Siêu phẩm “Tứ Linh hội tụ” kết từ 1 tạ nông sản, người dân đến đây ai cũng muốn check-in
Ngày 9/10, tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND TP Hà Nội khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH).
Thủ đô Hà Nội thích thú với tác phẩm “Tứ linh hội tụ” được giới thiệu tại sự kiện OCOP các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng năm 2020.
Ngoài sự kiện Trưng bày, giới thiệu, quảng bá hơn 150 gian hàng sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền các tỉnh ĐBSCH và một số tỉnh, thành khác, người dân Thủ đô còn được thưởng thức các màn trình diễn văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc vùng miền; nghe hát ca trù, hát xẩm, viết thư pháp, nặn tò he, trải nghiệm làm gốm Bát Tràng…,
Sau thời gian 3 ngày, 3 đêm, tác phẩm “Tứ Linh hội tụ” đã được hoàn thành và trưng bày tại sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng.
Đặc biệt, lần đầu tiên tại khu phố đi bộ Trinh Công Sơn cũng trưng bày các tác phẩm sinh vật cảnh tiêu biểu, trong đó tác phẩm được mong đợi nhất là “Tứ linh hội tụ” và trình diễn hơn 200 tác phẩm hoa lan quý hiếm, đột biến có giá trị lớn; trưng bày 66 bức tranh nhân kỉ niệm 66 năm ngày giải phóng Thủ đô và các hoạt động xây dựng nông thôn mới, chương trình OCOP…
Trong đó, tác phẩm “Tứ linh hội tụ” được nhiều người dân Thủ đô chờ đợi. Mặc dù, 19 giờ mới diễn ra chương trình khai mạc, nhưng ngay từ sáng nhiều du khách đã đến thăm quan, mua sắm tại các gian hàng, đặc biệt rất ấn tượng với tác phẩm “Tứ Linh hội tụ”.
Sau khi được chiêm ngưỡng tận mắt tác phẩm “Tứ Linh hội tụ”, nhiều du khách tỏ ra bất ngờ và ngạc nhiên, bởi tác phẩm được các nghệ nhân chế tác hoàn toàn bằng các sản phẩm từ nông nghiệp, như: gạo nếp cẩm, đỗ, ớt, cau, tỏi và trên 10 loại hoa cúc…
Tác phẩm “Tứ Linh hội tụ” được chế tác 100% từ các sản phẩm nông nghiệp như: ớt, tỏi, cau, đỗ, gạo nếp cẩm và trên 10 loại hoa cúc.
Video đang HOT
Để hoàn thành tác phẩm này, đơn vị chế tác đã phải nhập ớt từ Đà Nẵng.
Theo bà Nguyễn Thị Hương Giang – Phó Giám đốc Học viện đào tạo Hoa Tráp Nghệ thuật (đơn vị thực hiện tác phẩm “Tứ linh hội tụ”) cho biết, để hoàn thành xong tác phẩm này, các nghệ nhân phải mất thời gian 3 ngày, 3 đêm.
“Do các chất liệu đều làm từ nông sản tươi nên thời gian không giữ được lâu. Để khắc phục hạn chế này, đơn vị đã phải nhập ớt từ trong Đà Nẵng” – bà Giang chia sẻ.
Tác phẩm “Tứ Linh hội tụ” được người dân Thủ đô Hà Nội rất thích thú.
Theo Ban tổ chức, tác phẩm “Tứ linh hội tụ” mang một ý nghĩa rất lớn nhằm chào mừng kỷ niệm 1010 Thăng Long – Hà Nội, kỷ niệm 66 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10 và Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Ông Vương Xuân Nguyên – Chánh Văn phòng Hiệp hội Sinh vật cảnh Hà Nội cho biết, tác phẩm “Tứ linh hội tụ”, với sắc thái riêng về văn hoá, nghề nghiệp, đặc biệt là thông điệp về sản phẩm OCOP, trong đó hội tụ tất cả những đặc sản của vùng ĐBSH và những tỉnh tham gia chương trình này.
Thậm chí, trên tác phẩm độc đáo này, Ban tổ chức còn gắn mã truy xuất nguồn gốc để khách thăm quan có thể trải nghiệm, biết được quy trình làm ra tác phẩm.
Hà Nội: Họp báo sự kiện quảng bá 150 sản phẩm OCOP, tặng 10.000 cây lan quý cho Vườn Quốc gia Ba Vì
Tại sự kiện này sẽ có 150 gian hàng sản phẩm OCOP và đặc sản vùng đồng bằng sông Hồng; các hoạt động văn hoá, trình diễn ẩm thực vùng miền.
Trong đó, đáng mong đợi nhất là khu trưng bày sinh vật cảnh với những tác phẩm độc nhất vô nhị về hoa lan quý hiếm.
Đó là những thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng điều phối chương trình nông thôn mới (NTM) Hà Nội cho biết tại buổi họp báo chiều 5/10 về Sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh vùng ĐBSH.
Sự kiện sẽ khai mạc vào 20h ngày 9/10, kéo dài đến hết ngày 12/10 tại không gian biểu diễn văn hoá nghệ thuận ẩm thực đường phố, quận Tây Hồ (Hà Nội), nhằm chào mừng kỉ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội; 66 năm ngày Giải phóng Thủ đô; chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kì 2020-2025.
Ông Vương Xuân Nguyên - Chánh Văn phòng Hiệp hội Sinh vật cảnh Hà Nội thông tin về một số hoạt động tại buổi họp báo.
