Siêu tăng mới của Nga mà phương Tây nên dè chừng
Giới phân tích Mỹ cho rằng, Armata là siêu tăng thế hệ 3 duy nhất đến thời điểm hiện tại và có hỏa lực cực mạnh, áo giáp siêu bền, khiến các xe tăng của phương Tây phải kiêng nể.
Armata là siêu tăng thế hệ 3 đầu tiên trên thế giới. Ảnh chụp màn hình: Youtube
Xe tăng thế hệ 3 đầu tiên
Tạp chí Diplomat đưa tin, Nga sẽ trưng bày xe tăng mới nhất của nước này tronglễ diễu binh kỷ niệm Chiến tranh Vệ quốc vào ngày 9/5. T-14 Armata là loại xetăng chiến đấu chủ lực thế hệ 3 đầu tiên trên thế giới. Nhà sản xuất đã chuyển giao 20 chiếc cho quân đội Nga để huấn luyện.
Đến năm 2020, Uralvagonzavod (UVZ), nhà sản xuất xe tăng lớn nhất thế giới, có kế hoạch xuất xưởng 2.300 chiếc. Theo một số nguồn tin, UVZ sẽ sản xuất trung bình 500 xe mỗi năm bắt đầu từ năm 2017. Theo kế hoạch năm 2015, lực lượng tăng thiết giáp Nga sẽ nhận được khoảng 32 xe tăng T-14.
Quân đội Nga dự định thay thế khoảng 70% quân đoàn xe tăng T-72 và T-90 bằng siêu tăng mới. Nga sẽ sử dụng khung gầm từ dự án Armata làm nền tảng phát triển cho 13 loại xe thiết giáp khác nhau.
Theo Văn phòng Nghiên cứu Quân sự Nước ngoài (FSMO) có trụ sở tại Fort Leavenworth, Mỹ, vũ khí chính của xe tăng là pháo nòng trơn 2A82 125 mm. Pháo có khả năng bắn các loại đạn xuyên giáp mạnh như: Đạn xuyên giáp động năng sử dụng thanh xuyên có định hình, đạn nổ mạnh, bắn tên lửa chống tăng qua nòng và nhiều loại đạn khác.
Pháo 2A82 có sức mạnh lớn hơn so với pháo Rheinmetall 120 mm trên xe tăng Leopard-2 của Đức. Xe tăng T-14 có khả năng nạp đạn tự động và hệ thống nhắm mục tiêu bằng máy tính hiện đại.
Văn phòngcho biết thêm, T-14 được trang bị hệ thống treo có thể điều chỉnh theo địa hình giúp xe di chuyển linh hoạt hơn ở các khu vực ghồ ghề. Hệ thống treo còn giúp ê kíp vận hành đỡ mệt mỏi, vừa hỗ trợ cho hệ thống điều khiển hỏa lực nhắm mục tiêu chính xác hơn trong khi đang di chuyển.
Video đang HOT
So với xe tăng cũ, T-14 an toàn, không gian bên trong rộng rãi hơn. Ê kíp vận hành ngồi trong khoang bọc thép chắc chắn. Theo RT, vũ khí phụ của siêu tăng gồm 1 pháo 30 mm dùng đối phó với các mục tiêu đường không tầm thấp. Ngoài ra, tháp pháo còn có 1 súng máy 12,7 mm có khả năng bắn hạ tên lửa chống tăng.
Sự khác biệt
Các nhà thiết kế Nga đã tạo ra bước đột phá trong thiết kế xe tăng T-14, nó là một vũ khí không có đối thủ ở phương Tây. Ảnh: Sina
Hệ thống phòng vệ chủ động (APS) là điểm đặc biệt đầu tiên trên xe tăng T-14. Đây là một hệ thống phòng vệ có khả năng vô hiệu hóa tất cả các loại vũ khí chống tăng. Báo cáo của FMSO về T-14 từng viết: “Hệ thốngphòng vệ đảm bảocho xe tăng trước mọi đợt tấn công ngay cả từ trên không. Vì vậy, thậm chí trực thăng tấn công hiện đại như Apache cũng có rất ít cơ hội để tiêu diệt nó”.
Hệ thống hoạt động dọc theo tháp pháo ở nhiều cấp độ khác nhau, đảm bảo phòng vệ đầy đủ nhất các khu vực quan trọng của xe tăng. Ngoài ra, vị trí ê kíp vận hành bố trí ở một khu vực rất đặc biệt. T-14 sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa độc đáo.
Ê kíp 3 người điều khiển xe trong một khoang phía trước. Theo các chuyên gia quân sự, phần thân phía trước vốn rất dày với nhiều lớp giáp bảo vệ kết hợp. Khu vực này có thể chịu được đợt tấn công trực diện của bất kỳ vũ khí chống tăng nào đang có.
Nhận xét về Armata, Tạp chí Der Stern từng viết, xe tăng Leopard-2 của Đức và M1 Abrams của Mỹ đã phát triển cách đây 35 năm, các phiên bản hiện tại của chúng có nhiều cải tiến nhưng đặc tính cơ bản không khác so với bản gốc. Trong khi đó, Armata là một mẫu xe tăng phát triển mới hoàn toàn kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
FMSO nhấn mạnh thêm, để ca ngợi tính thực tế trong thiết kế và đột phá trong công nghệ sản xuất xe tăng của Nga là còn khá sớm nhưng việc xếp hạng là cần thiết. Bởi, thiết kế và sản xuất một chiếc xe tăng hoàn toàn mới khó hơn nhiều so với một chiếc máy bay.
