Siêu phẩm Bugatti Centodieci độc nhất thế giới “đọ dáng” cùng tiền nhiệm EB110SS đặc biệt
Bugatti Centodieci chỉ được sản xuất giới hạn 10 chiếc và đã có khoảng 2 chiếc được xuất xưởng. Gía bán của Bugatti Centodieci vào khoảng 9 triệu USD.
Sau 3 năm phát triển, cuối cùng siêu xe “hàng thửa” Bugatti Centodieci bản thương mại cũng bắt đầu được bàn giao tới tay khách hàng vào tháng 6 vừa qua. Được thiết kế lấy cảm hứng trực tiếp từ chiếc Bugatti EB110 từ đầu thập niên 90 của Thế kỷ XX và chỉ có số lượng sản xuất 10 chiếc, ngay từ khi ra mắt Bugatti cũng đã chụp Centodieci bên cạnh người tiền nhiệm.
Tuy nhiên phải tới nay khi những chiếc xe tới tay khách hàng, Centodieci mới có cơ hội được đứng cạnh chiếc Bugatti EB110SS – phiên bản trực tiếp tạo nguồn cảm hứng để Bugatti tạo ra nó. Bản thân phiên bản EB110 thường vốn đã là một kỳ quan, được tạo ra trong thời kỳ Bugatti thuộc sở hữu của nhà tài phiệt người Ý Romano Artioli – từ năm 1987 tới 1995.
Nếu không tính mẫu sedan siêu sang Bugatti EB112 đang trong giai đoạn thử nghiệm vào lúc Bugatti phá sản, EB110 là sản phẩm thương mại duy nhất được tạo ra khi hãng thuộc quyền kiểm soát của người Ý.
Chọn thời điểm kỷ niệm đúng tròn 110 năm ngày mất của ngài Ettore Bugatti – người sáng lập ra thương hiệu Bugatti, EB110 đã được chính thức ra mắt vào ngày 15/9/1991. Đứng đằng sau EB110 là những con người tài ba nhất trong Thế giới xe hơi: các cựu nhân viên, kỹ sư từ Ferrari cùng nhưng nhà thiết kế xe hơi tiếng tăm.
Tương tự như Bugatti Veyron sau đó, Bugatti EB110 cũng được chế tạo với mục đích trở thành một trong những siêu xe vĩ đại nhất Thế giới. Để làm được điều này, ông Romano Artioli đã không chỉ đầu tư một nhà máy siêu hiện đại, mà còn cho phép đội ngũ nghiên cứu và phát triển có thể tự do “đốt tiền” vào các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, ưu việt nhất vào thời đó.
Khi ra mắt, Bugatti EB110 được coi là một siêu xe đi trước thời đại và nếu nhìn vào bảng thông số kỹ thuật, chiếc xe vẫn rất ấn tượng ngay cả khi so với những siêu xe hiện đại.
2 trong số những ví dụ về tính “cách mạng” của Bugatti EB110 đó là việc tối giản trọng lượng và tối ưu hóa hiệu năng khí động học. Theo ông Federico Trombi – Trưởng phòng nghiên cứu & phát triển của Bugatti lúc đó, Bugatti EB110 là chiếc xe đầu tiên có chassis nguyên khối được làm hoàn toàn từ sợi carbon.
Thậm chí Bugatti đã phải ký hợp đồng với công ty hàng không Aerospatiale để có thể thương mại hóa thiết kế này. Giống như nhiều siêu xe hiện đại, nó cũng có cánh đuôi chủ động với khả năng tự kích hoạt và điều chỉnh dựa vào tốc độ.
EB110 cũng được trang bị hệ dẫn động 4 bánh, thay vì cầu sau như những siêu xe truyền thống. Mặc dù được coi là một “kỳ quan công nghệ” trên 4 bánh xe và được thiết kế nhằm phá vỡ các giới hạn, nhưng EB110 vẫn không hy sinh tính hữu dụng của một phương tiện di chuyển hàng ngày. Triết lý này hiện vẫn tiếp tục được áp dụng cho chiếc Chiron mới nhất, khiến những siêu xe Bugatti hiện đại luôn nổi tiếng bởi sự toàn năng của mình.
