Siêu tàu sân bay của Mỹ đã hoàn thành 96% kết cấu
Ngày 16/4, công ty đóng tàu Huntington Ingalls Industries đã công bố tàu sân USS Gerald R. Ford đã được hoàn thành 96 % cấu trúc hoàn chỉnh.
Đồ họa siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN 78) khi đi vào hoạt động – Ảnh: US Navy
Tuần trước, công nhân của công ty Newport News Shipbuilding thêm phần mũi trên tàu và tại sàn đáp của tàu đã được hoàn thành.
“ Các vị trí đã được đội ngũ đóng tàu của chúng tôi lắp ráp và hoàn thành đúng tiến độ và tiêu chuẩn kỹ thuật, nó đem lại một cảm giác rất tuyệt vời, một thành tựu rất lớn của lĩnh vực đóng tàu của chúng tôi” Rolf Bartschi, phó chủ tịch NNS, CVN 78 xây dựng tàu sân bay cho biết. Ông cũng cho biết thêm: “ Cấu trúc sàn đáp sân bay đã được xây dựng đúng cấu trúc và hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về chiều dài“
Theo các kỹ sư của nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls, kết cấu khung thép dành cho con tàu hạt nhân lớn nhất của Mỹ bao gồm 19 chi tiết kết cấu, có trọng lượng khoản 867 tấn và được các đơn vị thi công cung cấp cho nhà máy cuối năm 2011.
Được thiết kế để thay thế lớp tàu sân bay Nimitz, tàu sân bay lớp Ford được xem là tàu sân bay của thế kỷ 21, chiếc đầu tiên mang tên tổng thống Gerald Ford sẽ hoạt động vào năm 2015, và đến năm 2040 hải quân Mỹ có tổng cộng 10 chiếc tàu loại này. Toàn bộ chiều dài của tàu sân bay là USS Gerald R. Ford là 337. 1 mét. Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN 78) có trị giá 11,5 tỉ USD, khi đi vào hoạt động là chiếc tàu chiến đắt giá nhất của hải quân Mỹ, được ví như chiếc siêu xe Rolls Royce của hải quân.
Chiếc USS Gerald R. Ford được khởi công vào năm 2009. Dự kiến USS Gerald R. Ford sẽ chính thức được hạ thủy năm 2013.
Việc Siêu tàu sân bay của Mỹ đang thi công đúng tiến độ đã khiến cho dư luận thế giới rất quan tâm, đặc biệt là Trung Quốc, nước sở hữu một tàu sân bay và đang làm mưa làm gió tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, có thể thấy rất lâu nữa Trung Quốc mới có thể theo kịp Mỹ về công nghệ đóng tàu sân bay.
Một số hình ảnh sắp hoàn thiện của USS Gerald R. Ford:
Video đang HOT
Phần mũi con tàu chuẩn bị được đưa vào lắp ráp.
USS Gerald R. Ford đang trong quá trình hoàn thiện phần vỏ ngoài.
Tháp chỉ huy của USS Gerald R. Ford
USS Gerald R. Ford mang số hiệu 78
Các máy bay bố trí trên siêu tàu sân bay này có F/A-18 Super Hornet…
F-35 tàng hình…
… và loại trinh sát điện tử E-18 Growler
Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể tung ra đến 220 phi vụ tấn công/ngày
Theo xahoi
Đài Loan phát triển máy bay tàng hình để đấu với Trung Quốc
Bị thách thức trước sức mạnh phát triển và khả năng tác chiến của Quân đội Trung Quốc, Đài Loan bắt buộc phải phát triển khả năng phòng không của mình để có thể chống chọi lại một số lượng các máy bay chiến đấu lớn hơn nhiều từ phía Bắc Kinh.
Trong một bản báo cáo mới được công bố gần đây, Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố rằng, Trung Quốc đang triển khai nhiều hệ thống vũ khí mới nhất của họ ở 2 quân khu Nam Kinh và Quảng Châu, cả hai khu vực này đều có vị trí địa lý sát nách với Đài Bắc.
Hơn nữa, có rất nhiều chương trình huấn luyện và tập trận bắn đạn thật do Quân đội Trung Quốc tổ chức đã tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp quân sự để kết thúc nhanh chóng một cuộc xung đột tiềm năng với Đài Loan và ngăn chặn được sự can thiệp quân sự của nước ngoài, đặc biệt là Quân đội Mỹ.
Theo bản đánh giá quốc phòng kéo dài 4 năm của Bộ Quốc phòng Đài Bắc, quân đội của hòn đảo này có kế hoạch phát triển các máy bay không người lái (UAV) có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu và do thám để tăng cường khả năng phòng thủ.
Do gặp nhiều trở ngại khi không thể mua được các máy bay chiến đấu tiên tiến F-16 C/D từ Lầu Năm Góc, Đài Bắc đã xác định phải phát triển sức mạnh không quân tiên tiến của mình dựa trên máy bay chiến đấu thế hệ mới, có khả năng tàng hình và đủ sức để chống lại những loại máy bay hiện đại của Trung Quốc ở trên không.
Những khả năng khác được đề xuất cho những máy bay như vậy bao gồm khả năng tiếp nhiên liệu trên không và thực hiện các chuyến bay tầm xa, cũng như khả năng của các hệ thống tên lửa chống tàu và tên lửa tấn công mặt đất.
F-CK-1A/B Ching-kuo
Trong những năm 1980, Đài Loan đã bắt tay vào việc tự phát triển một dự án máy bay chiến đấu phòng thủ bản địa (IDF), còn được biết đến với cái tên là F-CK-1A/B Ching-kuo, do Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp Hàng không Đài Loan (AIDC) phát triển và chế tạo.
Máy bay này được thiết kế để thay thế cho những chiếc chiến đấu cơ F-5 và F-104 đã lỗi thời của Mỹ sau khi Nhà Trắng từ chối cung cấp các máy bay chiến đấu thế hệ mới cho Đài Loan (thời điểm đó Đài Loan tỏ ý quan tâm đến 2 loại máy bay chiến đấu F-20 Tigershark và F-16 của Mỹ).
Những chiếc F-CK-1A/B bắt đầu được đưa vào phục vụ từ năm 1994 và được sản xuất tới số lượng 130 chiếc tính đến năm 2000. Sau năm 2010, Đài Bắc tiếp tục tăng cường trang bị biến thể mới của loại máy bay chiến đấu này với tên gọi F-CK-2C/D.
Sự cần thiết cho một loại chiến đấu cơ có người lái tiên tiến nhận được một sự quan tâm đặc biệt của Bộ Quốc phòng Đài Loan. Hòn đảo này hy vọng sẽ phát triển và chế tạo được tàu ngầm và máy bay chiến đấu nội địa mới với chi phí ước tính khoảng 16,89 tỷ USD trong 5-10 năm tới.
Theo soha
Đài Loan phát triển máy bay tàng hình chống TQ Nhằm đối phó với những đe dọa an ninh ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc, Đài Loan dự định phát triển máy bay chiến đấu tàng hình có khả năng chống lại những chiến đấu cơ hiện đại của Trung Quốc. Sau khi Mỹ tỏ ra lưỡng lự trong việc trang bị cho đồng minh Đài Loan những loại máy bay...