“Siêu” nông dân “rốn phèn” làm nông nghiệp công nghệ cao với máy bay
Không chỉ dừng ở việc sản xuất ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp bước đầu, tại “rốn phèn” Đồng Tháp Mười (Long An), một số nông dân mạo hiểm đột phá sâu vào lĩnh vực công nghệ cao.
Câu chuyện HTX An Long (Đức Hòa) chuẩn bị mua máy bay không người lái làm dịch vụ nông nghiệp gây nhiều chú ý, mặc dù còn vướng víu “giấy phép bay”. Nhiều nông dân cho rằng, đây là một bước đột phá mới khi nông dân lấn sâu vào lĩnh vực khá tốn kém này.
HTX An Long chuẩn bị mua máy bay để làm dịch vụ nông nghiệp.
Đột phá…
“Nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động tại địa phương, và hạn chế đầu vào sản xuất…, HTX quyết định mua máy bay để hỗ trợ sản xuất và làm nông nghiệp”, Chủ tịch HĐQT HTX An Long Vương Trọng Nghĩa bộc bạch.
HTX An Long mới được thành lập hơn năm nay và không nằm trong diện được hỗ trợ chính sách phát triển công nghệ cao của tỉnh Long An. Hiện, HTX An Long có 52 thành viên với hơn 70ha đất. Ngoài sản xuất lúa an toàn, HTX còn sản xuất rau màu cung cấp cho thị trường.
“HTX không thuộc diện được hỗ trợ tài chính của tỉnh, nhưng chúng tôi quyết tâm mua máy bay không người lái với kinh phí khoảng 500 triệu đồng/chiếc”, ông Nghĩa thông tin.
Theo ông Nghĩa, việc dùng máy bay không người lái phun thuốc BVTV trên đồng lúa là nhằm tiết kiệm thời gian, công lao động, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, giảm chi phí, tránh hư lúa, tránh lây lan bệnh…, và cũng chuẩn bị làm dịch vụ nông nghiệp sau này.
Ông Nghĩa tính, nếu như trước đây, mỗi ha lúa phải mất 250 lít thuốc BVTV và mất hàng giờ phun bằng tay, thì giờ đây nếu dùng máy bay phun thuốc chỉ mất 10 lít thuốc/ha, và mất khoảng 30 phút/ha.
Video đang HOT
Ở “rốn phèn” này, giờ đây tại xã Thạnh An (Thạnh Hóa) cũng đã tính đến việc cần công nghệ, kỹ thuật cao hỗ trợ.
Mô hình trồng chuối công nghệ cao của ông Võ Quan Huy-người được mệnh danh là “siêu” nông dân được tỉnh Long An xem là mô hình điểm.
Ông Trang Văn Tốt – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FreFarm cho biết, công ty quyết định đầu tư bước đầu hơn 100 tỉ đồng với diện tích khoảng 71ha, cùng hơn 200 nhân sự để sản xuất các loại nông sản sạch phục vụ thị trường Việt Nam và xuất khẩu.
Mục tiêu sắp tới của công ty sẽ mở rộng diện tích dưa lưới lên 20ha, áp dụng quy trình sản xuất theo GlobalGAP để xuất khẩu.
Theo ông Tốt, quy trình sản xuất dưa lưới được chuẩn hóa từ khâu xây dựng kết cấu hạ tầng đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Hạt giống được chọn lựa từ những nước có tiêu chuẩn nông nghiệp hàng đầu thế giới, như: Nhật Bản, Israel.
Kỹ thuật trồng trọt công nghệ cao được chuyển giao từ Đại học Nông Lâm TP.HCM. Nông sản sau khi thu hoạch được bảo quản tự nhiên bằng công nghệ cấp đông cao cấp của Nhật Bản.
Khởi sắc…
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Long An, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 380ha diện tích áp dụng hệ thống tưới nước tiên tiến. Các mô hình này chủ yếu tập trung cho khu vực vùng rau, thanh long, chanh… Có hơn 40 mô hình vùng rau, thanh long ứng dụng CNC do chính quyền hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhiều mô hình do dân tự thực hiện do thấy tính hiệu quả của giải pháp.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An Đinh Thị Phương Khanh cho biết, ngoài 3 cây trồng chủ lực (lúa, thanh long, rau) thì con bò cũng được tỉnh đầu tư, hỗ trợ và bước đầu mang lại hiệu quả đáng kể.
