Siêu tăng Armata có thể được nâng cấp thành robot chiến đấu
Armata, mẫu xe tăng tân tiến nhất của Nga do Công ty quốc phòng Uralvagonzavod phát triển và sản xuất, sẽ có thể biến thành xe tăng điều khiển từ xa, một đại diện của Uralvagonzavod tuyên bố với tạp chí Technowars.
“Siêu tăng” Armata của Nga. (Ảnh: Sputnik)
Theo Sputnik, Phó tổng giám đốc của Công ty Uralvagonzavod, ông Vyacheslav Khalitov, cuối tuần qua đã phát biểu rằng xe tăng Armata có thể được gắn hệ thống điều khiển từ xa để trở thành robot.
“Có thể là các cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ được tiến hành mà không có sự tham gia của con người, vì vậy chúng tôi trang bị cho Armata khả năng của robot… Tôi nghĩ rằng xe tăng này sẽ phục vụ chúng ta trong suốt thế kỷ XXI”, ông Khalitov cho biết thêm.
Theo ông Khalitov, sự thay đổi trong cách bố trí bên trong kết hợp với tự động hóa robot sẽ giải phóng không gian bổ sung cho đạn dược và nhiên liệu.
“Mẫu Armata đã được trang bị khả năng này ngay từ đầu”, Sputnikngày 1/6 dẫn lời Phó Thủ tướng phụ trách mảng công nghiệp quốc phòng của Nga Dmitry Rogozin.
“Siêu tăng” T-14 Armata đã được Bộ Quốc phòng Nga giới thiệu trước thế giới trong lễ duyệt binh lịch sử kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức tại thủ đô Mátxcơva vào ngày 9/5 vừa qua.
Video đang HOT
Xe tăng T-14 Armata sở hữu khẩu pháo chính 125mm cùng súng máy tự động 7,62 mm và hệ thống phòng không cơ bản. Hồi đầu tháng này, Phó thủ tướng Rogozin từng tiết lộ rằng Armata cũng có thể được trang bị thêm một khẩu trọng pháo 152 mm.
Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cuối tháng trước cho rằng các quốc gia khác sẽ phải tốn nhiều tâm sức mới có thể đuổi kịp xe tăng thế hệ mới T-14 Armata của Nga. Ông nhận định nền công nghiệp chế tạo xe tăng của Nga đang đi trước các nước khác từ 15- 20 năm.
Thoa Phạm
Theo dantri/ Sputnik
Mỹ-Philippines lập tuyến phòng thủ ngăn Trung Quốc vươn tới đảo Guam
Manila và Washington sẽ thiết lập một tuyến phòng thủ nhằm kiềm chế Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương và ngăn chặn Bắc Kinh đe dọa các cơ sở quân sự Mỹ ở đảo Guam, giới phân tích cho hay.
Hình ảnh cho thấy Trung Quốc tiến hành cải tạo đảo trên bãi đá Tư Nghĩa, thuộc quần đảo Trường Sa. (Ảnh: SMH)
Mỹ sẽ có thể sử dụng ít nhất 8 căn cứ quân sự tại Philippines và điều binh sĩ, máy bay quân sự và chiến hạm luân phiên tới đóng quân theo một thỏa thuận quân sự kéo dài 10 năm ký hồi tháng 4 năm ngoái.
Hai trong số 8 căn cứ này sẽ cho phép Lầu Năm Góc triển khai nhanh tới quần đảo Trường Sa tại Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động bồi đắp và tăng cường quân sự trái phép. Các căn cứ quân sự còn lại sẽ là các tiền đồn quan trọng cho phép Mỹ giám sát và hạn chế các bước tiến của quân đội Bắc Kinh.
Hiện các kế hoạch hợp tác quốc phòng đang trong quá trình xây dựng tại thủ đô Washington, Mỹ nhằm trực tiếp thách thức yêu sách ngang ngược trên Biển Đông của Trung Quốc thông qua các tàu chiến và máy bay, đồng thời ngăn cản quân đội Trung Quốc vượt Thái Bình Dương, các nhà phân tích cho hay.
Trung Quốc đã bồi đắp trên 800 ha trên 7 bãi đá ở Trường Sa ở Biển Đông, nơi Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền.
"Người Mỹ biết rằng họ chính là mục tiêu cuối cùng. Một khi Trung Quốc củng cố được vị thế của mình trên quần đảo Trường Sa, họ sẽ tiến đến chuỗi đảo tiếp theo: Đó chính là Guam", ông Jose Custodio, chuyên gia tham vấn của quân đội Philippines, người cũng từng cố vấn cho một công ty quốc phòng Mỹ hợp tác với Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, nhận định.
Đảo Guam ở phía tây Thái Bình Dương là cảng nhà của một hạm đội tàu ngầm Mỹ, đồng thời là một căn cứ chiến lược của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, chuyên hoạt động tại biển Thái Bình Dương.
Theo tờ Inquirer, sách trắng quốc phòng mới được công bố của Trung Quốc "bóng gió" rằng Mỹ chính là đối thủ của nước này khi đề cập đến "một số nước bên ngoài khu vực" đang "can thiệp vào các vấn đề trên Biển Đông".
Xóa bỏ các căn của Mỹ là sai lầm
Mỹ cũng từng có các căn cứ quân sự thường trực tại Philippines, một trong số đó nằm tại vịnh Subic.
Subic, nằm ở phía bắc thủ đô Manila, là căn cứ lớn nhất của quân đội Mỹ nằm bên ngoài nước này, rộng tới 678 km2, có thể so sánh với diện tích của quốc đảo Singapore. Tuy nhiên, đến năm 1992, nước chủ nhà đã lấy lại các căn cứ quân sự này, Subic từ đó được chuyển đổi thành một khu kinh tế, nhưng các tàu hải quân của Mỹ vẫn tiếp tục cập bến tại đây.
Một căn cứ khác của Lầu Năm Góc tại Philippines là Clark, hiện đã trở thành một sân bay quân sự nhưng vẫn là nơi các máy bay trinh sát Mỹ cất cánh và hạ cánh. Tờ Inquirer của Philippines cho hay các máy bay trinh sát P8-A Poseidon của Mỹ, từng bị Trung Quốc xua đuổi bằng 8 lần phát cảnh báo khi phi cơ này bay qua quần đảo Trường Sa, đã cất cánh tại nơi đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói rằng việc xóa bỏ các căn cứ của Mỹ là một sai lầm. "Nếu người Mỹ không rời đi, chúng ta sẽ không ở trong tình huống khó khăn như thế này", ông nói.
Theo ông Gazmin, Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể tới gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham ở ngoài khơi bờ biển tỉnh Zambles của Philippines nếu quân đội Mỹ vẫn có mặt tại Subic.
Người Mỹ khi đó đã sử dụng Scarborough như một "vùng ảnh hưởng", ông Gazmin nói.
Kể từ năm 2012, sau một cuộc đối đầu hải quân căng thẳng với Philippines, Trung Quốc đã thiết lập thế phong tỏa quanh Scarborough/Hoàng Nham, xua đuổi các ngư dân Philippines.
Ông Custodio cho rằng một khi các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa đi vào hoạt động và khi Mỹ ổn định, một tuyến phòng thủ sẽ hình thành ở Biển Đông.
Thoa Phạm-An Bình
Theo Dantri/ST
"Thông minh hóa" vũ khí, trang bị đáp ứng yêu cầu thực tiễn Một trong những thành công nổi bật của Viện Tự động hóa kỹ thuật quân sự (TĐHKTQS) thuộc Viện Khoa học và Công nghệ (KH-CN) quân sự, Bộ Quốc phòng 5 năm qua là đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công, đưa vào sử dụng nhiều hệ thống điều khiển hỏa lực và các sản phẩm phục vụ huấn luyện, diễn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

