Siêu tàu ngầm chiến lược Belgorod của Nga và những đồn đoán
Với chiều dài 184m, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Belgorod của Nga là tàu ngầm dài nhất và có thể còn là tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới.
Thông tin về siêu tàu ngầm chiến lược Belgorod
Ngày 23/4/2019, tàu ngầm hạt nhân bí mật nhất của Nga – KC-329 Belgorod (KS-139 “”) – tàu ngầm duy nhất của dự án 09852 mang theo ngư lôi Poseidon, được cho là có thể lặn ở độ sâu và có vận tốc cực lớn, đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk, vùng Arkhangelsk. Sự kiện này nhanh chóng thu hút sự chú ý của các chuyên gia quốc tế.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Belgorod. Nguồn: Hisutton.com
Belgorod là sản phẩm của dự án 949A Ante (định danh NATO là Oscar II), có mã 09852, dự kiến được triển khai vào mùa hè năm nay và được kỳ vọng sẽ hoạt động ở Bắc Cực hoặc Bắc Bắc Cực – nơi các hoạt động của tàu ngầm Nga tăng gấp 10 lần trong những năm gần đây, và sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc củng cố sự hiện diện của Nga tại khu vực này.
Tàu ngầm Belgorod mang theo 8 thiết bị lặn không người lái (UUV), có thể hoạt động hàng km bên dưới những con sóng để vẽ bản đồ đáy đại dương bằng hệ thống hình ảnh sonar, tìm kiếm khoáng sản cũng như triển khai các hệ thống thiết bị ngầm ở độ sâu lớn, đồng thời có thể được triển khai để phá hoại nguồn điện biển và cáp internet.
Các tham số chính của Belgorod được coi là có “vai trò đặc biệt” hiện vẫn còn bí ẩn. Tuy vậy, theo các nguồn tin hở, Belgorod dài tới 184 m; nặng 14.700 tấn (gấp đôi tàu ngầm tấn công hạng Astute của hải quân Hoàng gia Anh); lượng giản nước 24.000 – 30.000 tấn – lớn hơn 50% so với các tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Hải quân Mỹ; thủy thủ đoàn khoảng 10 người.
So sánh kích thước tàu ngầm. Nguồn: Hisutton.com
Với thiết kế đặc biệt, Belgorod có khả năng mang theo được hai loại tàu ngầm con, gồm một tàu ngầm không người lái loại Klavesin-1R hoặc một tàu ngầm mini có người lái Đề án 18511 để tăng cường khả năng hoạt động dưới nước. Belgorod được trang bị 6 ngư lôi hạt nhân dài hơn 24 m (còn được đặt tên là Kanyon hay Status-6 – được phương Tây gọi là “vũ khí của sự phán quyết”), có tốc độ 200 km/h, tầm hoạt động 10.000 km, có thể lặn sâu 1.000 m và mang đầu đạn công suất 2 megaton (tương đương 2 triệu tấn thuốc nổ TNT) – mạnh gấp 130 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima; nếu phát nổ dưới nước, có thể tạo sóng thần cao tới 91,4 m hủy hoại và gây nhiễm xạ các thành phố ven biển.
Video đang HOT
Poseidon là vũ khí phòng thủ chiến lược, được sử dụng trong trường hợp xảy ra các cuộc tấn công hạt nhân chống lại Nga. còn Được tích hợp trí tuệ nhân tạo, rất cơ động, có thể thay đổi hướng và độ sâu dễ dàng, Poseidon có khả năng lẫ tránh các hàng rào phòng thủ dưới nước của NATO để rồi tấn công các thành phố, căn cứ hải quân hoặc tàu sân bay ở châu Âu cũng như trên bờ biển của Mỹ.
Sau các cuộc thử nghiệm chung và thử nghiệm động cơ hạt nhân, đầu năm 2021, toàn bộ tàu ngầm và hệ thống Poseidon sẽ được Hải quân Nga đưa vào sử dụng. Theo kế hoạch, chiếc Belgorod thứ 2 sẽ được hạ thủy vào năm 2020 và chính thức đi vào hoạt động năm 2022 sau khi hoàn thành các thử nghiệm cần thiết, sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh và bảo vệ lãnh hải của Nga.
Những đồn đoán về sức mạnh của Belgorod
Giữ kín các thông số kỹ – chiến thuật, Bộ Quốc phòng Nga không đưa ra bình luận về thiết kế và nhiệm vụ của Belgorod; trong ngày chính thức hạ thủy, báo giới không được phép tiếp cận phần thân chính của con tàu, mà chỉ được phép chụp ảnh phần đuôi “độc đáo” với hai chân vịt khổng lồ được phủ bạt để bảo mật thông tin.
