Siêu tăng K2 Hàn Quốc xuất hiện trên biên giới Triều Tiên
Hồi tháng 5/2016, quân đội Hàn Quốc đã thông qua kế hoạch điều thêm 100 xe tăng K2 Black Panther (Báo đen) tới biên giới liên Triều để tăng cường hệ thống phòng thủ của nước này nhằm đối phó với Triều Tiên.
Siêu tăng K2 Hàn Quốc xuất hiện trên biên giới Triều Tiên
Theo hãng tin Yonhap News ngày 12/5, Bộ tổng tham mưu liên quân Hàn Quốc đã đệ trình yêu cầu cần thêm ít nhất 100 xe tăng K2 và Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang tiến hành phê chuẩn đề xuất này.
K2 là xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Hàn Quốc, được sản xuất từ năm 2013. Loại xe tăng này đã được triển khai tới các khu vực chiến tuyến bắt đầu từ năm 2014. Tổng số xe tăng K2 đã và đang được quân đội Hàn Quốc triển khai là 206 chiếc.
K2 Black Panther là xe tăng chiến đấu chủ lực phát triển từ chương trình XK2. Quá trình phát triển K2 bắt đầu từ năm 1995, nguyên mẫu đầu tiên được tiết lộ vào năm 2007. Nhà thầu chính là tập đoàn Hyundai Rotem, hãng này đưa K2 vào sản xuất từ năm 2009. Dự kiến quân đội Hàn Quốc sẽ mua khoảng 300 chiếc K2.
Black Panther có thiết kế phần khung gầm tương tự xe tăng M1 Abrams của Mỹ. Thiết kế tháp pháo của K2 tương đối lạ và chưa từng thấy trên các xe tăng trước đó.
Các chuyên gia quân sự đánh giá, khả năng bảo vệ của xe tăng K2 tương đương với xe tăng M1A2 của Mỹ. Tính năng của Black Panther vượt trội so với các loại xe tăng hiện đại nhất đang có mặt tại khu vực châu Á.
Vũ khí chủ lực của K2 là pháo chính nòng trơn L55 120 mm, pháo này được sản xuất tại Hàn Quốc theo giấy phép từ Đức. L55 là loại pháo tăng tốt nhất thế giới hiện nay. Vũ khí phụ gồm súng máy đồng trục 7,62 mm gắn bên trái pháo chính, một đại liện 12,7 mm gắn trên nóc tháp pháo.
Black Panther sử dụng động cơ diesel MTU MB-883 Ka500 công suất 1.500 mã lực. Hệ thống động lực này giúp K2 đạt tốc độ tối đa 70 km/h trên đường nhựa, 50 km/h trên đường gồ ghề, dự trữ hành trình khoảng 480 km.
Video đang HOT
Chi phí chế tạo một xe tăng K2 là 6,9 triệu USD và đây là một trong những loại xe tăng đắt tiền nhất trên thế giới.
Động thái này của Hàn Quốc được cho là để đối phó với Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng bắt đầu triển khai thêm nhiều xe tăng cho lực lượng quân đội nước này từ năm 2005.
Biến động chính trị tại Hàn Quốc những tháng gần đây cũng buộc Seoul phải tăng quân trên biên giới liên Triều.
Hiện tại Triều Tiên được tin là có khoảng 4.500 xe tăng, tức là gần gấp đôi số xe tăng chiến đấu của Hàn Quốc.
(Theo Tiền Phong)
Trung Quốc tập trận chưa có tiền lệ với Campuchia
Giới chức Campuchia đánh giá cuộc tập trận chung với Trung Quốc mang tên Rồng Vàng là hoạt động chưa từng có tiền lệ.
Trung Quốc tập trận chưa có tiền lệ với Campuchia
Thắt chặt tình thâm
Ngày 15/12, tại Học viện Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia, tỉnh Kampong Speu, Quân đội Hoàng gia Campuchia và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã khai mạc cuộc huấn luyện quân sự mang tên "Rồng Vàng 2016".