EU phạt Apple và Meta tổng cộng gần 800 triệu USD

Linh cữu Giáo hoàng Francis được đưa đến Vương cung thánh đường Thánh Peter

'Vũ khí bí mật' của Trung Quốc trong cuộc chiến thuế quan

Một số tập đoàn Mỹ quan ngại về mức thuế quan mới

Ngân hàng Thế giới cảnh báo: Thuế quan cao đe dọa tăng trưởng và cạnh tranh

Trung Quốc lên tiếng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dịu giọng về thuế quan

Cháy rừng lan rộng tại bang New Jersey, Mỹ

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump

Ấn Độ truy tìm thủ phạm vụ thảm sát du khách ở Kashmir khiến 26 người thiệt mạng

Cuộc cách mạng trên chiến trường: Ukraine tìm cách dùng robot bù đắp hiếu hụt nhân lực

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) điều tra nhà sáng lập Klaus Schwab

Mỹ đề xuất Anh giảm thuế ô tô từ 10% xuống 2,5%
Có thể bạn quan tâm

Nhân viên ôm 8,2 tỷ đồng của Bệnh viện Thủ Đức để kinh doanh quần áo
Pháp luật
22:00:49 23/04/2025
Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn
Tin nổi bật
22:00:44 23/04/2025
Mai Ngọc đã hạ sinh con trai đầu lòng, nhan sắc mẹ bỉm sau sinh gây ngỡ ngàng
Sao việt
21:59:54 23/04/2025
Hot: Báo Hàn công bố bạn trai bí mật của "nàng cháo" Kim So Eun, liệu có phải Kim Bum?
Sao châu á
21:56:46 23/04/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Tiểu Vy - Nam Anh đọ sắc "khét lẹt", 1 mỹ nhân gây sốc vì nhan sắc hậu giảm 20kg
Hậu trường phim
21:54:01 23/04/2025
Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu đẹp tới mức không thể tin nổi, chú rể là thiếu gia giàu nức tiếng
Phim châu á
21:48:38 23/04/2025
Áo bra top đã ở một 'tầm cao' mới
Thời trang
21:20:10 23/04/2025
Người yêu cũ của em rể dắt theo 2 đứa con sinh đôi vào lễ đường đám cưới và nói rằng muốn hôn lễ này nát bét như cuộc đời của mình
Góc tâm tình
20:42:10 23/04/2025
Trưởng nhóm ban nhạc huyền thoại gây sốc khi "quỳ lạy" thành viên hát hay nhất BLACKPINK
Nhạc quốc tế
20:25:02 23/04/2025
Cái khó của Đông Nhi
Nhạc việt
20:16:20 23/04/2025