Siêu tàu sân bay đắt nhất của Mỹ thảm họa nổi?
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) của Hải quân Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng liên quan đến các máy phát điện turbine.
Một bản đánh giá gần đây thậm chí còn nhận định, chiếc tàu chiến đắt nhất của Mỹ – hiện đã trị giá khoảng 12,9 tỉ USD, có thể sẽ trở thành thứ vũ khí lỗi thời ngay cả trước khi nó thực hiện chuyến ra biển đầu tiên.
Ảnh minh họa
“Để tránh tình hình trở nên quá muộn trước khi nhận thức được vấn đề, rõ ràng thời điểm này là quá sớm để đưa vào chiếc tàu quá nhiều công nghệ chưa được kiểm chứng”, ông Frank Kendall – vị quan chức chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí của Lầu Năm Góc, cho tờ Japan Times biết.
Tuy nhiên, tiết lộ mới cho thấy, những vấn đề liên quan đến hệ thống phát điện có thể khiến chiếc tàu sân bay Ford thậm chí không thể rời cảng.
Một vụ nổ điện đã xảy ra trong máy phát điện turbin chính thứ hai của con tàu hồi tháng Sáu. Trong khi giới chứng Mỹ khăng khăng cho rằng, không có vụ hỏa hoạn nào xảy ra thì vụ việc đó đủ để gây lo ngại với hệ thống máy phát điện turbine của chiếc tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Một tháng sau, một vụ nổ tương tự lại xảy ra ở máy phát điện turbin chính thứ nhất.
Video đang HOT
Nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho hay, nguyên nhân của các vụ nổ là do lỗi trong bộ điều tiết điện thế. Chi phí sửa chữa ước tính lên ít nhất 37 triệu USD.
Đây là trục trặc mới nhất trong một loạt những trực trặc khiến kế hoạch bàn giao USS Ford cho Hải quân Mỹ bị trì hoãn.
Sau những trục trặc của dự án chiến đấu cơ đắt đỏ nhất thế giới F-35, Mỹ lại phải đối đầu với những vấn đề liên tiếp trong dự án phát triển tàu sân bay đắt đỏ nhất của mình. Diễn biến này ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín của siêu cường quân sự số 1 thế giới.
Siêu tàu sân bay Gerald R. Ford (CVN-78) là chiếc đầu tiên của thế hệ tàu sân bay tiếp theo của Hải quân Mỹ. Tàu được đặt theo tên của cố Tổng thống thứ 38 của Mỹ – ông Gerald Ford.
Tàu Gerald R. Ford được trang bị các hệ thống và công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu hoạt động của các máy bay hiện tại, bao gồm hệ thống phóng máy bay sử dụng máy phóng điện từ, hệ thống vũ khí cải tiến, đường băng dài cho phép tăng tần xuất xuất kích của máy bay lên rất nhiều lần. Bên cạnh đó, con tàu cũng sẽ được trang bị những công nghệ tiên tiến trong tương lai, nâng cao khả năng tự động hóa, giảm yếu tố con người trong quá trình vận hành.
Tàu USS Gerald R. Ford có chiều dài khoảng 340 m, chạy bằng năng lượng hạt nhân. Khi hoạt động, chiến hạm này sẽ tiêu tốn chi phí khoảng 12,9 tỷ USD, khiến nó trở thành vũ khí quân sự đắt nhất từ trước đến giờ của Hải quân Mỹ.
Tàu có khả năng chở tới 90 máy bay các loại bao gồm: tiêm kích F-35C, F/A-18E/F, máy bay cảnh báo sớm E-2D, máy bay tấn công điện tử EA-18G, trực thăng MH-60R/S và có thể là cả máy bay không người lái trinh sát/chiến đấu. Về hỏa lực vũ khí phòng vệ, USS Gerald R. Ford (CVN-78) sẽ trang bị tên lửa phòng không RIM-116 và các tổ hợp pháo phòng không cao tốc Phalanx 20mm.
