Siêu tàu ngầm hạt nhân 50 năm không cần nạp nhiên liệu
Trang mạng tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, hải quân Mỹ vừa triển khai chế tạo hệ thống động lực mới cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo.
Hải quân Mỹ đã quyết định triển khai chế tạo hệ thống động lực mới cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, hệ thống động lực hạt nhân mới này phải hội tụ đủ 2 tiêu chuẩn là không phát ra tiếng ồn và chạy liên tục 50 năm không cần thay nhiên liệu.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio có khả năng mang theo 24 quả tên lửa đạn đạo Trident
Hệ thống động lực mới này sẽ được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới thuộc “Kế hoạch thay thế Ohio”. Đây là hệ thống động lực hoàn toàn mới không sử dụng các cơ cấu truyền động kiểu cơ giới, nó sẽ kết hợp với hệ thống động lực phản thủy lực tạo cho tàu ngầm có độ yên tĩnh tuyệt đối trong khi chuyển động. Ngoài ra, lò phản ứng hạt nhân của tàu lần đầu tiên được lắp ráp các thanh nhiên liệu sử dụng trong 50 năm, điều này có nghĩa là trong suốt vòng đời của mình, nó không cần phải thay nhiên liệu nữa.
Video đang HOT
Hệ thống động lực của tàu không cần các thiết bị truyền động làm trung gian từ Tuabin đến chân vịt như các tàu ngầm hiện đang sử dụng. Để thay thế nó, điện năng từ các lò phản ứng hạt nhân sẽ được truy xuất thông qua mạng lưới điện của tàu ngầm. Kiểu thiết kế này không những triệt tiêu hoàn toàn tiếng ồn mà còn giảm thiểu tối đa tổn hao năng lượng của lò phản ứng hạt nhân (hiện nay hao tổn năng lượng của các lò phản ứng hạt nhân là từ 20-25%). Hơn nữa nó còn triệt tiêu hoàn toàn đặt trưng bộc lộ động cơ của các tàu ngầm hiện nay. Công suất thặng dư của các lò phản ứng hạt nhân rất lớn nên sẽ được sử dụng cho các thiết bị sonar, thiết bị điện tử và các UAV thế hệ mới.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa Trident USS Nevada “SSBN-733″ (dưới nước)
và USS “Tennessee” SSBN-734 (trên ụ tàu)
“Ohio” hiện là loại tàu ngầm thuộc dạng tiên tiến nhất thế giới, nó có lượng giãn nước 19.000 tấn, sử dụng lò phản ứng hạt nhân và 2 động cơ Tuabin 30.000Hp. “Ohio” được trang bị hệ thống vũ khí mạnh nhất thế giới, bao gồm: 24 quả tên lửa đạn đạo “Trident” D5, mỗi quả mang theo 12 đầu đạn hoặc trang bị 154 quả tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk.
Hiện nay, hải quân Mỹ đã ngừng sản xuất tàu ngầm hạt nhân lớp “Ohio”, hiện họ đang có 14 tàu mang tên lửa đạn đạo, ngoài ra còn 4 tàu đã được cải tiến để mang tên lửa hành trình. Với sự ra đời của các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới, các tàu này có thể sẽ không tồn tại hết thời hạn phục vụ của nó là năm 2080.
Ống phóng tên lửa hành trình của tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio
Tàu ngầm mới của Mỹ sẽ được trang bị các thiết bị cực kỳ tiên tiến, với 1 lần lắp đặt thanh nhiên liệu là đủ dùng trong 50 năm nên hải quân Mỹ quyết định chỉ đóng 12 tàu. Tuy nhiên giá của loại tàu ngầm này rất đắt, đơn giá ban đầu của nó là 7-8 tỷ USD/chiếc, mặc dù đã một lần tiết giảm dự toán nhưng giá tối thiểu của nó vẫn còn ở mức 4,9-5 tỷ USD/chiếc.
Theo ANTD
Mỹ phát triển tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới nhất
Hải quân Mỹ đã quyết định triển khai chế tạo một loại tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thế hệ mới nhất.
Bộ tư lệnh các hệ thống mặt nước của Mỹ (US Naval Sea Systems Command) đã ký một hợp đồng chi phí cố định trị giá 1,849 tỷ USD (kèm theo một số điều khoản chi phí phát sinh) với công ty General Dynamics Electric Boat để phát triển một loại tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thế hệ mới nhất. Căn cứ vào điều khoản hợp đồng, công ty này sẽ cung cấp cho hải quân Mỹ phương án thiết kế và sản phẩm mẫu. Ngoài ra hợp đồng còn bao gồm điều khoản bán cho đối tác nước ngoài là hải quân Anh, chiếm khoảng 8% tổng giá trị hợp đồng.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo USS Maine (SSBN-41) lớp Ohio
Nội dung của hợp đồng bao gồm: công tác thiết kế một loại tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo nhằm thay thế loại tàu ngầm Ohio hiện đang phục vụ trong lực lượng hải quân Mỹ; tiếp tục thiết kế và phát triển khoang chứa tên lửa thông dụng (CMC) có thể sử dụng trên các loại tàu ngầm Anh/Mỹ; phát triển công nghệ cho nhà máy đóng tàu và cung cấp các linh kiện; xây dựng quy trình công nghệ; nghiên cứu khái niệm thiết kế tổng quát; phương án thiết kế với mức kinh phí có thể chấp nhận được và cuối cùng là chế tạo nguyên mẫu và lắp ráp hoàn chỉnh các trang, thiết bị.
Nếu như toàn bộ các điều khoản của hợp đồng đều được thực hiện thì tổng chi phí của hợp đồng sẽ lên đến 1,996 tỷ USD, phần lớn các hạng mục (91%) sẽ được thực hiện tại nhà máy đóng tàu Groton, 7% sẽ được thực hiện ở nhà máy đóng tàu Newport News, 2 nhà máy Seater Marina và Bath mỗi nhà máy 1%. Hợp đồng này dự kiến sẽ hoàn tất trước tháng 9 năm 2017.
Theo ANTD
Cặp song sinh cùng sinh con ngày cuối năm Hai chị em song sinh ở Mỹ cùng cho ra đời hai bé trai vào đúng ngày cuối cùng của năm 2012. Hai chị em Aimee và Ashlee Nelson bế các con trai mời chào đời tại bệnh viện. Ảnh:AAP Cặp song sinh như hai giọt nước Aimee và Ashlee Nelson, 19 tuổi, đã mặc váy giống hệt nhau từ khi còn là...