Tham dự lễ khai mạc, phía Campuchia có Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia, phía Trung Quốc có Tư lệnh Quân đoàn 41 của PLA và Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia.
Phát biểu tại buổi lễ, đại diện hai bên tuyên bố, mục đích cuộc huấn luyện này nhằm trao đổi kinh nghiệm về cứu trợ thiên tai, hoạt động nhân đạo và chống khủng bố, qua đó củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước.
Tướng lĩnh và binh sĩ Trung Quốc, Campuchia tại lễ khai mạc cuộc tập trận Rồng Vàng 2016
Tham gia cuộc huấn luyện có 377 binh sỹ, với 97 binh sỹ của PLA và 280 binh sỹ của Quân đội Hoàng gia Campuchia. Cuộc huấn luyện sẽ diễn ra trong 8 ngày, từ ngày 15 - 23/12.
Tờ Rasmei Kampuchia của Campuchia cho biết Trung Quốc đã đưa các trang thiết bị phục vụ cho cuộc tập trận đến cảng Sihanoukville của tỉnh Sihanouk và đưa đến Học viện Lục quân ở tỉnh Kompong Speu vào sáng ngày 13/12.
Một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết sẽ có 30 xe quân sự, máy bay, trực thăng... và gần 400 quân nhân tham gia cuộc tập trận chung. Cuộc tập trận có sự chứng kiến của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh và Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia Tướng Pol Saroeun.
Thống tướng Chhum Socheat, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia trước đó cũng khẳng định cuộc tập trận nhằm mục đích củng cố sự hợp tác giữa Quân đội Hoàng gia Campuchia và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, trao đổi kinh nghiệm cứu trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và chống khủng bố.
Thống tướng Chhum Socheat cũng khẳng định, cuộc tập trận "Rồng Vàng" lần này sẽ có 4 chiếc máy bay và 1 chiếc trực thăng tham gia. Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia Tướng Pol Saroeun khai mạc cuộc tập trận còn Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh sẽ là người làm lễ kết thúc.
Đại tá Mao Sophan, Chỉ huy trưởng lữ đoàn bộ binh E70 cho biết, lữ đoàn bộ binh này sẽ có 70 binh sỹ tham gia cuộc tập trận này cùng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Khí tài quân sự được Trung Quốc tập kết tại Campuchia trước khi tập trận chung
Trước đó, báo chí Campuchia đã đăng tải thông tin về cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn này. Đây là kết quả cuộc gặp giữa Tướng quân đội Trung Quốc Wang Jiaocheng với Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia, Tướng Pol Saroeun hôm 20/11.
Đồng thời báo chí địa phương cũng dẫn lời một số quan chức quân sự Campuchia cho biết cuộc tập trận với Trung Quốc lần này là "hoạt động chưa từng có tiền lệ ở Campuchia. Tại cuộc gặp trên, Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia Tướng Pol Saroeun đã cho rằng quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Campuchia giờ "chắc như thép".
Cuộc tập trận "Rồng Vàng" 2016 được xem là bước đi mới nhất để Trung Quốc và Campuchia thúc đẩy mối quan hệ quân sự giữa 2 nước.
Trung Quốc từ lâu đã có quan hệ quốc phòng rất tốt với Campuchia, một trong những đối tác quan trọng nhất của Bắc Kinh trong khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc là nước viện trợ quân sự nhiều nhất cho Campuchia và quan hệ quốc phòng giữa hai nước này đã phát triển nhanh chóng trong vài năm qua.
"Tầm cao mới"
Hãng tin Tân hoa xã của Trung Quốc vừa có bài viết dẫn lời giới chức cấp cao và các học giả Campuchia cho rằng năm 2016 là năm quan hệ Trung Quốc - Campuchia đã được nâng lên "những tầm cao mới" nhờ hàng loạt chuyến thăm trao đổi giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
Người phát ngôn Hội đồng Bộ trưởng Campuchia Phay Siphan cho rằng chuyến thăm Campuchia lịch sử của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 10 vừa qua, tiếp sau chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 6 của Quốc vương Norodom Sihamoni, đã khẳng định mối quan hệ thân thiết và hợp tác ngày càng mạnh mẽ giữa hai nước.