Máy bay chiến đấu thế hệ 5 đã đi vào hoạt động, nhưng chỉ có xe tăng thế hệ 2 trong biên chế quân đội các nước trên thế giới. Vì vậy, Armata sẽ là series xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 3 đầu tiên trên thế giới.
Theo_Zing News
Sức mạnh vượt trội của xe tăng Armata Nga
Nhờ hệ thống phòng thủ chủ động Afganit với khả năng chặn đứng nhiều loại hỏa lực, xe tăng Armata của Nga có thể sống sót trước cả những đợt không kích từ máy bay trực thăng chiến đấu Apache.
Đồ họa: Business Insider
Armata là một dự án chế tạo xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) của Nga. Mẫu xe tăng này được phát triển từ năm 2011.Quân đội Nga lần đầu giới thiệu mô hình Armata vào năm 2013. Phiên bản thử nghiệm được trình làng năm 2014. Dự kiến trong năm nay, 12 chiếc đầu tiên sẽ xuất xưởng nhưng chỉ nhằm phục vụ nghi lễ diễu hành kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít ở Moscow. Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Interfax, những chiếc xe tăng Armata với đầy đủ tính năng sẽ được bàn giao hàng loạt từ năm 2017 đến 2018.
Theo trang thông tin quân sự Military-today, Armata sẽ là con át chủ bài thay thế các mẫu xe tăng T-72, T-80 và T-90 đã lỗi thời của Nga. Một chiếc Armata điển hình dự kiến do một đội hai người điều khiển. Nếu thông tin này chính xác thì Armata sẽ là chiếc MBT với đội lái ít thành viên nhất tính đến nay.
Các loại xe tăng cũ của Nga thường do đội ba người vận hành, trong khi hầu hết những mẫu của châu Âu cần tới 4 người. Việc giảm số thành viên trong đội giúp thu nhỏ kích cỡ và tăng cường khả năng bảo vệ của xe. Đội lái nhiều khả năng được bố trí ngồi trong một khoang bọc thép, tách biệt hoàn toàn với hệ thống nạp tự động cũng như kho đạn dược.
Một số báo cáo cho biết Armata sử dụng các loại vũ khí được phát triển mới, làm từ thép, sứ và vật liệu composite. Armata có thể được lắp đặt lớp giáp chống nổ (ERA) Malakhit nhằm đối phó các loại đạn phá giáp. Armata cũng có cơ chế chống các tác nhân hóa học, sinh học, hạt nhân và hệ thống chống cháy tự động.
Hỏa lực của Armata được nâng cao bằng súng nòng trơn 2A82 125 mm, gắn trên tháp pháo không người lái. Ngoài ra, Armata còn có thể khai hỏa tên lửa dẫn đường chống tăng. Với cự ly 5km, Armata đủ sức bắn hạ những loại máy bay trực thăng tầm thấp.
Armata được vận hành nhờ động cơ diesel tăng áp A-85 1.500 mã lực. Thế hệ động cơ mới này mạnh hơn nhiều so với loại động cơ xe tăng nhỏ gọn trước đây do Nga sản xuất.
Theo Business Insider, một trong những công nghệ quan trọng nhất của Armata là chế độ phòng vệ chủ động Afganit, dùng radar để phát hiện các loại đạn như đạn súng phóng lựu hay tên lửa. Khi hỏa lực đối phương tiếp cận, hệ thống lập tức kích hoạt tên lửa đánh chặn, tiêu diệt đầu đạn, đảm bảo an toàn cho xe tăng.
Nhật báo Rossiyskaya Gazeta của Nga khẳng định hệ thống này trên lý thuyết có thể giúp Armata sống sót trước các đợt không kích của máy bay trực thăng Apache. Tuy nhiên, theo Văn phòng Nghiên cứu Quân sự nước ngoài thuộc Quân đội Mỹ, hệ thống Afganit chỉ có thể bảo vệ Armata khỏi các loại "lựu đạn, tên lửa chống tăng và đạn pháo hạng nhẹ".
Xe tăng Armata được trang bị cả hệ thống chống mìn cùng hàng loạt camera độ phân giải cao, cho phép người điều khiển quan sát toàn bộ các hướng xung quanh thân xe.
Đặc biệt, phần khung của Armata được thiết kế nhằm hỗ trợ nhiều khí tài quân sự khác nhau như một số loại súng phun lửa, pháo tự hành, xe lội nước, xe tiếp viện.
Việc sử dụng một loại khung xe có khả năng tương thích với nhiều loại phương tiện sẽ giúp Nga cắt giảm chi phí, từ đó đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa quân đội. Hoạt động hậu cần sẽ trở nên hiệu quả hơn do quân đội Nga không cần quá nhiều linh kiện, phụ tùng để vận hành các xe thiết giáp.
Tạp chí Stern của Đức bình luận "Armata sẽ là một khí tài quân sự nổi bật trong ngành công nghiệp chế tạo xe tăng Nga bằng sự cơ động cũng như tốc độ của nó".
Hình ảnh mô phỏng một chiếc xe tăng Armata. Ảnh: Youtube
Vũ Hoàng
Theo VNE
Báo Nga: "Quyền lực lịch sự" - học thuyết chính trị đối ngoại mới của Moscow Hôi năm ngoai, trong nền chính trị thế giới đa xảy ra nhưng sự kiện làm thay đổi toàn bộ cấu hình của cac mối quan hệ quốc tế. Nêu noi vê các hướng chính trong chính sách đối ngoại của Nga, thi đo la sự tăng cường của BRICS, biên nhom G-20 thanh G-30 băng cach mơi các nước lớn nhất không...