‘Siêu núi lửa’ lớn nhất châu Âu đang tiến tới một vụ phun trào thảm khốc?
Một “siêu núi lửa” đã ngủ yên từ lâu ở Italy đang tiến gần hơn đến khả năng phun trào sau gần sáu thế kỷ.
Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu địa vật lý và núi lửa quốc gia Italy cho biết núi lửa Campi Flegrei ở miền nam nước này đang có nguy cơ phun trào, giống như vụ phun trào ở Mauna Loa, Hawaii (trong ảnh). Nguồn: EPA-EPE
Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Địa vật lý và Núi lửa Italy phối hợp với Đại học College London (Anh), một “siêu núi lửa” ở Italy, mà đỉnh của nó là nơi cư trú của nửa triệu cư dân, sắp phun trào lần đầu tiên kể từ năm 1538. Các nhà khoa học cảnh báo rằng một sự kiện như vậy có thể gây ra hậu quả thảm khốc.
Nghiên cứu đã sử dụng một mô hình nứt núi lửa để giải thích các hoạt động động đất và mặt đất trồi lên trong khu vực. Đã có hàng chục nghìn trận động đất xung quanh núi lửa Campi Flegrei (nằm gần thành phố Naples) và thị trấn Pozzuoli, nằm trên đỉnh Campi Flegrei, đã bị nâng lên khoảng 4 mét do hậu quả của hoạt động địa chất. Theo nghiên cứu, các trận động đất và đất trồi lên đã kéo căng các phần của núi lửa “gần đến điểm đứt gãy”, và mặt đất dường như đang bị nứt ra, thay vì uốn cong. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sự suy yếu của lớp vỏ xung quanh núi lửa Campi Flegrei đang “khiến cho một vụ phun trào có nhiều khả năng xảy ra hơn”.
Campi Flegrei có nghĩa là “cánh đồng cháy”. Ngọn núi lửa này đã “thấp thỏm” hoạt động trong hơn 70 năm qua, với những đợt bất ổn kéo dài tới hai năm xảy ra vào những năm 1950, 1970 và 1980. Trong 10 năm qua, một giai đoạn bất ổn khác đã diễn ra, mặc dù nó được cho là không đáng chú ý như những đợt trước đó.
Video đang HOT
Nghiên cứu kết luận rằng mặc dù Campi Flegrei có thể sắp “nứt vỡ”, vẫn không có gì đảm bảo rằng điều này sẽ thực sự dẫn đến một vụ phun trào. Giáo sư Christopher Kilburn, nhà nghiên cứu khoa học trái đất tại Đại học College London và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Nghiên cứu mới của chúng tôi xác nhận rằng Campi Flegrei đang tiến gần hơn đến sự đứt gãy. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đảm bảo một vụ phun trào [chắc chắn xảy ra]“.
Vị Giáo sư giải thích thêm: “Sự đứt gãy có thể mở ra một vết nứt xuyên qua lớp vỏ, nhưng magma vẫn cần được đẩy lên đúng vị trí để xảy ra một vụ phun trào”.
Minh họa vị trí núi lửa Campi Flegrei và vùng ảnh hưởng.
Phát hiện trên đã được xác nhận bởi Tiến sĩ Nicola Alessandro Pino thuộc Đài quan sát Vesuvius, người đã báo cáo về kết quả theo dõi “cho thấy các phần của núi lửa đang trở nên yếu hơn”.
Ông Pino cho biết: “Điều này có nghĩa là nó có thể bị đứt vỡ mặc dù những áp lực giằng xé lớp vỏ ra xa nhau nhỏ hơn so với trong cuộc khủng hoảng gần nhất cách đây 40 năm”.
Khoảng nửa triệu người Italy hiện đang sống trên vùng trũng tạo thành đỉnh siêu núi lửa này và 1,5 triệu người khác được cho là sống gần bán kính của vụ nổ tiềm tàng. Giáo sư Kilburn cho biết nghiên cứu này, vốn được mô tả là “nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này dự đoán sự nứt vỡ tại một ngọn núi lửa đang hoạt động”, đã đánh dấu “một bước thay đổi trong mục tiêu của chúng tôi nhằm cải thiện dự báo về các vụ phun trào núi lửa trên toàn thế giới.”
Quang cảnh bờ biển thành phố Pozzuoli và núi lửa Campi Flegrei. Ảnh: Getty Images
Ông giải thích: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi áp dụng mô hình của mình, dựa trên cơ sở vật lý về cách lớp đá đứt vỡ, trong thời gian thực cho bất kỳ ngọn núi lửa nào”.
Nhà khoa học Italy lưu ý: “Mô hình lần đầu tiên chúng tôi sử dụng là vào năm 2017 và kể từ đó Campi Flegrei đã hoạt động như chúng tôi dự đoán, với số lượng các trận động đất nhỏ ngày càng tăng cho thấy áp lực từ bên dưới”.
Theo Giáo sư Kilburn, các nhà khoa học “giờ đây sẽ phải điều chỉnh các quy trình của họ để ước tính xác suất các tuyến đường mới được mở ra để magma hoặc khí tiếp cận bề mặt đất”.
Núi lửa Kilauea ở Hawaii (Mỹ) phun trào
Núi lửa Kilauea ở Hawaii (Mỹ) - một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - lại phun trào vào ngày 7/6.
Dung nham phun lên từ miệng núi lửa Kilauea trên đảo Hawaii, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), cơ quan này bắt đầu phát hiện hoạt động của núi lửa Kilauea vào sáng 7/6. Phạm vi phun trào trong Công viên Núi lửa quốc gia Hawaii, cách xa các trung tâm dân cư.
USGS cho biết mức độ khí sulphur dioxide (SO2) thoát ra từ núi lửa Kilauea là mối quan ngại chính, có thể phát tán rộng trong bầu khí quyển, tạo ra một lớp sương mù. Loại sương mù này có thể gây khó thở cho người và động vật, cũng như có thể ảnh hưởng đến mùa màng.
Hoạt động phun trào cũng có thể gây ra hiện tượng được gọi là "tóc của Pele" - cấu trúc sợi thủy tinh rất mảnh được hình thành từ dung nham núi lửa nguội đi trong quá trình phun trào. Các sợi này có thể gây kích ứng da và các vấn đề về mắt. Pele là tên vị thần núi lửa của Hawaii.
Núi lửa Kilauea phun trào chỉ vài tháng sau khi ngọn núi lửa lớn hơn gần đó, mang tên Mauna Loa, phun trào.
Kilauea nhỏ hơn nhiều so với Mauna Loa, nhưng hoạt động mạnh hơn nhiều và thường thu hút du khách đi máy bay trực thăng đến xem trên đảo Lớn của Hawaii. Đây là một trong 6 ngọn núi lửa đang hoạt động trên quần đảo Hawaii. Ngọn núi này phun trào gần như liên tục trong thời gian từ năm 1983 đến 2019.
Núi lửa lớn nhất thế giới tại Hawaii bình yên trở lại sau đợt phun trào nhiều tuần lễ Núi lửa lớn nhất thế giới Mauna Loa tại đảo Hawaii (Mỹ) đã bình yên trở lại sau một đợt phun trào kéo dài nhiều tuần lễ. Núi lửa Mauna Loa tại đảo Hawaii (Mỹ) ngừng phun trào, ngày 12/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là đợt phun trào đầu tiên trong gần 4 thập kỷ qua. Theo các nhà khoa học, Mauna Loa đã...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Italy bắt giữ nhiều thành viên băng nhóm mafia khét tiếng