Video đang HOT
Phía dưới nắp máy của chiếc xe ở phía sau là khối động cơ V12 có dung tích chỉ 3.5l. Tuy nhiên, động cơ này sử dụng tới 5 xú-páp cho mỗi xi-lanh và đặc biệt là được trang bị tới 4 tăng áp. Mỗi piston có đường kính 81 mm cùng khoảng hành trình 56,6 mm.
Vào thời điểm EB110 ra mắt, những chiếc siêu xe thương mại sử dụng động cơ nạp khí cưỡng bức vốn đã khá hiếm – trong khi cho tới tận ngày nay cũng chỉ có những chiếc siêu xe của Bugatti như Veyron hay Chiron mới được trang bị tới 4 turbo.
Với các giải pháp ưu việt nêu trên, động cơ này đem tới công suất tối đa lên tới 550 mã lực và mô-men xoắn 618Nm – một con số khá lớn ngay cả trong thời điểm hiện nay.
Các tăng áp được cung cấp bởi hãng IHI tới từ Nhật, và trên thực tế EB110 còn có thể đạt công suất lớn hơn nữa nếu Bugatti không cố tình giới hạn áp suất turbo để bảo đảm độ bền bỉ. Kết hợp với động cơ là hộp số sàn 6 cấp và hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian hiện đại, giúp Bugatti EB110 chỉ mất 3,2 giây để tăng tốc từ 0-100km/h và đạt tốc độ tối đa lên tới 343km/h.
Hiện nay, đa phần các siêu xe cũng chỉ có tốc độ tối đa trong khoảng từ 300-340km/h – chỉ có một số ít hypercar và siêu xe thuộc hàng cao cấp mới đạt 350km/h trở lên.
Tuy nhiên, mốc này cũng đã từng được Bugatti đạt tới với Bugatti EB110SS – phiên bản hiệu năng cao của EB110. Trên EB110SS, động cơ đã được nâng công suất lên thành 610 mã lực, khiến chiếc xe chỉ mất 3,2 giây để đạt 0-100km/h trong khi có tốc độ tối đa tròn 350km/h.
Những con số ấn tượng đó đã được Bugatti thu được qua thử nghiệm thực tế trên một chiếc EB110SS bản thử nghiệm có màu bạc và nội thất đen. Thường được biết tới với cái tên “World Speed Record Prototype” nhằm nói lên tham vọng phá vỡ kỷ lục tốc độ tối đa dành cho xe thương mại của hãng, chiếc xe này chính là chiếc EB110SS mà các bạn đang nhìn thấy.
Hiện đang thuộc sở hữu của một nhà sưu tập xe cổ tại Anh, chiếc EB110SS đặc biệt này đã có một chuyến hành trình ngắn và chụp một bộ ảnh bên cạnh hậu duệ trực tiếp của nó.
Không có giá trị lịch sử đặc biệt bằng, nhưng bản thân chiếc Centodieci sánh đôi cùng cũng “độc nhất vô nhị”. Khi đặt hàng chiếc Centodieci này, chủ nhân của nó – tay đua không chuyên người Pháp Francois Perrodo và đồng thời là Giám đốc công ty dầu khí Perenco đã lấy cảm hứng trực tiếp từ World Speed Record Prototype EB110SS.
Chính vì vậy, vị doanh nhân 45 tuổi đã lựa chọn màu sơn bạc tương tự, khiến chiếc Centodieci với số thứ tự sản xuất 5 mà ông sở hữu trở thành chiếc duy nhất trên Thế giới có màu này.
Cả 9 chiếc còn lại đều được sơn màu xanh dương “Fabricca Blu” điển hình của dòng EB110 trước đây, hoặc trắng như khi Bugatti ra mắt xe vào năm 2019. Ngoài ra nó cũng là chiếc Centodieci duy nhất mang logo nguyên bản gắn ở cột B của mỗi chiếc EB110, nhưng lần này to hơn và được dời xuống trước vòm bánh sau.
So với phiên bản ý tưởng ra mắt cách đây 3 năm, Centodieci bản thương mại có một số khác biệt. Phải để ý kĩ, bạn mới có thể nhận ra phần đầu xe đã trở nên nhọn hơn một chút. Lưới tản nhiệt hình móng ngựa đặc trưng của Bugatti cùng các hốc gió phía trước cũng được nới rộng.
