Siêu tàu sân bay lịch sử của Mỹ thử thành công công nghệ hiện đại
Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford, vốn được Tổng thống Donald Trump mô tả là tàu chiến lớn nhất và hiện đại nhất với giá trị lên tới 12,9 tỷ USD, đã thử nghiệm thành công lần đầu tiên đợt cất và hạ cánh máy bay chiến đấu bằng công nghệ máy phóng điện từ (EMALS) và cáp hãm đà tiên tiến (AAG).
Siêu tàu sân bay Mỹ phóng máy bay bằng hệ thống điện từ hiện đại
Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford ngày 28/7 đã ghi một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của quân đội Mỹ khi máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet lần đầu cất và hạ cánh thành công bằng hệ thống cáp hãm đà tiên tiến (AAG) và hệ thống máy phóng điện từ (EMALS). Đây đều là những công nghệ mới do Hải quân Mỹ phát triển, được kỳ vọng sẽ tăng thêm sức mạnh chiến đấu cho tàu sân bay trị giá 12,9 tỷ USD của Mỹ.
Hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) được thiết kế để giúp tăng tốc máy bay khi cất cánh trên đường băng ngắn của tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Hệ thống này ra đời thay thế hệ thống máy phóng hơi nước trên tàu sân bay trước đây. Trong ảnh: Thủy thủ Hải quân Mỹ hướng dẫn máy bay F/A-18F Super Hornet bắt đầu tiến vào hệ thống EMALS trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford.
Ngoài hệ thống EMALS, hệ thống cáp hãm đà tiên tiến (AAG) cũng là công nghệ mới được phát triển để giúp quá trình hạ cánh của các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay được diễn ra thuận lợi hơn. Là bộ phanh hãm hiện đại, hệ thống AAG được thiết kế để giúp các máy bay giảm tốc nhanh khi đáp xuống tàu sân bay. Trong ảnh: Thủy thủ Darius Jarmon bôi trơn hệ thống EMALS mới trên tàu USS Gerald R. Ford.
Đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh các hạm đội Mỹ, ngày 28/7 tuyên bố rằng tàu USS Gerald R. Ford đã làm nên lịch sử khi cất và hạ cánh thành công một máy bay của phi đội VX-23 bằng hai hệ thống AAG và EMALS. Ngoài ra, việc thử nghiệm thành công cũng đã góp phần xóa bỏ những nghi vấn về khả năng của hai hệ thống này trên siêu tàu sân bay lớp Ford của Mỹ. Trong ảnh: Máy bay F/A-18F Super Hornet chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay USS Gerald R. Ford để thử nghiệm công nghệ cáp hãm đà tiên tiến.
Mặc dù tàu sân bay USS Gerald R. Ford đã thử nghiệm thành công các công nghệ hiện đại như AAG hay EMALS trong việc việc cất và hạ cánh máy bay chiến đấu nhưng nhiều chuyên gia nhận định vẫn cần thử nghiệm kỹ lưỡng hơn để siêu tàu sân bay này có thể hoạt động hiệu quả nhất và không gặp bất kỳ sự cố nào trên biển.
Video đang HOT
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford, dài 337 m và rộng 78 m, được xem là tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất và đắt nhất thế giới hiện nay. Tàu có thể mang tới 75 máy bay các loại, được trang bị công nghệ tối tân và có thể hoạt động trên biển suốt 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu.
Tổng thống Donald Trump đã gọi USS Gerald R. Ford là thông điệp 100.000 tấn mà Mỹ gửi tới thế giới và sẽ khiến kẻ thù run sợ. Tàu sân bay này đã chính thức được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào ngày 22/7. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, USS Gerald R. Ford dự kiến được đưa vào hoạt động từ năm 2020.
Máy bay đáp xuống siêu tàu sân bay Mỹ bằng phanh hãm hiện đại
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
4 điểm hạn chế uy lực tàu sân bay tối tân của Mỹ
Các hệ thống chưa được kiểm chứng và chi phí vận hành đắt đỏ khiến siêu tàu sân bay Mỹ bị giới hạn đáng kể khả năng chiến đấu.