Tàu ngầm không người lái Harpsichord-2P-PM (-2-). Nguồn: Hisutton.com
Được biết, Lễ đặt thép cho Belgorod đã diễn ra vào tháng 12/2012. Theo truyền thông Nga, Belgorod là tàu ngầm hạt nhân phục vụ nghiên cứu, chuyên chở thiết bị lặn hoạt động độc lập và không độc lập; khách hàng đặt mua là cơ quan nghiên cứu đáy biển (GUGI) thuộc Bộ Quốc phòng Nga. Chiếc tàu ngầm nguyên tử siêu lớn này sẽ đảm bảo công tác triển khai hệ thống kiểm soát đáy biển toàn cầu mà quân đội Nga dự định xây dựng dưới vùng biển Bắc Cực.
Chương trình này thường xuyên được đại diện hải quân Nga né tránh trả lời trực tiếp theo kiểu “theo một vài dữ liệu”, “có cơ sở để phỏng đoán”, “nhiều khả năng”… chứ không đưa ra bất cứ khẳng định nào. Điều đó cho thấy Belgorod cũng như một chiếc khác có tên gọi Khabarovsk, thuộc Dự án 09852, được đóng tại Severodvinsk là những tàu ngầm được giữ bí mật nhất của Hải quân Nga.
Nghi ngờ ngay lập tức xuất hiện khi GUGI không hề tỏ ra quan tâm tới các tàu ngầm này, chẳng có một đại diện nào của cơ quan này tham dự Lễ đặt thép cho cả hai con tàu nói trên. Mọi việc chỉ sáng tỏ sau khi truyền hình Nga “vô tình” đăng tải bức ảnh ghi rõ chức năng của tàu ngầm hạt nhân siêu lớn Belgorod trong một phóng sự – được thiết kế dành riêng cho ngư lôi Poseidon.
Tiến sĩ Kaushal tin rằng hạm đội các thiết bị không người lái sẽ là yếu tố chiến lược cửa Tổng thống Putin; các ngư lôi Poseidon của nó có thể được sử dụng như một biện pháp hữu hiệu để tấn công các tàu sân bay trong thời chiến. Với ngư lôi Poseidon, Belgorod có thể đảm nhiệm cả hai vai trò vừa tung được đòn tấn công mặt đất lại vừa hủy diệt được cả nhóm tàu sân bay đối phương.
Mặc dù đã được xác định là phục vụ mục đích chiến đấu, chức năng cụ thể của Belgorod là tàu ngầm chiến lược hay tàu ngầm tấn công vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có một điểm đáng chú ý, các chỉ huy của siêu tàu ngầm Belgorod sẽ báo cáo tình hình trực tiếp với Tổng thống Putin thay vì các chỉ huy hải quân hàng đầu của nước này. Điều này khiến Belgorod trở thành một cơ quan tình báo ngầm dưới biển thay vì là một tàu ngầm thông thường.
Chương trình tàu ngầm Belgorod được Nga đề cập đến từ năm 2012 nhưng quá trình đóng tàu bị dừng lại do thiếu kinh phí thời hậu Xô Viết. Tư lệnh Hải quân Nga khi đó tiết lộ, Belgorod không phải là tàu chiến đấu mà sẽ chuyển thành tàu ngầm trinh sát. Nhưng sau đó, Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện các vấn đề địa chính trị Nga lại cho rằng, Belgorod sẽ được trang bị vũ khí tầm xa và được dùng để chọc thủng hệ thống Phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân từ lâu đã được coi là cú đấm thép mà các siêu cường quân sự theo đuổi. Năng lực tác chiến của loại vũ khí này luôn khiến các đối thủ phải dè chừng. Belgorod không phải là tàu ngầm tấn công cũng không phải là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, mà sẽ là tàu mẹ cho các tàu ngầm khác mà một trong các nhiệm vụ chính được cho là phục vụ mạng lưới phát hiện tàu ngầm Harmony () – hệ thống phát hiện và cảnh báo các lực lượng tàu ngầm đối phương đi qua các khu vực trọng yếu.
Truyền thông Nga cho rằng Belgorod sẽ chỉ là “thiết bị nghiên cứu đáy biển” với khả năng mang theo các loại phương tiện thăm dò. Tuy nhiên với việc mang theo được tới 24 tên lửa P-700 và tới 6 ngư lôi Poseidon, chắc chắn loại tàu ngầm này sẽ không chỉ có nhiệm vụ thăm dò. Có thể khẳng định, ngoài nhiệm vụ chính là “nghiên cứu đáy biển”, Belgorod còn có khả năng được sử dụng như một loạt các vũ khí cực kỳ nguy hiểm của Hải quân Nga. Câu hỏi đặt ra là khi nào thì “nhiệm vụ phụ – làm tàu ngầm chiến đấu” của Belgorod được kích hoạt?./.