Ông Phay Siphan nói: "Trong năm nay, quan hệ Campuchia - Trung Quốc đã đạt những thành tựu tốt đẹp chưa từng có. Quan hệ song phương của chúng tôi nên được coi là tiêu chuẩn vàng cho mối quan hệ giữa các quốc gia".
Ông Phay Siphan cũng hoan nghênh việc Trung Quốc đối đãi công bằng với một quốc gia nhỏ bé như Campuchia và cảm ơn Trung Quốc vì đã hỗ trợ Campuchia trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và giảm đói nghèo.
Một xe quân sự Trung Quốc biểu diễn pha "biến hình" tại ngày khai mạc cuộc tập trận chung
Nghị sỹ Sok Eysan, người phát ngôn của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, cho rằng chuyến thăm của lãnh đạo hàng đầu hai nước đã tạo động lực mới cho Thỏa thuận Hợp tác Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai nước đã thúc đẩy vào năm 2010.
Ông Sok Eysan nói: "Quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc đang ở mức cao nhất. Các chuyến thăm cấp cao gần đây càng củng cố hơn nữa quan hệ đối tác và hợp tác song phương".
Nghị sĩ này bày tỏ rằng mối quan hệ gần gũi giữa hai nước đã đem lại cho Campuchia rất nhiều lợi ích, nhất là trong các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch.
Ông Chheang Vannarith, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Campuchia, đánh giá năm 2016 là năm ghi dấu "những kết quả hợp tác mới".
Ông này nói: "Đây là một năm dấu mốc. Cả hai quốc gia đã đưa quan hệ đối tác chiến lược song phương lên một tầm cao mới. Chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Campuchia đã tạo động lực cho việc củng cố quan hệ song phương toàn diện, từ kinh tế, an ninh cho tới giao lưu nhân dân".
Binh sĩ Mỹ tại Campuchia trong một cuộc tập trận chung mang tên The Angkor Sentinel
Ông Mey Kalyan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Hoàng gia cho rằng quan hệ Trung Quốc - Campuchia trong năm 2016 đã phát triển mạnh mẽ và đúng hướng.
Bên cạnh việc đánh giá cao nguồn vốn ODA của Trung Quốc, ông Kalyan cũng nhắc khéo khi cho rằng "Campuchia cần phải học tập từ những gì Trung Quốc đã và đang đối mặt, cần chú trọng nhiều hơn đến các tác động xã hội và môi trường".
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia với tổng kim ngạch thương mại song phương trong năm 2015 ước tính lên tới 4,4 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt mốc 5 tỷ USD vào năm 2017, theo số liệu của Chính phủ Campuchia.
Trung Quốc cũng là nhà đầu tư lớn nhất tại quốc gia Đông Nam Á này với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn từ năm 1994 tới tháng 10/2016 là hơn 14 tỷ USD.
Trung Quốc là nguồn thu lợi nhuận lớn thứ hai của ngành du lịch Campuchia với hơn 577.300 lượt du khách Trung Quốc tới Campuchia trong 9 tháng đầu năm 2016, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tân hoa xã cũng cho biết Trung Quốc đã giúp Campuchia xây dựng đường sá, với khoảng 1.500 km đường bộ và 7 cây cầu có tổng chiều dài gần 3,1 km.
(Theo Đất Việt)
Hình ảnh tuyệt vời về phụ nữ Việt Nam thời chiến của phóng viên quốc tế Phụ nữ Việt Nam thời chiến toát lên vẻ "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang" nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng có từ ngàn đời của mình. Những người phụ nữ Việt Nam làm ruộng với cây súng trên vai tại một ngôi làng ở Hòa Lộc, Thanh Hóa, tháng 10/1967. Ảnh: Bettman - GettyImages. Nữ du...