Siêu tăng Leopard 2A7 đầu tiên chuyển giao cho Quân đội Đức
Quân đội Đức đã chính thức làm lễ tiếp nhận xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến Leopard 2A7 vào biên chế.
Jane’s Defence Weekly đưa tin, Krauss-Maffei Wegmann đã bàn giao cho quân đội Đức siêu tăng Leopard 2A7. Lễ bàn giao đã được tổ chức vào ngày 10/12 với sự chứng kiến của Trung tướng Rainer Korff, Tư lệnh lục quân Đức tại một căn cứ ở Munich.
Leopard 2A7 là một biến thể phát triển nâng cấp từ Leopard 2A6 thông qua các kinh nghiệm tích lũy từ hoạt động của xe tăng Leopard 2 của Canada, Đan Mạch triển khai ở Afghanistan. Quân đội Đức đã đặt hàng tổng cộng 20 chiếc Leopard 2A7. Những chiếc xe tăng cuối cùng của hợp đồng sẽ được chuyển giao cho tiểu đoàn xe tăng 203 đang hoạt động 44 chiếc Leopard 2A6.
Quân đội Đức đã chính thức tiếp nhận siêu tăng Leopard 2A7.
Tướng Korff nói: “Đây là một ngày có ý nghĩa với quân đội Đức, chúng tôi rất hài lòng với xe tăng Leopard 2A7″. Lô 20 chiếc Leopard 2A7 là một nâng cấp từ Leopard 2A6 của quân đội Hoàng gia Hà Lan do Canada cung cấp nhằm bù vào số xe tăng Leopard 2A6M lấy từ quân đội Đức đưa đến hoạt động tại Afghanistan.
Sự hỗ trợ kinh phí này sẽ cho phép quân đội Đức hoàn tất quá trình nâng cấp những chiếc Leopard 2A6 lên chuẩn Leopard 2A7. Mẫu tăng này giữ lại pháo chính nòng trơn L55 120 mm như trên 2A6. Nó sử dụng một loại đạn xuyên giáp động năng mới APFSDF-T có khả năng thâm nhập giáp tốt hơn.
Video đang HOT
Leopard 2A7 sản xuất loạt không có trạm vũ khí điều khiển từ xa do thiếu kinh phí.
Người ta trang bị cho siêu tăng Leopard 2A7 loại giáp thụ động thế hệ mới cho phép bảo vệ toàn diện trước các loại vũ khí chống tăng cá nhân. Một thay đổi quan trọng là nó được trang bị thêm một đơn vị năng lượng phụ trợ cho phép các hệ thống con hoạt động khi động cơ chính ngừng hoạt động.
Leopard 2A7 có hệ thống điều khiển hỏa lực mới tối tân hơn cho phép tác chiến hiệu quả hơn. Chỉ huy xe tăng sử dụng hệ thống quan sát toàn cảnh kèm theo hệ thống quan sát ảnh nhiệt thế hệ 3, máy đo khoảng cách laser. Pháo thủ có hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu ảnh nhiệt thế hệ 3.
Tuy nhiên, so với mẫu thử nghiệm, Leopard 2A7 sản xuất loạt có một thay đổi nhỏ. Theo đó, trạm vũ khí điều khiển từ xa lắp súng máy hạng nặng 12,7 mm không được trang bị do thiếu kinh phí.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Tiêm kích rẻ tiền JF-17 Trung Quốc có khách thứ 2
Không quân Nigeria sẽ trở thành khách hàng thứ 2 của tiêm kích JF-17 hợp tác sản xuất giữa Trung Quốc và Pakistan.
Jane's Defence Weekly dẫn nguồn tin Không quân Nigeria cho biết, họ đang có kế hoạch mua 1 hoặc 2 phi đội tiêm kích JF-17 Thunder hợp tác sản xuất giữa Trung Quốc và Pakistan. Các bên liên quan đang chuẩn bị ký một hợp đồng mua bán từ 25-40 chiếc JF-17. Các chi tiết khác của giao dịch không được tiết lộ.
Không quân Nigeria bắt đầu bày tỏ sự quan tâm đến việc mua tiêm kích JF-17 sau chuyến thăm của Tư lệnh Không quân tướng Adesoly Nunayona Amos tới Pakistan. Trong chuyến thăm này, ông đã tham quan dây chuyền lắp ráp tiêm kích JF-17 tại nhà máy thuộc Tổ hợp Hàng không Không gian Pakistan (PAC).
Nigeria sẽ trở thành khách hàng thứ 2 của tiêm kích JF-17.
Đến nay, liên doanh giữa Trung Quốc-Pakistan đã sản xuất được hơn 50 chiếc JF-17 block I, biến thể dành cho Không quân Pakistan. Liên doanh này đang lắp ráp đợt thứ 2 50 chiếc JF-17 Block II.
Trong tháng 5/2012, Tổng công ty xuất nhập khẩu công nghệ hàng không vũ trụ quốc gia Trung Quốc(CATIC) đã thông báo rằng, trong những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu của JF-17 có thể đạt con số 300 chiếc.
Trong số các khách hàng tiềm năng gồm có, Cộng hòa dân chủ Congo, Nigeria, Sri Lanka, Sudan, Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ và Serbia. Trong khi đó, phát biểu trong ngày 20/11/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan ông Khawaja Muhammad Asif nói rằng: "Islamabad và Moscow đã ký một thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự. Thỏa thuận này sẽ cho phép Pakistan mua động cơ phản lực RD-93 trực tiếp từ Nga mà không phải thông qua Trung Quốc".
Với thỏa thuận mới này, Pakistan có thể chủ động hơn trong việc nâng cao sản lượng lắp ráp chiến đấu cơ JF-17 mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào động cơ RD-93 Trung Quốc nhập khẩu từ Nga rồi bán lại cho Pakistan. Nếu thỏa thuận mua bán JF-17 với Nigeria được ký kết, Pakistan đã đặt một chân vào thị phần xuất khẩu chiến đấu cơ béo bở của thế giới.
JF-17 (Trung Quốc gọi là FC-1 Kiêu Long) được xem là một trong những máy bay tiêm kích đa năng hiện đại rẻ nhất thế giới (đơn giá JF-17 Block 1 chỉ là 15-20 triệu USD) trong khi lại sở hữu tính năng tiên tiến không thua kém nhiều tiêm kích đa năng hạng nhẹ MiG-29, F-16 của Nga, Mỹ.
Máy bay sử dụng động cơ tuốc bin phản lực Klimov RD-93 (Nga) cho tốc độ tối đa 2.205km/h, bán kính chiến đấu đạt tới 1.352km.
JF-17 trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ treo trên 7 giá (tổng cộng 5 tấn) gồm các loại tên lửa không đối không, không đối đất, bom dẫn đường, rocket của cả Trung Quốc, Mỹ và Pakistan.
Hệ thống điện tử hội tụ đủ các tính năng máy bay thế hệ 4 ví dụ như buồng lái kính tích hợp thiết bị trinh sát đêm, mũ bay có hệ thống hiển thị mục tiêu, radar điều khiển hỏa lực mạnh mẽ, bảng điều khiển buồng lái hiển thị thông tin bằng các màn hình LCD màu...
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Khám phá cầu di động của quân đội các nước Xe bắc cầu bọc thép là phương tiện cơ giới không thể thiếu giúp quân đội các nước vượt hầm hào, công sự, khe suối trong các chiến dịch. PTA 2 là loại xe bắc cầu bọc thép do công ty CNIM phát triển cho quân đội Pháp. Hợp đồng được ký kết giữa quân đội và nhà sản xuất CNIM vào năm...