Theo DNVN
Nghi án tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga bị ngư lôi Mk 48 Mỹ đánh chìm
Sau gần 20 năm kể từ ngày xảy ra thảm họa, nguyên nhân thực sự khiến chiếc tàu ngầm nguyên tử Kursk của Hải quân Nga phát nổ dưới đáy biển Barents vẫn nằm trong vòng bí ẩn.
Trong một cuộc tập trận trên biển Barent diễn ra vào ngày 12/8/2000, tàu ngầm tấn công hạt nhân Kursk của Hải quân Nga bất ngờ biến mất, kéo theo toàn bộ 118 thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy trên tàu xuống đáy biển sâu.
Được biết, chiếc Kursk (K-141) là tàu ngầm tấn công hạt nhân thuộc lớp Oscar II. Đây là lớp tàu ngầm biểu trưng cho sức mạnh của Hải quân Nga sau Chiến tranh Lạnh. Tàu K-141 mới hạ thủy năm 1994 và chính thức phục vụ được khoảng 6 năm trước khi xảy ra tai nạn.
Theo thông báo, tàu ngầm Kusrk có biên chế tác chiến đầy đủ là 130 người. Tại thời điểm xảy ra tai nạn, trên tàu có 118 thủy thủ và sĩ quan. Thuyền trưởng của tàu khi đó là Đại tá Gennady Lyachin còn phần lớn thủy thủ đoàn đều ở độ tuổi dưới 30 và chưa lập gia đình.
Ở thời điểm xảy ra tai nạn, rung động thủy âm đã được phía Na Uy ghi lại. Giới chức quân sự Nga cho rằng nhiên liệu hydrogen của một quả ngư lôi đã bị rò rỉ dẫn tới việc bén lửa, làm nổ tung toàn bộ khoang ngư lôi ở mũi tàu với hai vụ nổ liên tiếp, đương lượng nổ ước tính tương đương 6 tấn TNT.
Tàu ngầm nguyên tử Kursk (K-141) sau khi được trục vớt
Vụ nổ khiến tàu ngầm Kursk ngay lập tức chìm xuống độ sâu hàng trăm mét dưới đáy biển. Một số thủy thủ vẫn sống sót sau nhưng bị mắc kẹt bên trong tàu và sau đó đã chết ngạt do thiếu oxy. Nhiều chuyên gia cho rằng, có thể đã cứu sống được những thủy thủ này nếu phía Nga có khả năng ứng cứu tốt hơn thay vì phải kêu gọi sự giúp đỡ từ nước ngoài.
Tới tháng 10/2001, tàu ngầm Kursk mới được trục vớt và đưa về cảng. Một lần nữa sự yếu kém của Nga lại được thể hiện khi toàn bộ quá trình do phía Hà Lan đảm nhiệm. Nga không đủ trình độ cũng như không có thiết bị để trục vớt một tàu ngầm khổng lồ như K-141.
Nhiều giả thiết về vụ tai nạn cũng được đặt ra, một trong số đó là tàu ngầm Kursk bị dính thủy lôi từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai còn sót lại ở vùng biển này.
Tuy nhiên cáo buộc đáng quan tâm nhất lại là tàu ngầm Kursk trúng ngư lôi phóng đi từ một tàu ngầm Mỹ hoạt động trong khu vực, tuy nhiên Nga - Mỹ đã đàm phán để giữ kín bí mật này.
Lỗ thủng đáng ngờ trên thân tàu ngầm nguyên tử Kursk
Nghi vấn trên càng trở nên rõ nét khi xác tàu ngầm Kursk được trục vớt vào năm 2001 đã cho thấy trên thân tàu có một vết lõm bất thường hướng vào trong.
Chuyên gia Maurice Stradling sau khi phân tích bức ảnh đã cho rằng: "Lỗ hổng này là bằng chứng rõ ràng nhất của cuộc tấn công bằng ngư lôi Mk 48. Loại ngư lôi này có khả năng xuyên qua vỏ thép của tàu ngầm, thông qua một cơ chế đặc biệt nằm ở phần mũi quả ngư lôi có thể đốt cháy và làm tan chảy kim loại".
Mặc dù phải chịu nhiều áp lực nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã từ chối bình luận về ý kiến của ông Maurice Stradling, bí mật thực sự của tàu ngầm Kursk có lẽ phải rất lâu nữa hoặc không bao giờ được giải mã.
Theo DNVN
Nga sẽ đóng 12 chiến hạm mang tên lửa siêu vượt âm Tàu hộ vệ Đề án 22350M có thể trang bị 48 tên lửa Zircon, chiếc đầu tiên dự kiến biên chế cho hải quân Nga vào năm 2027. "Kế hoạch chế tạo loạt tàu hộ vệ có lượng giãn nước 7.000 tấn, mang được 48 tên lửa đa năng Kalibr, tên lửa diệt hạm siêu âm Oniks và siêu vượt âm Zircon sẽ...