Nga phạt tiền ngân hàng sử dụng ứng dụng nhắn tin WhatsApp

Pháp trục xuất 12 nhân viên ngoại giao Algeria

Nổ súng tại trường học Mỹ làm 4 học sinh bị thương

Vợ chồng cựu Tổng thống Peru Ollanta Humala bị tuyên án tù trong đại án tham nhũng

Khoáng sản chiến lược vào tầm ngắm thuế quan của Tổng thống Trump

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

An ninh năng lượng châu Âu: Bài toán khó giữa khí đốt Nga rẻ và LNG Mỹ đắt đỏ

Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong kiến trúc khu vực

Mới nóng đầu mùa, Nam Á đã phải trải qua nhiệt độ vượt ngưỡng chịu đựng

WHO họp hoàn thiện hiệp ước phòng chống đại dịch trong tương lai

Mỹ đẩy mạnh khai thác khoáng sản tại Trung Á: Bước đi chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc?
Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 16/04: Cự Giải khó khăn, Ma Kết nóng vội
Trắc nghiệm
11:53:00 16/04/2025
Đánh thức 'viên kim cương xanh' du lịch Quảng Bình
Du lịch
11:50:13 16/04/2025
Đám cưới lạ kỳ được chia sẻ nhiều nhất hôm nay: Metro, buýt 2 tầng và dàn bê tráp "soái Tây"
Netizen
11:25:45 16/04/2025
Doãn Quốc Đam, MC Hoàng Linh im lặng giữa ồn ào nghi quảng cáo sữa giả
Sao việt
11:21:02 16/04/2025
Xét xử cựu Phó Vụ trưởng gợi ý DN chi tiền đổi nhà sang biệt thự ở Tây Hồ
Pháp luật
11:13:27 16/04/2025
Độc lạ "xổ số" nghĩa vụ quân sự Thái Lan: Phụ nữ chuyển giới tích cực góp mặt, mong thành người nổi tiếng
Lạ vui
11:01:17 16/04/2025
Netflix thử nghiệm tính năng tìm kiếm AI dựa trên cảm xúc
Thế giới số
10:59:45 16/04/2025
Lộ ảnh tiểu thư Quỳnh Anh - vợ Duy Mạnh mặt mộc thiếu son phấn, visual khác lạ ra sao?
Sao thể thao
10:24:48 16/04/2025
Cặp đôi cô giáo - huấn luyện viên gây sốt Trung Quốc: Đẹp xé truyện bước ra, tưởng không hợp mà hợp không tưởng
Hậu trường phim
10:21:38 16/04/2025
Choáng váng trước cảnh tượng hàng dài fan chờ xem xử án nam ca sĩ Gen Z bị tố quấy rối tình dục
Sao châu á
10:18:20 16/04/2025