“Siêu năng lực” giúp cá hề có thể nhìn thấy tia UV
Cá hề hay còn được gọi là cá hải quỳ (tiếng Anh: Amphiprioninae hay Clownfish) vừa được khám phá một khả năng kì lạ đó là có thể nhìn thấy tia UV hay tia cực tím.
Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Queensland (UQ) và Maryland đã phân tích gene của loài cá này, protein mà chúng mã hóa và giải phẫu vật lý để tìm ra những gì chúng có thể nhìn thấy.
Cá hề có khả năng đặc biệt đó là nhìn thấy tia cực tím.
“Trong một phần của mắt cá hề nhìn về phía trước, các tế bào cảm quang phát hiện sự kết hợp giữa ánh sáng tím và tia cực tím.
Chúng dường như rất giỏi trong việc phân biệt màu sắc và rất giỏi nhìn thấy tia cực tím và có vẻ như chúng sử dụng nó rất nhiều”, tiến sĩ Fanny de Busserolles, thuộc Viện não UQ, Queensland (QBI), cho biết.
Nhóm nghiên cứu nghĩ rằng khả năng này có hai tác dụng với cá hề. Một là để phát hiện bạn bè. Hai là tìm kiếm thức ăn. Các sọc trắng đặc trưng của cá hề phản chiếu ánh sáng tia cực tím, khiến chúng nổi bật với những loài cá có thể nhìn thấy tia UV.
Video đang HOT
“UV về cơ bản là một kênh bí mật mà chỉ những con cá nhỏ này có thể sử dụng để nói chuyện với nhau”, nhà khoa học QBI, tiến sĩ Fabio Cortesi nói.
Nhóm nghiên cứu lưu ý trong báo cáo của họ rằng cá hải quỳ biết cách bảo vệ lãnh thổ, và sẵn sàng tấn công đối với những kẻ xâm nhập vào ngôi nhà của chúng. Khả năng nhìn thấy ánh sáng tia cực tím có thể giúp chúng đánh giá những kẻ xâm nhập tiềm năng.
Ngoài việc nhận ra nhau, các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng thị giác đặc biệt của cá hề giúp chúng xác định các động vật phù du mà chúng ăn. Những sinh vật nhỏ bé này không thích hấp thụ tia UV.
Phát hiện mới của các nhà nghiên cứu được cho sẽ rất hữu ích bởi trong tương lai chúng sẽ cho chúng ta biết liệu các loài khác trong nhóm này có hệ thống thị giác tương tự hay không.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Bí mật về bộ tộc sống thọ, trên 90 tuổi vẫn sinh con
Bộ tộc Hunzas sống trong một thung lũng dọc theo dãy núi Himalaya ở điểm cực bắc của Ấn Độ, tách biệt với thế giới bên ngoài, ở độ cao 3.000 m so với mặt nước biển. Ở nơi đây, khoảng cách tuổi tác của cha con có thể lên đến 90 tuổi; phụ nữ 80 trông trẻ như 40 và suốt 900 năm qua chưa từng có ai mắc ung thư.
Bộ tộc Hunzas có khoảng 30.000 người, sống dọc theo dãy núi Himalaya ở mũi phía bắc của Ấn Độ. Họ sống trong một thung lũng tách biệt với thế giới bên ngoài, ở độ cao 3.000m so với mặt nước biển. Ở đó, khoảng cách cha con có thể lên tới 90 tuổi. 100 tuổi vẫn được coi ở độ tuổi trưởng thành, phụ nữ 80 tuổi trông trẻ như mới ngoài 40. Những cụ ông, cụ bà 130 tuổi vẫn lao động hăng say và nhiều người sống tới 145 tuổi, tuổi thọ trung bình ở đây là 120 tuổi.
Người dân nơi đây ăn uống thanh đạm, do tác động lớn của điều kiện khí hậu và địa lý. Mọi người chỉ ăn 2 bữa/ngày. Triết lý ăn uống của người Hunzas là "hãy coi thức ăn là thuốc tốt nhất". Chế độ ăn của bộ tộc này tương tự như chế độ ăn kiêng của Hippocrates, cha đẻ của y học hiện đại, người đã sống hơn 2.000 năm trước ở Hy Lạp cổ đại. Bộ tộc Hunzas ăn bữa đầu vào lúc 12h trưa.
Người Hunzas chỉ ăn thịt trong những dịp đặc biệt quan trọng như đám cưới hay lễ hội, và mỗi người chỉ dùng 1 miếng nhỏ.
Hàng ngày, người Hunzas uống nước tan chảy từ các dòng sông băng, thứ nước có nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể.
Người Hunzas thường đi ngủ từ chập tối và bắt đầu dậy làm việc từ lúc 5h sáng với tốc độ ổn định, tránh bị kiệt sức. Một phần ngủ sớm vì họ không có điện, dầu, phần vì muốn hấp thụ ánh sáng mặt trời, hoà nhập với thiên nhiên.
Mỗi năm một lần, người Hunzas chỉ sống bằng việc uống nước ép quả mơ khô trong suốt 2-4 tháng. Đó là truyền thống được tổ tiên truyền lại và vẫn được giữ vững cho đến bây giờ. Quả mơ chứa một hàm lượng lớn Amygdalin (vitamin B-17), chất có đặc tính chống ung thư 1 cách hiệu quả. Các nhà khoa học đã đồng tình cho rằng, đây chính là bí quyết sống thọ và nói không với bệnh tật của họ.
Đỗ Hợp
Theo Tiền phong
Hoa hướng dương nhân tạo có thể tự uốn cong hướng về phía ánh sáng Một nhóm các kỹ sư từ Mỹ vừa thiết kế thành công các tấm pin Mặt trời bắt chước khả năng hướng theo ánh sáng Mặt trời của hoa hướng dương, thông qua việc sử dụng công nghệ nano thông minh. Bằng cách chế tạo các vật liệu đặc biệt thành các cấu trúc mỏng, các nhà khoa học đã tạo những "cọng...