Con tàu sẽ được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn và phi hành đoàn 4.660 người (ít hơn so với lớp tàu Nimitz). USS Gerald R. Ford (CVN-78) và các tàu anh em của nó sau này được kỳ vọng sẽ tiếp tục giúp nước Mỹ giữ được ưu thế vượt trội trên các vùng biển.
USS Gerald R. Ford dự kiến sẽ thay thế cho tàu USS Enterprise. Tàu dự kiến chính thức được đưa vào phục vụ trong biên chế quân đội Mỹ vào năm 2016. Tuy nhiên, với những trục trặc liên tiếp xảy ra, kế hoạch này xem ra khó khả thi.
Theo Vnmedia
Tàu Mỹ lặng lẽ đeo bám đảo nhân tạo Trung Quốc
Các tàu khu trục Mỹ đang âm thầm tuần tra khu vực đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trong những tuần gần đây, trước thềm phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) về vụ kiện "đường lưỡi bò".
Theo hai quan chức quốc phòng Mỹ, trong hai tuần qua, 3 tàu khu trục Stethem, Spruance và Momsen đã tuần tra gần bãi cạn Scarborough và các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép trong quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).
Một quan chức cho biết: "Chúng tôi tuần tra thường xuyên trong phạm vi từ 14-20 hải lý quanh các thực thể trên".
Như vậy, các tàu trên chưa đi vào "vùng cấm địa" 12 hải lý quanh các khu vực trên. Nếu tiến vào phạm vi này, Mỹ sẽ gọi hoạt động của mình là thực thi quyền tự do hàng hải (FONOP). FONOP phải được cho phép ở các cấp cao nhưng các hoạt động ngoài 12 hải lý mới đây thì nằm trong vùng biển quốc tế.
Một tàu khu trục Mỹ tuần tra tại biển Đông. Ảnh: Navy Times
Các chuyên gia cho rằng chiến thuật trên là một thông điệp gửi tới Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ trong khu vực cũng như nhằm phô diễn lực lượng Mỹ trước thềm phán quyết PCA.
Đại úy Clint Ramsden, phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ), cho biết các cuộc tuần tra trên của tàu Spruance, Momsen, Stethem và thậm chí nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan đều nằm trong "sự hiện diện thường xuyên" của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Dù vậy, ông Ramsden từ chối cung cấp chi tiết về chiến thuật tuần tra.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan đã di chuyển vào biển Đông cùng các tàu hộ tống. Trước đó, nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis tuần tra biển Đông trong gần 3 tháng trước khi rời đi vào ngày 5-6.
Hôm 6-7, Hải quân Mỹ có 7 tàu hoạt động trong khu vực, gồm Reagan, 2 tàu tuần dương và 4 tàu khu trục, theo một quan chức hải quân Tàu ngầm lớp Virginia mang tên Mississippi cũng tuần tra ở Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên Hải quân Mỹ không bình luận về địa điểm cũng như hoạt động của tàu.
Ông Jerry Hendrix, một chuyên gia tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho rằng sự hiện diện hùng hậu của hải quân Mỹ ở biển Đông - bao gồm tàu sân bay và hàng trăm ống phóng tên lửa trên các tàu khu trục - vừa là cách thể hiện sức mạnh vừa là để đón đầu phán quyết của PCA.
Còn theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (Mỹ), tổng thời gian các tàu Mỹ có mặt trên biển Đông là hơn 700 ngày trong năm 2015 và có thể đạt hơn 1.000 ngày trong năm 2016.
Theo Người Lao Động
Ấn Độ và Mỹ chính thức triển khai hợp tác công nghệ tàu sân bay Đoàn đại biểu Ấn Độ đã thăm Mỹ 3 ngày, đặt chân lên tàu sân bay tiên tiến nhất của Mỹ, có cuộc hội đàm thành công với phía Mỹ dựa trên chương trình DTTI. Tàu sân bay Mỹ còn lâu mới lỗi thời, tiếp tục bảo vệ hòa bình thế giới3 tàu sân bay Mỹ trao đổi thủy thủ để thích ứng...