từ khi trở thành người đứng đầu đất nước Hàn Quốc năm 2017, ông Moon Jae-in đã có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao tích cực gần đây trên bán đảo Triều Tiên, là cầu nối giữa Mỹ - đồng minh quan trọng nhất của Hàn Quốc - và Triều Tiên - đất nước ông luôn mong muốn thống nhất cùng Hàn Quốc. Khi ở trong vai trò trung gian ngặt nghèo như vậy, ông đã đặt cược rất nhiều tương lai sự nghiệp chính trị của mình vào hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Hà Nội.
Nhiều người cho rằng vị tổng thống đương nhiệm của xứ kim chi quá "lạc quan" và "ngây thơ". Nếu Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai thất bại, ông sẽ mất đi uy tín và bị đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo.
Ở một diễn biến khác, các vấn đề trong nước đang chống lại Tổng thống Moon Jae-in. Theo kết quả của hãng điều tra dư luận Realmeter, tỷ lệ ủng hộ người đứng đầu "xứ kim chi" và đảng Dân chủ cầm quyền ngày càng giảm mạnh khi các chính trị gia bị bôi nhọ bởi những lời buộc tội của dư luận và các đảng đối lập về những thất bại đeo bám nền kinh tế.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cho biết, việc Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và chấm dứt tình hình căng thẳng như dây đàn ở đó, có thể mở đường cho hội nhập kinh tế ở miền Bắc với lao động giá rẻ và miền Nam với nền kinh tế đang bị chậm lại, cần một nguồn tăng trưởng mới.
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Xanh tiết lộ, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ đưa ra quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân và tập trung vào việc xây dựng lại nền kinh tế đất nước nếu Washington thực hiện các hành động tương ứng, như nới lỏng các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng.
Tháng trước, ông cũng nói rằng định nghĩa "phi hạt nhân hóa" và "hòa bình" của Mỹ và Bắc Triều Tiên không giống nhau.
Theo Washington, điều này có nghĩa là tháo dỡ tất cả các vũ khí, thiết bị, vật liệu, cơ sở hạt nhân, hệ thống tên lửa đạn đạo, cơ sở sản xuất tại Triều Tiên. Ngược lại, Bình Nhưỡng xem phi hạt nhân hóa là loại bỏ hoàn toàn khí tài chiến lược của Mỹ, vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ và vũ khí có khả năng mang hạt nhân, thậm chí cả sự hiện diện của quân sự Mỹ trên bán đảo Triều Tiên.
Trong cuộc điện đàm với Moon Jae-in ngày 19/2, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ chia sẻ kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 với vị tổng thống Hàn Quốc này. Trong khi đó, ông chủ Nhà Xanh bày tỏ sự kính trọng và ca ngợi những nỗ lực của người đồng cấp Mỹ để tiến hành phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Chỉ còn chưa đầy một tuần, Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần hai sẽ chính thức diễn ra ở thủ đô Hà Nội. Hiện phái đoàn Mỹ-Triều đang thỏa thuận để giải quyết những vẫn đề khó khăn nhất trước khi lãnh đạo hai nước đến tham dự.
Tất cả những điều này khiến cho sự kiện này trở thành một canh bạc không chỉ đối với Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim mà còn đối với ông Moon.
Theo TGTT
Mỹ và Nhật Bản thống nhất tiếp tục duy trì trừng phạt Triều Tiên Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm thúc đẩy Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono cho biết, ông mới có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày hôm nay (22/2), trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ...