Siêu tàu Hải cảnh: Công cụ bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông
Không một nước nào bảo kê cho tàu cá đánh bắt trái phép như Trung Quốc và tàu Hải cảnh CCG3210 chính là công cụ đặc biệt hiếu chiến ở Biển Đông.
Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc hùng hậu hơn so với hầu hết các lực lượng tuần duyên trên toàn thế giới. Lực lượng này có một con tàu đặc biệt hiếu chiến mang tên tàu Hải cảnh 3210 (CCG3210), một con tàu trước đây gọi là Ngư chính 310.
Tàu Ngư chính 310 (tiền thân của CCG3210) đối đầu với tàu Hải quân Philippines ở bãi cạn Scarborough. Ảnh wordpress.com
Tàu CCG3210 đặc biệt hiếu chiến ở Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ diện tích vùng biển này.
Mới đây, trong tháng 5/2016, Indonesia đã phải sử dụng tàu khu trục Oswald Siahaan-354 để chặn bắt tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Indonesia gần quần đảo Natuna.
Một trong những lý do mà Indonesia phải triển khai tàu khu trục trang bị vũ khí hạng nặng ở Biển Đông để đối phó tàu cá là những lần đối mặt với CCG3210, một tàu Hải cảnh Trung Quốc 2.580 tấn trang bị súng máy, pháo cỡ nhỏ và hệ thống gây nhiễu thông tin.
Được đóng trong năm 2010, tàu Ngư chính 310 (sau này đổi tên thành CCG3210) đã hộ tống một đội tàu đánh cá đối đầu với Hải quân Philippines trong tranh chấp bãi cạn Scarborough trên Biển Đông trong năm 2012. Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu.
Hồi tháng 3/2013, tàu tuần tra Hiu Macan 001 của Indonesia chặn bắt một tàu cá Trung Quốc ở vùng biển của nước này, cách quần đảo Natuna khoảng 200 km về phía tây bắc.
Tàu đánh cá Trung Quốc đã hoạt động trái phép trong vùng biển của Indonesia. Vì vậy, tàu tuần tra Hiu Macan 001 bắt giữ thủy thủ đoàn và đưa về Indonesia. Thật kỳ lạ, một tàu nghiên cứu Trung Quốc xuất hiện và bám theo tàu tuần tra Hiu Macan 001.
Video đang HOT
Vài giờ sau, một tàu Trung Quốc lớn hơn nhiều được điều đến và đó chính là tàu Hải cảnh CCG3210.
Tàu Hải cảnh CCG 3210 phát tín hiệu cho tàu khăn tuần tra Hiu Macan 001 và yêu cầu trao trả các ngư dân Trung Quốc. Thuyền trưởng tàu Hiu Macan 001 sau đó phát hiện ra rằng thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh trên tàu tuần tra không còn hoạt động. Bị một tàu Trung Quốc lớn gấp bội đe dọa và không thể liên lạc với cấp trên, thuyền trưởng tàu Hiu Macan 001 đành phải tuân thủ đòi hỏi của tàu Hải cảnh CCG3210.
Thiết bị thông tin liên lạc trên tàu tuần tra Hiu Macan 001 đã hoạt động trở lại sau khi tàu Hải cảnh CCG 3210 bỏ đi … với thủy thủ đoàn tàu cá Trung Quốc.
Chưa đầy ba năm sau, con tàu hay gây gổ CCG3210 này đã tham gia một cuộc đối đầu bạo lực.
Hồi tháng 3/2016, một tàu tuần tra Indonesia bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc Kway Fey đánh bắt chỉ cách quần đảo Natuna có 3 hải lý. Trong khi đó, Liên Hợp Quốc qui định vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở ven biển.
Cũng như trước đây, phía Indonesia bắt giữ thủy thủ đoàn của tàu cá Kway Fey và đưa lên tàu tuần tra và kéo theo tàu cá Kway Fey bị bắt. Trên đường kéo tàu Kway Fey về căn cứ, tàu tuần tra Indonesia bị hai tàu Hải cảnh Trung Quốc chặn lại, trong đó có một tàu rất giống Hải cảnh CCG 3210.
Tạp chí The Diplomat viết: “So sánh hình ảnh bên ngoài của con tàu Hải cảnh lớn với những tàu hoạt động của Chi nhánh Cảnh sát Biển Đông của Trung Quốc cho thấy đó chính là CCG3210″.
Con tàu giống CCG3210 sau đó đã giải thoát tàu cá Kway Fey. Về vụ này, Bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti nói: “Chúng tôi muốn tránh một sự cố nghiêm trọng hơn nhiều, vì vậy chúng tôi quyết định chỉ bắt giữ 8 thủy thủ. Con tàu đã bị giải thoát nhưng chúng tôi giam giữ 8 thủy thủ để điều tra vụ việc này”.
Bắc Kinh tuyên bố rằng các vùng biển xung quanh quần đảo Natuna là một phần của “một ngư trường truyền thống của Trung Quốc”.
Hành động của Indonesia diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Natuna, chồng chéo với cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” phi lý mà người Trung Quốc tự vẽ trong thế kỷ 20, trái với luật pháp quốc tế.
Không một quốc gia nào ngang nhiên “bảo kê” cho tàu cá đánh bắt trái phép ở vùng biển của nước khác như Trung Quốc và tàu Hải cảnh CCG3210 đã làm điều đó ở những nơi cách xa Trung Quốc đại lục hàng nghìn cây số.
Chính vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên, khi Indonesia phải đem tàu khu trục bảo vệ ngư trường của nước này.
Minh Châu (The National Interest)
Theo_Kiến Thức
Indonesia sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc
Indonesia sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc phản đối Trung Quốc đánh bắt cá trái phép khu vực quần đảo Natuna.
Ngày 20-3, Bộ trưởng Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia bà Susi Pudjiastuti cho biết sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Indonesia.
Cuộc triệu tập sẽ xoay quanh cuộc đối đầu giữa lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc và Indonesia chiều 19-3. Vụ việc xảy ra khi lực lượng Indonesia đang cố gắng bắt giữ một tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Indonesia.
Địa điểm xảy ra sự việc chỉ cách quần đảo Natuna của Indonesia chỉ 4,34km, trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Bà Susi cho biết tàu cá Kway Fey 10078 của Trung Quốc thời điểm đó đang đánh bắt cá trái phép trong vùng biển gần quần đảo Natuna của Indonesia. Tàu này đã quay đầu chạy về hướng biển Đông khi bị phía Indonesia phát hiện và truy đuổi.
Tàu Indonesia chở ba quan chức Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia đuổi theo và bắt được tám thủy thủ trên tàu cá Kway Fey 10078. Tuy nhiên sau đó một tàu hải cảnh Trung Quốc đã can thiệp và kéo tàu cá Kway Fey 10078 về biển Đông.
"Chúng tôi sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc để bàn về vấn đề này. Indonesia tôn trọng Trung Quốc nhưng phải duy trì chủ quyền của mình." - Báo Jakarta Post (Indonesia) dẫn lời bà Susi.
"Indonesia muốn tránh các sự cố nghiêm trọng hơn sau này. Đó là lý do tại sao Indonesia chỉ bắt 8 thủy thủ và để cho phía Trung Quốc kéo tàu cá đi." Bà Susi cho biết 8 thủy thủ này đang bị thẩm vấn.
Tàu FV Viking mang cờ Nigeria bị Indonesia đánh chìm vì đánh bắt cá trái phép ở quần đảo Bangka-Belitung ngày 14-3. (Ảnh: KATADATA)
Tối 20-3, đại sứ quán Trung Quốc tại Indonesia lại ngang nhiên ra tuyên bố cho rằng xảy ra trong "vùng biển đánh bắt cá truyền thống" của Trung Quốc.
"Tàu cá Trung Quốc đang hoạt động bình thường thì bị tàu vũ trang Indonesia truy đuổi. Trung Quốc hy vọng phía Indonesia xử lý hợp lý vấn đề này, cân nhắc đến quan hệ song phương hai nước", phía Trung Quốc khẳng định.
Quần đảo Natuna của Indonesia cũng bị "gom" vào trong phạm vi "đường lưỡi bò", đi ngược lại với luật pháp quốc tế, mà Trung Quốc công bố chính thức vào năm 2009.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Chiến hạm Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc Tàu chiến Indonesia đã bắt một tàu Trung Quốc bị tình nghi đánh bắt trái phép trong vùng biển xung quanh quần đảo Natuna hồi cuối tuần qua. Tàu chiến Indonesia đã bắt một tàu Trung Quốc bị tình nghi đánh bắt trái phép trong vùng biển xung quanh quần đảo Natuna hồi cuối tuần qua. Quân đội Indonesia ngày 29/5 thông báo,...