"Tàu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào lịch sử với việc tiêm kích thuộc Không đoàn Thử nghiệm và Đánh giá số 23 cất hạ cánh thành công bằng hệ thống cáp hãm đà tiên tiến và máy phóng điện từ", Đô đốc Phil Davidson, tư lệnh các lực lượng hạm đội Mỹ, tuyên bố hôm 28/7. Thử nghiệm thành công này góp phần dẹp bỏ nghi ngại về khả năng của hai hệ thống chủ chốt trên tàu sân bay lớp Ford.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng nó vẫn còn nhiều điều cần cải thiện. Nếu không được thử nghiệm kỹ càng, những hệ thống tối tân trên tàu có thể kiềm chế uy lực thật sự của USS Gerald R. Ford.
Hệ thống máy phóng điện từ (EMALS)
EMALS được thiết kế để tạo đà cho máy bay cất cánh trên đường băng ngắn của tàu sân bay. Hệ thống này dự kiến sẽ nhẹ, đáng tin cậy và rẻ hơn máy phóng hơi nước trên tàu sân bay lớp Nimitz.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Dan Grazier nhận định EMALS là công nghệ chín ép, khi quá trình nghiên cứu hệ thống này diễn ra song song với việc thiết kế chế tạo siêu tàu sân bay lớp Ford. Theo thiết kế, nó có thể phóng mọi phi cơ, từ máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ đến tiêm kích hạng nặng và máy bay cảnh báo sớm. Hải quân Mỹ từng tuyên bố EMALS sẽ tiết kiệm chi phí nhờ cắt giảm nhân sự vận hành và đơn giản hóa bảo dưỡng.
Quá trình thử nghiệm cho thấy hải quân Mỹ nhận định sai về khối lượng công việc và số nhân sự cần thiết để vận hành EMALS, khiến họ phải thiết kế lại khu vực nghỉ ngơi của thủy thủ đoàn để chứa nhiều người hơn.
EMALS được kỳ vọng tăng tuổi thọ khung thân máy bay bằng việc kiểm soát năng lượng phóng, giảm bớt tác động lên phi cơ, nhưng nguyên mẫu EMALS trên mặt đất lại tạo ra quá nhiều lực, gây hư hại khung thân tiêm kích F/A-18.
Siêu tàu sân bay Ford có 4 máy phóng EMALS. Trên lý thuyết, nếu một hệ thống bị hỏng, tàu vẫn có thể tiếp tục vận hành ba máy còn lại. Tuy nhiên, hải quân Mỹ chưa tìm ra cách ngắt nguồn điện giữa các máy phóng để sửa chữa một máy hỏng. Việc sửa chữa phải chờ đến khi cả 4 cụm EMALS đều trống hoặc hỏng cùng lúc, ảnh hưởng đến tần suất triển khai máy bay trong một cuộc xung đột lớn.
Hệ thống cáp hãm đà tiên tiến (AAG)
Tương tự EMALS, hệ thống cáp hãm đà điện từ AAG trên siêu tàu sân bay lớp Ford cũng là công nghệ chưa được kiểm chứng, khiến hải quân Mỹ gặp nhiều thách thức hơn dự kiến.
Hệ thống cáp hãm thủy lực được Mỹ sử dụng từ năm 1961, đã chứng tỏ khả năng tối ưu trên tàu sân bay lớp Nimitz. Để thu hút thêm ngân sách cho chương trình siêu tàu sân bay lớp Ford, hải quân Mỹ đã thay thế cụm cáp hãm thủy lực cũ bằng AAG, công nghệ mới và chưa thực sự hoàn thiện.
Hệ thống AAG trên tàu USS Gerald R. Ford. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Chi phí phát triển hệ thống này tăng chóng mặt từ mức 172 triệu USD năm 2005 lên hơn 1,3 tỷ USD vào năm 2016, mức tăng tới 656%.
Cáp AAG được phát triển bởi tập đoàn General Atomics, vốn không có kinh nghiệm chế tạo cáp hãm. Báo cáo của Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 7/2016 kết luận chương trình này đã vượt tầm kiểm soát. Sau hai năm thiết kế và sản xuất, hải quân Mỹ vẫn không thể chứng tỏ tính năng và sự an toàn của AAG.
Trong các lần thử nghiệm, lỗi kỹ thuật xảy ra với AAG chỉ sau 25 lần hạ cánh thành công, so với mức 16.500 lần như hải quân Mỹ yêu cầu. Điều này khiến các tàu sân bay Ford không thể đáp ứng nhiệm vụ xuất kích cường độ cao. Thiết kế của AAG cũng có chung điểm yếu với EMALS, buộc thủy thủ đoàn phải dừng mọi hoạt động nếu muốn sửa chữa hệ thống khi có sự cố.