Dưa lưới – một cây ăn quả “khó tính”, đã xuất hiện ở “rốn phèn” Đồng Tháp Mười.
Các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao đã tiết kiệm được chi phí, như: mô hình lúa tiết kiệm 1,5-2,5 triệu đồng/ha; với mô hình rau, lượng phân bón vô cơ giảm từ 100-400kg/ha, năng suất tăng 5-20%,…, lợi nhuận cao hơn 2-7 triệu đồng/1.000m2 so với ngoài mô hình.
“Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực mới, không chỉ đầu tư nguồn vốn mà còn phải thay đổi tư duy sản xuất truyền thống sang phương thức sản xuất mới. Những năm qua, các mô hình sản xuất này đã và đang ngày càng được nhân rộng với những tín hiệu khả quan, mang lại nhiều khởi sắc cho nông dân”, bà Khanh đánh giá.
Theo Danviet
"Mái nhà, góc phố" giúp TP.HCM trình diện NNCNC trong 5 năm tới
Tại cuộc Hội thảo "Mô hình ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và khả năng áp dụng cho TP.HCM", ngày 30.10, ông Từ Minh Thiện-Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) khẳng định, 5 năm nữa TP.HCM sẽ hình thành nền NNCNC.
Cũng theo ông Thiện, NNCNC của TP sẽ rõ nét hơn trong đô thị, khi mà đất nông nghiệp ngoại thành mất dần do công nghiệp hóa, đô thị hóa. Lúc ấy, nông nghiệp của TP hầu như không còn làm theo kiểu truyền thống nữa mà khu trú dưới "mái nhà, góc phố", được ứng dụng công nghệ cao để sản xuất và tự cung, tự cấp.
"5 năm nữa TP sẽ lộ diện nền NNCNC, sẽ nhận thấy rất rõ ràng" ông Thiện tự tin.
Trong trang trại nuôi cá cảnh CNC xuất khẩu của Công ty Vina Fish Farm (TP.HCM)
Theo các chuyên gia nông nghiệp, để hình thành nền NNCNC cần có 2 điều kiện: tư duy nông dân và công nghệ. Tuy nhiên, ông Thiện thừa nhận, về tư duy làm NNCNC của hơn 300.000 hộ nông dân ở TP hiện nay vẫn đang ở mức khá thấp.
"Tôi lạc quan về công nghệ hơn. Hiện, TP có những mô hình làm nông được đầu tư CNC rất tốt. Công nghệ ở đây thuộc loại tiên tiến của thế giới. Có thể xem, những mô hình này đứng vào top đầu của Đông Nam Á. Có doanh nghiệp đầu tư NNCNC đã sản xuất công nghệ bán ra nước ngoài", ông Thiện thổ lộ.
Trồng dưa lưới CNC tại TP.HCM.
Từ đầu năm đến nay, Thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả 7 chương trình đột phá và 21 chương trình, đề án, chính sách của ngành, đó là Chương trình phát triển rau an toàn, hoa cây cảnh, bò sữa, bò thịt, giống cây - con chất lượng cao, cá cảnh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, xúc tiến thương mại, chuỗi an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Mô hình trồng ớt ƯDCNC xuất khẩu tại TP.HCM. Ảnh. Bà Nguyễn Thị Kim Xuân-chủ trang trại.
Việc ban hành các chương trình, cơ chế, chính sách đặc thù đã giúp cho người dân, doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào sản xuất NNCNC tăng nhanh. Trong 6 tháng đầu năm nay, TP đã phê duyệt 54 quyết định cho 142 hộ được hỗ trợ lãi vay với tổng vốn đầu tư 168 tỷ đồng, tổng vốn vay trên 109 tỷ đồng.
Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, tính đến thàng 8.2018, TP đã chứng nhận VietGAP cho hơn 1.100 tổ chức, cá nhân, với tổng diện tích canh tác hơn 900ha, tương đương gần 5.000ha diện tích gieo trồng. Sản lượng dự kiến gần 120.000 tấn/năm.
Theo Danviet
Long An quyết dạy nông dân nuôi bài bản con "5 ăn-5 thua" Tỉnh Long An quyết định tổ chức dạy nghề ương cá tra giống cho nông dân. Đây là một loại vật nuôi rủi ro khá cao gây nhiều tổn thất cho nông dân trên địa bàn thời gian qua. Theo bà Đinh Thị Phương Khanh-Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An, đây được xem là cách hỗ trợ bà con nông dân...