Trong khi đó ở hai bên thân xe, mang gió phía sau dè trước đã bị loại bỏ và hốc gió sau cửa kính bên với 5 lỗ tròn – điểm đặc trưng nhất của Bugatti EB110SS đã được thu nhỏ lại.
Dựa trên cơ sở chiếc Chiron nhưng với thân xe “hàng thửa”, Centodieci đã đưa ra những thách thức mới cho các kỹ sư. Lưới tản nhiệt hình móng ngựa nhỏ hơn và phần đầu phẳng hơn có nghĩa là luồng không khí chảy qua xe sẽ hoàn toàn khác với bất kỳ chiếc Bugatti nào từng được bán ra.
Để đảm bảo cảm giác lái chính xác ngay cả ở tốc độ trên 350km/h, những kỹ sư đã tinh chỉnh các cánh khuếch tán phía trước và góc nghiêng cánh phía sau. Vốn có thể điều chỉnh được trên bản ý tưởng, nhưng 2 chi tiết này sẽ được gắn cố định trên mỗi chiếc Centodieci bán ra.
Cũng được thử nghiệm kỹ càng là khả năng giải nhiệt cho động cơ 1577 mã lực, với các két làm mát dầu máy, phanh và hộp số được theo dõi một cách sát sao. Trong các thử nghiệm sâu hơn, gió đập vào thân xe ở nhiều góc nghiêng khác nhau để mô phỏng khả năng phản hồi của Centodieci khi vào cua nhanh với tải trọng thay đổi. Tất cả nhằm bảo đảm 10 chiếc xe tới tay khách hàng sẽ hoàn hảo nhất có thể. Đây là những quá trình mà Bugatti cho biết mọi chiếc xe của hãng phải trải qua – ngay cả khi nó “độc nhất vô nhị” như La Voiture Noire.
Là một tay đua đã từng vô địch Le Mans 24h và 3 chức vô địch chung cuộc giải đua FIA WEC, Perrodo cũng đã có những đánh giá khách quan về cả EB110SS lẫn Centodieci. Bắt đầu từ mẫu xe tiền nhiệm, ông cho biết việc sản xuất thủ công hoàn toàn và giới hạn công nghệ từ thập niên 90 đã khiến cho Bugatti EB110SS có những lỗi kỳ dị – hoặc có thể vì World Speed Record Prototype về cơ bản là một chiếc xe thử nghiệm.
Hệ thống điều hoà của chiếc xe chỉ hoạt động ở vòng tua máy cao, và bản thân động cơ V12 cũng có độ trễ turbo lớn bởi dung tích nhỏ phải cấp khí xả cho 4 tăng áp quay. Mỗi khi trời mưa, kính chắn gió của chiếc xe hấp đầy hơi và ở tốc độ cao, Perrodo nhận xét cabin siêu ồn. Chưa dừng lại ở đó, do hộp số gắn dưới động cơ V12 ở bên phải thân xe nên bệ trung tâm cũng lệch về phía bên phải tới 4cm. Và nếu cao hơn 1,83m, đầu người lái sẽ chạm trần.
Mặc dù đầy khuyết điểm nhưng sau gần 30 năm, Perrodo cảm thấy chúng đã tạo nên “tính cách” đặc trưng cho chiếc xe mà không thể tìm thấy được trên các hypercar hiện đại. Ông đánh giá chiếc xe vẫn tuyệt đẹp, đem tới cảm giác phấn khích bởi tua máy vượt quá 8.000rpm và hệ chassis cùng hệ thống lái xuất sắc.
Perrodo cũng nhận ra điểm chung giữa chiếc Bugatti Centodieci của mình và người tiền nhiệm, đó là cả 2 đều có chất lượng nội thất tiệm cận tới sự hoàn hảo. Theo ông, Centodieci rất rộng, trông “điên rồ” khi nhìn ngoài đời thực và về cơ bản là “tàu vũ trụ trên 4 bánh xe”. Từng trải nghiệm nhiều phiên bản đặc biệt dựa trên Bugatti Chiron, Perrodo cũng nhận xét Centodieci là một chiếc Bugatti Divo mạnh hơn 100 mã lực.