Hệ thống điện
Siêu tàu sân bay lớp Ford giữ nguyên turbine hơi nước cho động cơ đẩy như lớp Nimitz. Tuy nhiên, USS Gerald R. Ford không dùng hơi nước trực tiếp cho các hệ thống như mẫu tàu cũ, mà tận dụng chúng để chạy 4 máy phát điện. Việc quản lý nguồn điện khổng lồ của tàu là nguyên nhân chính dẫn tới đội giá và trì hoãn dự án.
Siêu tàu sân bay lớp Ford sử dụng nguồn điện khổng lồ. Ảnh: Hải quân Mỹ.
4 máy phát điện của tàu sân bay lớp Ford cung cấp điện năng lên tới 13.800 volt, gấp ba lần so với mức 4.160 volt của 8 máy phát điện trên lớp Nimitz. Dòng điện siêu cao thế này dễ gây mất an toàn và có tỷ lệ hỏng hóc cao, đặc biệt trong môi trường muối ẩm của biển. Việc sửa chữa đòi hỏi ngắt nguồn điện, ảnh hưởng tới các hệ thống khác. Việc đánh giá, cải tiến hệ thống không thể diễn ra cho đến khi hoàn thành quá trình thử nghiệm vào năm 2020.
Siêu tàu sân bay Ford được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân A1B mới, với hy vọng cắt giảm nhân sự vận hành xuống còn 70% so với lớp Nimitz, tăng sự phụ thuộc vào hệ thống kiểm soát tự động. Tuy nhiên, việc này sẽ giảm khả năng sống sót của tàu khi gặp hư hại trong chiến đấu, do không đủ nhân sự để kiểm soát thiệt hại và sửa chữa.
Phí vận hành lớn
Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia quân sự tỏ ra hoài nghi về kỷ nguyên của siêu tàu sân bay, cũng như việc đầu tư nhiều tiền của vào một hệ thống vũ khí duy nhất. Siêu tàu sân bay lớp Ford có đơn giá gần 13 tỷ USD. Trong những năm tới, nhiều khả năng nó sẽ trang bị ít nhất 50 tiêm kích hạm F-35C với giá 185 triệu USD/chiếc, tương đương 9,25 tỷ USD giá trị chiến đấu cơ trên tàu.
Một tàu lớp Ford ra khơi có giá tổng thể lên tới 22,25 tỷ USD, chưa tính chi phí cho 4.297 thủy thủ trên tàu. Dù tăng ngân sách, hải quân Mỹ khó có thể mở rộng quy mô hạm đội nếu muốn sở hữu 4 tàu sân bay lớp Ford. Đó là chưa kể tới chi phí khổng lồ để đầu tư và vận hành các biên đội hộ tống tàu sân bay.
Vấn đề chi phí có thể khiến Mỹ không thể triển khai quá nhiều tàu sân bay cùng lúc. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Mỹ hiện có 10 cụm tàu sân bay chiến đấu, nhưng chỉ có vài chiếc được triển khai cùng lúc vì chi phí vận hành bảo dưỡng quá cao, khiến các chỉ huy Mỹ phải giới hạn lực lượng nhằm tiết kiệm ngân sách. Các tàu sân bay Mỹ chỉ được sử dụng như công cụ biểu dương sức mạnh ở các điểm nóng trên thế giới, bị đánh giá là chính sách ngoại giao pháo hạm tốn kém.
Chương trình tàu sân bay lớp Ford là vấn đề gây nhiều nhức nhối cho hải quân và Bộ Quốc phòng Mỹ hơn dự kiến. Hàng loạt thách thức trong nghiên cứu phát triển và biên chế có thể sẽ giới hạn uy lực thật sự của loại tàu chiến này, chuyên gia quân sự Dan Grazier nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Tàu sân bay 13 tỷ USD của Mỹ không có bệ tiểu đứng Việc loại bỏ hệ thống bệ tiểu đứng sẽ giúp việc bố trí thủy thủ nam và nữ trên tàu sân bay Gerald Ford linh hoạt hơn. Tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ. Ảnh: US Navy. Tất cả nhà vệ sinh trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford mới nhất của Mỹ lần đầu tiên được thiết kế theo...