Ông Nguyễn Văn Chí cho biết, trong khuôn khổ sự kiện này sẽ diễn ra một số hoạt động chính: Trưng bày, giới thiệu, quảng bá hơn 150 gian hàng sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSCH) và một số tỉnh, thành khác; Trình diễn văn hoá ẩm thực đậm đà bản sắc vùng miền; Hội thảo kết nối giao thương sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia OCOP với các đại siêu thị trên địa bàn Hà Nội cũng như các tỉnh vùng ĐBSH...
"Bên cạnh các hoạt động chính, Ban tổ chức còn mời các nghệ nhân biểu diễn ca trù, hát xẩm, viết thư pháp, nặn tò he, trải nghiệm làm gốm Bát Tràng..., cũng như là dịp để du khách trong và ngoài nước thưởng thức hương vị ẩm thực của nhà hàng sen Tây Hồ, với vô vàn món ăn đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ" - ông Chí nói.
"Chúng tôi đánh giá đây là sự kiện đặc biệt, bởi lần đầu tiên tại khu phố đi bộ Trinh Công Sơn sẽ trưng bày các tác phẩm sinh vật cảnh tiêu biểu, trong đó tác phẩm được mong đợi nhất là "Tứ linh hội tụ"; trình diễn hơn 200 tác phẩm hoa lan quý hiếm, đột biến có giá trị lớn; trưng bày 66 bức tranh nhân kỉ niệm 66 năm ngày giải phóng Thủ đô và các hoạt động xây dựng nông thôn mới, chương trình OCOP..." - ông Chí cho biết thêm.
Tác phẩm "Tứ linh hội tụ" được kết từ những loại cây trái đặc sản của vùng ĐBSH.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Vương Xuân Nguyên - Chánh Văn phòng Hiệp hội Sinh vật cảnh Hà Nội cho biết, hiện các nghệ nhân đang trong giai đoạn hoàn thiện tác phẩm "Tứ linh hội tụ", với sắc thái riêng về văn hoá, nghề nghiệp, đặc biệt là thông điệp về sản phẩm OCOP, trong đó hội tụ tất cả những đặc sản của vùng ĐBSH và những tỉnh tham gia chương trình này.
Thậm chí, trên tác phẩm độc đáo này, Ban tổ chức còn gắn mã truy xuất nguồn gốc để khách thăm quan có thể trải nghiệm, biết được quy trình làm ra tác phẩm.
"Đặc biệt, lần đầu tiên tại sự kiện sẽ giới thiệu 200 tác phẩm hoa lan quý hiếm của làng nghề Đông La. Hoa lan giờ đây không chỉ là thú chơi, mà còn trở thành 1 trong 4 mặt hàng nông nghiệp chủ lực theo Quyết định 390 của UBND TP.Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác. Hiện cả nước có 50.000ha hoa cây cảnh, thì sản phẩm chủ lực là hoa lan, riêng Hà Nội đang có khoảng 5.000ha, tới đây sẽ nâng tổng diện tích lên khoảng 6.000ha" - ông Nguyên cho biết.
Đặc biệt, theo ông Nguyên, bên lề sự kiện này có khoảng 200 doanh nhân, nhà vườn chuyên sản xuất, kinh doanh hoa lan sẽ hiến tặng 680 giò lan quý hiếm, 10.000 cây lan dược liệu cho Vườn Quốc gia Ba Vì để làm công tác bảo tồn, nhân giống.
Loài lan Thạch hộc tía, vừa là hoa vừa là dược liệu quý, có tác dụng chống lão hóa, phòng ngừa ung thư, tăng cường sức đề kháng, giúp làm giãn mạch máu...
Lan Kim tuyến, còn gọi là lan gấm, cỏ nhung, có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ con người nên bị khai thác kiểu tận diệt, tới mức được đưa vào sách Đỏ Việt Nam. Ảnh minh hoạ
"10.000 cây lan dược liệu này chính là 2 loại Kim tuyến và Thạch hộc tía. Trước đây lan Kim tuyến, Thạch hộc tía mọc nhiều trên dãy Hoàng Liên Sơn, nhưng sau đó bị khai thác vô tội vạ để bán cho thương lái Trung Quốc, dẫn đến nguồn giống lan trong tự nhiên gần như cạn kiệt, quý hơn cả nhân sâm. Do là dược liệu quý nên giá trị 2 giống lan này rất cao, 1kg cây tươi khoảng 3 triệu đồng, còn khi chiết xuất lấy tinh dầu thì giá lên tới 1,3 tỉ đồng/lít" - ông Nguyên thông tin.
Một trong số những giò lan quý sẽ được trưng bày tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn.
Thông tin thêm về Hội thảo kết nối giao thương sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia OCOP, bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội các nhà Bán lẻ Việt Nam cho biết mục tiêu của hội thảo nhằm "kéo" nhà sản xuất đến gần với doanh nghiệp thu mua, hệ thống phân phối, qua đó cung ứng những sản phẩm chất lượng nhất cho người tiêu dùng.
"Với sự quan tâm của các "nhà", chắc chắn hàng hoá nông sản Việt Nam sẽ được quan tâm, phát triển bền vững hơn, nhất là khi các hiệp định thương mại thế hệ mới được kí kết, cơ hội xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sẽ được mở ra" - bà Hậu kì vọng.
Hiệu quả từ chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa là 1 trong 8 tỉnh thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng được Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ triển khai mô hình nước sạch vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn. Chương trình đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực đối với người dân vùng nông thôn. Thông qua đó, giúp cho hàng nghìn hộ...