Ông so sánh nó với Bugatti Chiron Pur Sport và đánh giá do tỷ số truyền hộp số ngắn hơn, hệ chassis được cân chỉnh khác biệt và lốp Michelin Pilot Cup 2R, Centodieci sẽ bị Chiron Pur Sport cho “hít khói” trên các cung đường đẹp. Tuy nhiên khi lái bình thường, Centodieci đem tới cảm giác thoải mái hơn. Nó yên tĩnh, dễ lái hơn khi đường ướt và đặc biệt có thể đi được 500km với mỗi bình xăng đầy.
Và rõ ràng trải nghiệm lái của Centodieci sẽ khác biệt so với sự hoang dại của EB110SS. Nhưng bỏ qua sự khác biệt đó, chúng đều đại diện cho những gì tinh tuý nhất của Bugatti ở mỗi thời kỳ trong lịch sử.
Con trai tỷ phú Malaysia "tậu" Bugatti Mistral Roadster hơn 600 tỷ đồng
Thông qua trang cá nhân của mình, con trai ông Chin Jit Pyng đã tiết lộ Mistral Roadster sẽ là thành viên Bugatti tiếp theo gia nhập vào đội xe của gia đình vị đại gia ngành bất động sản Malaysia.
Thông tin về việc một đại gia đến từ Malaysia sẽ là 1 trong 99 vị khách may mắn sở hữu bom tấn Bugatti Mistral Roadster triệu đô mới ra mắt tại sự kiện Monterey Car Week 2022 đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới truyền thông châu Á.
Không ai nghĩ với mức thuế siêu xe Bugatti Mistral Roadster đắt đỏ nhất thế giới, các nhà giàu ở đất nước Malaysia dám mua siêu phẩm Bugatti Mistral Roadster có giá từ 118 tỷ đồng, chưa bao gồm tùy chọn thêm, chi phí vận chuyển về đất nước này và tất nhiên là cả các loại thuế có thể khiến giá xe tăng vọt trên 600 tỷ đồng.
Đến nay, con trai ông Chin Jit Pyng đã đích thân lên tiếng về việc bố mình có mua siêu xe Bugatti Mistral Roadster như các tin đồn trước đó thông tin.
Thông qua trang cá nhân của mình, cậu cả của đại gia Chin Jit Pyng đã đăng tải video xác nhận việc gia đình đã đặt mua chiếc xe Bugatti thứ 4, sau Chiron, Divo đã bàn giao và Bolide dự kiến đến Singapore vào năm 2024 để giao cho đại gia Malaysia này.
Như vậy, thông tin về siêu phẩm Mistral Roadster sẽ là thành viên Bugatti tiếp theo gia nhập vào đội xe của gia đình đại gia ngành bất động sản ở Malaysia là đúng sự thực. Video này cũng cho thấy có đại diện của Bugatti tại châu Á trong buổi ký kết hợp đồng mua xe Bugatti Mistral Roadster.
Ngoài dàn xe Bugatti rất hùng hậu, ông Chin Jit Pyng còn được cho sở hữu hơn 30 chiếc siêu xe, xe cổ, xe siêu sang ở Malaysia, số này có nhiều xe giới hạn như McLaren P1 màu cam, Lamborghini Aventador SVJ63, Ferrari F2tdf...
Ngoài ra, ở 1 công ty chuyên bán siêu xe ở Singapore, đại gia Malaysia còn đang có vài chiếc hypercar được cất tại đây như Chiron, Divo của Bugatti, Porsche 918 Spyder.
Bugatti Chiron Sport 110 Ans hơn 116 tỷ đồng biển Campuchia trên đất Thái Bugatti Chiron Sport 110 Ans Edition chỉ được sản xuất 20 chiếc và là chiếc đầu tiên về Đông Nam Á. Xe thuộc sở hữu của 1 đại gia Campuchia nhưng lại sinh sống ở Thái Lan. Chiếc Bugatti Chiron Sport 110 Ans Edition biển Campuchia được nhập khẩu theo đường hàng không và chủ xe đã cho ra biển số "Boss". Và...